Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về vấn đề câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương

doc 22 trang sangkien 27/08/2022 9360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về vấn đề câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_ve_van_de_cau_hoi_cam_thu_tac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về vấn đề câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương

  1. Mục lục 1.Đặt vấn đề( Trang 2-3) 2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm) ( Trang 4-24) 2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề . a.Điều tra khảo sát đầu năm b.Nguyên nhân tồn tại c. Những biện pháp tiến hành 2.4. Hiệu quả cụ thể của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận (Trang 25-26) - Nhận định chung - Bài học kinh nghiệm - Những kiến nghị đề xuất .
  2. 1. Đặt vấn đề ( Lí do chọn đề tài ) Trong nhà trường phổ thông , bộ môn văn học được coi là một trong những bộ môn chính – quan trọng của chương trình học . Thực tế đã chứng minh rằng đối với bất cứ bộ môn học nào để học tốt và học giỏi cũng đều đòi hỏi học sinh phải có sự phấn đấu cao độ với những phương pháp học tập, nghiên cứu không chỉ mang tính khoa học mà còn phải thể hiện sự say mê , sáng tạo của mỗi người . Hiện nay theo su thế đổi mới phương pháp dạy và học nói chung , cũng như bộ môn văn nói riêng theo hướng tích hợp đã có rất nhiều những ý kiến đóng góp , thảo luận : làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học văn ?Làm thế nào để học sinh tiếp cận giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó ? Làm thế nào để học sinh hứng thú học bộ môn văn này ? Những câu hỏi này cũng làm trăn trở bao thế hệ thầy cô . Vì sao vậy ? Bởi đối với bộ môn văn việc dạy và học không phải là dễ và đơn giản chút nào , cho dù nó nằm trong khối khoa học xã hội . Và cũng chính vì lẽ đó nó còn gắn với những vấn đề xã hội khác nên việc khó dạy nay lại càng khó dạy hơn . Văn học được coi “ trò diễn bằng ngôn từ” . Ngôn từ trong văn học được coi là một thứ ngôn từ đặc biệt , được chưng cất từ hiện thực ngôn ngữ của toàn dân , không phải đọc là hiểu được nội dung người viết muốn nói gì .Tuy nhiên bằng ngôn ngữ, mỗi thể loại lại xây dựng hình tượng theo đặc trưng riêng .Đặc trưng – thường là hình tượng cảm xúc trong thơ ca và hình tượng nhân vật trong văn xuôi . Mọi hoạt động của bộ môn văn học trong nhà trường đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là tác phẩm mà cấu trúc tác phẩm văn học bao giờ cũng mang nhiều tầng ý nghĩa : Tầng ý nghĩa do hệ thống ngôn từ trực tiếp đưa lại. Tầng hình dung tưởng tượng từ hình ảnh , hình tượng của tác phẩm tạo nên Tầng ý được suy ra từ hai tầng trên .
  3. Để khai thác và dẫn dắt học sinh tiếp xúc được với các tầng ý nghĩa ấy thì mỗi thầy cô đứng lớp sẽ có các cách khác nhau .Nhưng chung quy lại cái cốt yếu phải tìm được ra là nội dung chính và các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm văn học . Xuất phát từ những vấn đề , suy nghĩ, thực tế trên tôi chọn nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương - nó được coi như một phương diện thiết yếu trong tiếp cận và tìm hiểu tác phẩm . Đây là kinh nghiệm tích luỹ của bản thân tôi trong những năm giảng dạy tại trường THCS Mường Bằng .Có thể nó chưa thực sự được chặt chẽ và khoa học nhưng tôi thấy nó bước đầu đã có kết quả khả quan .Bản thân tôi xin được mạnh dạn trao đổi . 