Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi cho phần Lets talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học

doc 24 trang sangkien 8280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi cho phần Lets talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_cho_phan_lets.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi cho phần Lets talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học

  1. SKKN năm học 2010 - 2011 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đề tài sáng kiến kinh nghiệm I- Sơ yếu lý lịch - Họ và tên: Phạm Thị Thanh Huyền - Ngày, tháng, năm sinh: 04/9/1976 - Năm vào ngành: Năm 1997 - Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu Học Thanh Cao huyện Thanh Oai- Thành Phố Hà Nội - Trình độ chuyên môn: Đại học - Hệ đào tạo: Tại chức - Ngoại ngữ: Tiếng Anh - Khen thưởng: Giáo viên giỏi cơ sở năm học 2003 - 2004, 2004 - 2005, 2006 - 2007, 2007 – 2008, 2008- 2009. Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 1 Trường TH Thanh Cao
  2. SKKN năm học 2010 - 2011 II- Nội dung đề tài: 1. Tên đề tài: Tổ chức một số trò chơi cho phần Let’s talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học 2. Lý do chọn đề tài: Chúng ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là từ khi gia nhập WTO thì Tiếng Anh và Tin học là những yếu tố rất cần thiết, đặc biệt có giỏi Tiếng Anh thì mới học tốt môn Tin học, truy cập Internet có hiệu quả và đó cũng là phương tiện hữu hiệu để chúng ta giao tiếp với con người ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nhưng để đạt được thành quả nào thì chúng ta đều phải có xuất phát điểm của nó, mỗi chúng ta phải có vốn kiến thức cơ bản. Vì vậy, điều mà tôi quan tâm là phải đào tạo các em học tốt môn Tiếng Anh ngay từ bậc Tiểu học. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng, đối với môn tiếng Anh ở Tiểu học thì cả 4 kỹ năng nghe (Listening skill), nói (Speaking skill), đọc (Reading skill); viết (Writing skill) đều quan trọng nhưng điều mà chúng ta cần lưu ý hơn cả vẫn là kỹ năng nói vì mục đích chính của Tiếng Anh tiểu học là làm thế nào để các em có thể giao tiếp hàng ngày bằng những kiến thức đơn giản nhất. Để giúp học sinh có thể giao tiếp được thì chỉ bằng cách thông qua kỹ năng nói và đặc biệt là phần “Let,s talk” để gây hứng thú cho học sinh không những phát triển được khả năng giao tiếp mà còn bổ trở đắc lực cho các kỹ năng khác, cũng như tạo một tiền đề vững chắc cho vốn kiến thức của các em trong những năm học tiếp theo. Chính vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài này. 3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài. - Phạm vi: Học sinh lớp 5A; 5B, 5C, 5D Trường TH Thanh Cao. - Thời gian: Đề tài được thực hiện trong nhiều năm học Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 2 Trường TH Thanh Cao
  3. SKKN năm học 2010 - 2011 III- Quá trình thực hiện đề tài: 1. Khảo sát thực tế: 1.1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài. Qua tình hình thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học Thanh Cao từ năm 1997 đến nay, tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều rất lúng túng trong việc thực hành nói ở phần Let’s talk ( freer) . Nếu học sinh chỉ thực hành nói thông qua cấu trúc câu và từ vựng đã được học một cách đơn thuần thì giờ học kém sôi nổi và giảm dần hứng thú đối với học sinh, nếu được thực hành nói thông qua trò chơi thì giờ học sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. 1.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Thực hành Thực hành Thực hành Thực Lớp Sĩ số tốt khá trung bình hành yếu 5A 30 5 7 9 9 5B 33 7 12 7 7 5C 25 2 5 8 10 5D 26 3 9 9 5 2. Những biện pháp thực hiện (nội dung chủ yếu của đề tài). 2.1- Trước hết muốn học sinh thực hành phần “Let ’s talk” tốt ta phải thực hiện các kỹ năng cần thiết sau: a. Xác định ngữ cảnh và nội dung giao tiếp: Xác định được ngữ cảnh và nội dung giao tiếp, xác định được đoạn hội thoại có mấy nhân vật (How many people?) đó là nhân vật nào? (Who are they?) ai nói với ai (Who are talking?), và sẽ là thành công nhất khi học sinh trả lời được câu hỏi "How?” những người đang hội thoại trong hoàn cảnh nào, đoạn hội thoại có mấy nhân vật, ai nói với ai? Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 3 Trường TH Thanh Cao
