Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

doc 9 trang sangkien 8180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_gia.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

  1. Đỗ Quốc Khánh - Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc I . ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi Công Nghệ Thông Tin càng phát triển mạnh thì việc phát ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Công Nghệ Thông Tin bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số trường học đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập như các môn học khác. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chống nâng cao chất lượng, việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy, vào quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc giảng dạy, quản lý của mình trong công tác giáo dục trong nhà trường. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, Công Nghệ Thông Tin có tác dụng mạnh mẽ, nó làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Công Nghệ Thông Tin là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Công Nghệ Thông Tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho Công Nghệ Thông Tin. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học Công Nghệ Thông Tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Giáo Dục và của Sở Giáo Dục và Đào Tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường ở mọi cấp học trong một vài năm tới, tôi đã mạnh vạn học tập và đưa Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy hai năm nay. Nhưng làm thế nào để ứng dụng Công Nghệ Thông Tin hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề mà bất cứ một môn học nào cũng gặp phải khi có ý định đưa Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy. Trong bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử nghiệm trong các năm học vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình trong thời gian sắp tới. Trang 1
  2. Đỗ Quốc Khánh - Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Yêu cầu cần thiết để sử dụng Giáo Án Điện Tử Mặc dù Giáo Án Điện Tử chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến, nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng Giáo Án Điện Tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột? Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người Thầy cần phải: - Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint. - Biết cách truy cập Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh.(Paint, Photoshop). - Biết cách sử dụng projector.(Máy chiếu) Ban đầu nghe thì có vẻ rất phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy phải bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì cần hoàn thiện hơn cho tiết dạy của mình. Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về Công Nghệ Thông Tin liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu nào đó khi không còn dùng? Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình. Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các Giáo Án Điện Tử được trình bày trên màn chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, chúng tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Trang 2
  3. Đỗ Quốc Khánh - Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc Ngoài những nội dung trên, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ.Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh của các đối tượng (văn bản,hình ảnh ) được thiết lập có thứ tự. Có thể dòng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên rơi xuống chẳng hạn trong giờ học toán khi tổ chức trò chơi, giáo viên cho học sinh đoán kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng,đồng thời tăng khả năng tư duy cuả học sinh. Ngoài ra, đặc điểm này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nôi dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giaó viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn. Đối với các môn học như lịch sử, địa lý, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình minh họa. Có thể là hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình ảnh các vùng kinh tế, diện tích lãnh thổ của vùng văn hóa nào đó Nếu chỉ trình bày suông, tôi nghĩ cũng chẳng có vấn đề gì cả, nhưng tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm Giáo Án Điện Tử chúng ta lại không làm bài tập phong phú hơn? Hiện tại những hình ảnh minh họa cho các nội dung nói trên tương đối nhiều trên Internet. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh hoạ cho bài giảng thì người thầy nào cũng sẵn lòng cả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin.Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta cần hình ảnh của một hình lập phương để minh họa trong giờ học toán nhưng hình ảnh chúng ta lấy từ internet lại quá nhỏ hay nó lại nằm chung với một hình khác .Như vậy chúng ta bó tay , không cần minh họa hay vẽ lên bảng hay tìm một hình khác cho đến khi vừa ý? Không, giải pháp đơn giản hơn là chúng ta có thể phóng to hình này lên hay xén lại hình để chỉ lấy phần hình thoi. Hay để tăng thêm tính thuyết phục, tính chất thực của các sự kiện , giáo viên dạy lịch sử có thể thông qua các đoạn phim tư liệu. Vậy chúng ta thực hiện các công việc trên bằng cách nào? Điều này đòi hỏi giáo viên cần biết một ít kỹ thuật để xử lý màu sắc, cắt xén ảnh, các đoạn phim, đoạn nhạc một cách hợp lý . Hoặc trong giờ học ngoại ngữ, giáo viên có thể lấy các hình ảnh minh họa và cho các em nghe các bài đọc của người bản xứ . Có như thế bài giảng sẽ sinh động hẳn, các em lại nhớ được các từ vựng và phát âm chuẩn hơn. Có thể đây là thao tác tương đôí phức tạp nhưng nó mang lại tính hiệu quả cao trong công tác giảng dạy . Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu(projector). Nghĩa là dù muốn hay không giáo viên buộc phải biết cách sử Trang 3
  4. Đỗ Quốc Khánh - Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính và điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn chiếu giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn, khả năng tiếp thu cao dẫn đến hiệu quả tiết dạy đạt chất lượng cao hơn Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ các Giáo Án Điện Tử mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Tuy nhiên, tối thiểu người dạy phải có một kiến thức nhất định chẳng hạn như sử dụng được phần mềm trình diễn PowerPoint, khả năng kết hợp các thao tác trên phần mềm này để tạo ra các hiệu ứng sinh động để trình bày bài giảng . 2. Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện Giáo Án Điện Tử Hiện tại, một số trường đã áp dụng GAĐT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nừu chưa thì áp dụng thế nào cho đúng quy trình để chuẩn bị cho một GAĐT. Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là chúng ta nghĩ chúng ta sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài. Chúng ta cần nhớ một điều: Slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tuỳ theo từng môn học, chúng ta có thể bổ xung các công thức, hình ảnh minh hoạ một cách hợp lý. Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nừu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay slide kia đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Công đoạn đưa nội dung vào các slide giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, mầu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày dưới dạng nội dung ăn bản một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn vào slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide. Nừu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, giáo viên có thể in ra một bản để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo. Sử dụng Giáo Án Điện Tử cũng có nghĩa giáo án truyền thống được lãng quên. Chúng ta hãy nhìn lại xem trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày những gì? Phải chăng là tất cả nội dung bài giảng ? Vậy thì đối với Giáo Án Điện Tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa một só nội dung văn bản, hình Trang 4