2. Giải quyết vấn đề ( Nội dung ) 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề câu hỏi trong việc cảm thụ tác phẩ m văn chương . a. Từ quan niệm mới mẻ về môn Văn và việc dạy học bộ môn Văn trong nhà trường - Là ngành nghệ thuật “ trò diễn bằng ngôn từ” thể hiện cuộc sống tinh thần qua hình tượng, mà hình tượng nghệ thuật phi hình thể nên cái gọi là chân lí nghệ thuật không xác định, sự lung linh của nó trong sự tương tác giữa khách quan và chủ quan. -Thầy, trò trong quan hệ với tác phẩm: thầy chủ đạo để tro chủ độngtiếp nhận tác phẩm. “ Tác phẩm nghệ thuật là một sự chuyển hoá đặc thù của khách thể và chủ thể và của chủ thể và khách thể được thể hiện trong quá trình hành chức nghệ thuật và sự tồn tại xã hội của nó”
  4. Chống áp đặt trong cảm thụ nghệ thuật, khắc phục bệnh xã hội học dung tục, phát huy chủ thể học sinh trong tiếp nhận thẩm mĩ với ngành nghệ thuật ngôn từ là vấn đề bức xúc đang đăt ra. Trượt trên những lối mòn cũ của lí thuyết “ giảng văn” theo những quy trình gần như ổn địnhlà một vấn đề cần thiết phải đặt ra khi bản chất của việc dạy học văn hiện đại đã thay đổi! b. Lí luận dạy học hiện đại đặt ra những vấn đề hết sức cấp thiết. Vận dụng những phương pháp lớn của ngành Dugakmuka (Đicđati que) (lí luận dạy học đại cương) vào ngành văn do những đặc trưng bộ môn, người ta thấy nổi lên bốn nhóm phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm vấn đề, nghiên cứu và sáng tạo. Bốn nhóm phương pháp đã đăt được học trò và thày giáo vào những tình huống khác nhau tronmg việc tiếp nhận tác phẩm văn bảnnghệ thuật. Nhưng bằng những biện pháp nào để dẫn đến nhưng hoạt động của người dạy và ngừơi học từ người truyền đạt giảng giải chuyển sang chủ đạo, từ thụ động tiếp nhận chuyển sang chủ động là vấn đề bức thiết phải giải quyết. c. Lí luận văn học hiện đại đã chỉ ra cấu trúc đa tầng của tác phẩm văn chương khiến việc dạy văn chạy theo ý đã trở thành lỗi thời và đơn giản hoá nghệ thuật. Việc mở rộng sự hiểu biết về cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật và vấn đề thi pháp đặc biệt là lí thuyết tiếp nhận văn học đã mở ra cho công việc dạy học văn nhiều cách nhìn mới mẻ, đa chiều. Vì vậy, không hy vọng một tiết học văn có thể cạn kiệt cái hay cái đẹp mà phaỉ kích thích thế nào để hình tượng nghệ thuật được phát triển và âm vang mãi trong tâm hồn người học. d. Dạy học phát triển là hệ quả của một thời đại công nghiệp Dạy học phát triển là hệ quả của một thời đại công nghiệp buộc giáo dục phải có một cách nhìn phù hợp và điều chỉnh lại những phương pháp hiện đã trở thành bảo thủ (nếu trước đay dạy học văn là đi từ cụ thể đến khái
  5. quát thì ngày nay phải đi từ khái quát đến cụ thể. Trên thực tế, không có một sự quy nạp nào cho ta những kết luận hoàn toàn). Việc hình thành nhân cách con người được đặt ra trong tương tác của bốn yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và tự thân vận động. Những thành tựu của tâm lí học hiện đại đã cho ta những kết luận quan trọng về hứng thú các lứa tuổi với các loại hình nghệ thuật và đặc biệt là sự kích thích hứng thú các cá nhân. Sự kích thích(stimulation) trong hoạt động cá nhân khi phản ứng với nghệ thuật tạo ra sự lây lan cảm xúc và hứng thú. Vậy, kích thích như thế nào để hứng thú vận động và phát triển trong quá trình hoạt động sáng tạo của việc dạy học văn. Mĩ học, Sư phạm học, Giáo dục học hiện đại đã chỉ ra rằng trong việc dạy học văn hay một bộ môn nghệ thuật khác thì giáo dục phải là một cái nhìn tinh tế, tế nhị để chuyển nó thành hứng thú mà đối tượng tiếp nhận “tự được giáo dục” Vì vậy, về phương diện lí luận, trong công việc dạy học văn cần