  4. SKKN năm học 2010 - 2011 Ví dụ 1: Unit 5: Sports and games Section A. 1) Look, listen and repeat (page 46) Bước 1: Học sinh phải trả lời câu hỏi: 1. How many people are there in the picture? There are three people? 2. Who are they? They are Lili, Alan and Linda. Bước 2: Học sinh phải trả lời câu hỏi: Where? (ở đâu) Where are LiLi and Alan? They are in the classroom Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 4 Trường TH Thanh Cao
  5. SKKN năm học 2010 - 2011 Where is Linda? She is in the schoolyard. Bước 3: Học sinh phải trả lời được câu hỏi "What are they doing?" + Linda is playing skipping rope + Li Li and Alan are talking. Giáo viên có thể gợi mở để học sinh đoán xem họ nói chuyện về nội dung gì? Ví dụ 2: Unit 9: Activities for Next Sunday Section B 1) Listen and repeat (Page 86) Bước 1: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 5 Trường TH Thanh Cao
  6. SKKN năm học 2010 - 2011 1. How many people are there in the picture? There are four people. 2. They are Mai, Nam and Mai's parents. Bước 2: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi "Where" theo ý của học sinh: Ví dụ: 1 bãi cỏ, 1 cánh rừng hoặc một vùng ngoại ô Bước 3: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: What are they doing? + Mai and Nam are playing badminton. + Mai's mother is cooking meal. + Mai's father is taking photos. Bước 4: Xác định được đoạn hội thoại giữa Lili và Mai, họ nói về dự định cho cuộc picnic Chủ nhật tới. Điều quan trọng là học sinh trả lời được câu hỏi "How's the weather" It's sunny. * Lưu ý: Các bước này học sinh tự khám phá, giáo viên chỉ là người gợi ý. Tổng hợp ý kiến thì mới kích thích sự tò mò của học sinh và khắc sâu được tình huống cụ thể của bài hội thoại. b. Dạy từ vựng. Thường thì trong mỗi đoạn hội thoại bao giờ cũng có từ mới, học sinh sẽ không hiểu ý nghĩa của hội thoại nếu không biết nghĩa của từ và sẽ khó khăn hơn khi thực hành đọc và nói. Một điều mà tôi luôn trăn trở là khi dạy từ thì phải tìm ra phương pháp phù hợp nhất để học sinh cảm thấy hứng thú khi thực hành hội thoại, dễ hiểu và lại nhớ từ mới một cách hiệu quả nhất. Dựa vào những kiến thức đã được học ở môn giáo học pháp trong trường sư phạm và bằng kinh nghiệm bản thân tôi dùng các phương pháp giới thiệu từ sau: Ví dụ: Cách 1: Gesture (hành động) Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 6 Trường TH Thanh Cao
  7. SKKN năm học 2010 - 2011 - a headache: đau đầu Unit 7: My Health - a cough: họ - a cold: cảm lạnh - skipping rope: nhảy dây Unit 5: Sports and Games - swimming: bơi - turn left : rẽ trái Unit 12: Directions and Road Signs - turn right: rẽ phải Cách 2: Explaination - Giải thích - English: Tiếng Anh, Người Anh Unit 1: New - Singaporean: Tiếng Singapore, người Friends, New Singapore. Places) - cook lunch: nấu bữa trưa (Unit 9: Activities for Next Sunday) - School Festival: Ngày hội trường (Unit 6: Seasons and Weather). Cách 3: Real abject (dùng vật thật) - aspirin: thuốc - head: đầu - Unit 7: My health - eye: mắt - ear: tai - Badminton: cầu lông - Unit 5: Sports and Games - chess: môn đánh cờ Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 7 Trường TH Thanh Cao
  8. SKKN năm học 2010 - 2011 Cách 4: Picture (tranh) Unit 10: Seasons and Weather - summer: - spring: - autumn: - winter: Cách 5: Drawing (vẽ) + watch T.V: xem ti vi Unit 8: Family Weekend Activities + listen to music: nghe nhạc Tất nhiên sẽ còn nhiều cách khác để giới thiệu từ, nhưng trong quá trình daỵ tôi luôn xác định cho mình cần tiến hành thủ thuật nào cho Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 8 Trường TH Thanh Cao
  9. SKKN năm học 2010 - 2011 từng loại từ vựng đạt hiệu quả cao nhất. Và một điều tôi luôn lưu ý là đối với các từ trong cùng 1 đoạn hội thoại thì sử dụng thủ thuật dạy từ càng nhiều thì càng khắc sâu khả năng nhớ từ của học sinh. c. Dạy mẫu câu: Trong bất kỳ đoạn hội thoại nào thì học sinh phải xác định được mẫu câu mới và cách sử dụng của nó thì các em mới thực hành hội thoại tốt, cũng như dựa vào đó để phát triển kỹ năng nói. Ví dụ 1: Trong đoạn hội thoại Unit 7: My Health(SectionA Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 9 Trường TH Thanh Cao
  10. SKKN năm học 2010 - 2011 1) Look, listen and repeat (page 66) Với đoạn hội thoại này tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện các bước sau (sau khi đã thực hành đọc đoạn hội thoại). Bước 1: Yêu cầu học sinh xác định mẫu câu mới: Nam muốn biết có chuyện gì với Mai, Nam sẽ hỏi như thế nào? "What's the matter with you?" Nam nói: "tôi bị sốt cao" thì nói thế nào "I have a fever". Vậy mẫu câu là: A: What's the matter with you? B: I have a fever. Bước 2: Thực hành đọc mẫu câu: Cặp đôi đổi vai nhóm nửa Lưu ý: + "What's = what is" + a fever là từ thay thế. * Lưu ý: Với đoạn hội thoại này nên yêu cầu học sinh nhắc lại mẫu câu đã học "Can you go to shool?" - No, I can't". Ví dụ 2: Seasons and Weather Section A: Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 10 Trường TH Thanh Cao
  11. SKKN năm học 2010 - 2011 1) Look, listen and repeat (page 94) Với đoạn hội thoại này sau khi thực hành đọc tôi yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định mẫu câu cần thực hành Nam muốn hỏi Linda thời tiết mùa hè như thế nào bạn dùng câu nào? What's the weather like in summer". Linda trả lời như thế nào? "It's hot" Vậy mẫu cõu là: A : What’ s the weather like in summer? B: It’ s hot. Bước 2: Học sinh thực hành mẫu câu: Đọc cặp đôi nhóm đổi vai. Bước 3: Phân tích cách dùng và nghĩa của câu: "What's = what is, it's = it is? - Từ "summer, hot" là từ để thay thế. 2.2.Một số trò chơi được áp dụng để nâng cao hiệu quả kỹ năng nói cho phần Let’s talk( freer). Với mỗi nội dung bài học và mẫu câu tương ứng tôi thường áp dụng những trò chơi hữu hiệu nhất. Sau đây là một số trò chơi mà tôI tổ chức cho các em thực hành rất sôI nổi và tích cực. 2.2.1 Lucky number.( thông qua bài giảng điện tử powerpoint) Lucky number ! 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 11 Trường TH Thanh Cao
  12. SKKN năm học 2010 - 2011 Cách chơi như sau( chia lớp thành 2 đội). Trong 10 số này có 2 số may mắn, 8 số còn lại khi mở ra sẽ có những bức tranh tương ứng. Nếu đội 1 trong 2 đội chọn số có từ “lucky” thì sẽ ghi được 10 điểm, các ô khác thì phảI đặt câu với nội dung bức tranh đó( lần lượt từ số 1 đến số 10), nếu đúng thì được 10 điểm, nếu sai thì không ghi được điểm. Khi mở hết 10 ô số,nếu đội nào được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc. VD1:Unit 10: Seasons and Weather( Section A- Book 3) Học sinh thực hành mẫu câu: A: What’s the weather like in ___? B: It’s___. - Nếu đội 1 chon được ô số 1, sẽ hiện ra bức tranh: + Nhóm 1 đặt câu: What is the weather like in spring? + Nhóm 2 trả lời: It is warm and beautiful.( nhóm 2 ghi được 10 điểm, nếu sai thì không ghi được điểm) - Nếu nhóm 2 chọn ô số 3, nếu xuất hiện từ Lucky ( nhóm 1 không phảI trả lời mà được luôn 10 điểm) - Nếu nhóm 2 chọn ô số 5, sẽ có bức tranh sau xuất hiện Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền 12 Trường TH Thanh Cao