có một lí thuyết câu hỏi xuất phát từ đặc trưng bộ môn, từ những lí luận hiện đại đã nêu ở nhân. Sự kích thích(stimulation) trong hoạt động cá nhân khi phản ứng với nghệ thuật tạo ra sự lây lan cảm xúc và hứng thú. Vậy, kích thích như thế nào để hứng thú vận động và phát triển trong quá trình hoạt động sáng tạo của việc dạy học văn. 2.2 Thực trạng của vấn đề câu hỏi trong dạy học văn ở trường THCS . Dạy học văn là công việc của một quá trình nhận thức khoa học thuần tuý hay nhận thức nghệ thuật với tính chất một môn học. Nếu là nhận thức bộ môn nghệ thuậtthì nghiêng về phía nhận thức cảm thụ thẩm mĩ. ở một số nước như: Liên Xô (cũ), Bungari, Tiệp khắc, Ba lan Sau nhiều hội nghị bàn về cải tiến biện pháp dạy học văn người ta đi đến bảy loại cau hỏi theo ba nhóm: cảm xúc, hình dung thông qua tưởng tượng, và hiểu tác phẩm. Sau
  6. một quá trình phát triển và hoàn thiện dần hai Giáo sư, Tiến sĩ nổi tiếng làV.G Maxntman và T.V. Trixkovckaia đã hoàn thiện với chín hệ thống nhỏ. Hiện nay,chín hệ thống nhỏ nàyđã được trải nghiệm qua thực tiễn dạy học văn ở nhiều nước. Đặc biệt, được vận dụng khá rộng rãi ở Pháp và ý. ở Việt Nam, trong lịch sử dạy học văn chưa có một lí thuyết về câu hỏi, mặc dầu đâu đó cũng đã nhiều người đề cập tới .Đặc biệt, trong qun giáo trình phương pháp dạy học văn tập I, Giáo sư Phan Trọng Luận đã nêu trong phần “ phân tích nêu vấn đề”: Nói như Rubin xten “Tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một sự mô thuẫn” nhưng muốn xây dựng được tình huốngcó vấn đề, trước hết lại phải biết xây dựng một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Tác giả phê phán loại câu hỏi trong hoạt động tái hiện thường vụn vặt, rời rạc và đưa ra những yêu cầu có tính nguyên tắc sau: - Câu hỏi nói chung nhất thiết phải vạch ra được(hoạc định hướng) mối liên hệ hưu cơ giữa những ý thức cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài văn. - Câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục. - Câu hỏi phải sát hợp tác phẩm và khiêu gợi hứng thú của bản thân học sinh. - Câu hỏi phải có tính chất rõ ràng, phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ của học sinh
  7. - Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuân khổ một giờ học trên lớp, vừa có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Câu hỏi không tuỳ tiện, vừa được xây dựng thành một hệ thống lôgíc, vừa có tính toán giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chính thể. - Câu hỏi nói chung căn cứ vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài văn (trg. 180-188) Những yêu cầu trên là rất cần thiết. Nhưng bằng cách nào để thoả mãnđược những yêu cầu đó là vấn đề các nhà phương pháp và người làm chuyên môn cũng thường xuyên nghĩ tới. Trến bục giảng đại học, trung học và phổ thông cơ sở người dạy và người học phải có chung một điểm nhìn. Thật ra cho đến nay , trong lịch sử dạy học văn ở nước tachưa có 1 hệ thống lí thuyết câu hỏi thực sự khoa học .Nguyên nhân sâu xa mà chúng ta dẽ dàng nhân thấy là quan niệm về vấn đề dạy học văn cho đến nay chưa dẽ dàng thống nhất . Một thông ssó có thể tin cậy được là 70% câu hỏi trong SGK còn chung chung : Diễn tả tình cảm gì ? Tình bạn thân thiết như thế nào ? Có những chi tiết nào khác cho thấy tình cảm cha con là cao đẹp ? Em có suy gnhĩ gì về mấy câu kết ? trong truyện này đã xuất hiện những nhân vật nào ? Tác giả muốn nói đến nhân vật nào là chính ? Nói về vấn đề gì ? Bên cạnh nhược điểm chung chung, đại khái câu hỏi đôi khi còn quá khó, quá dài, quá lớn hoặc quá dễ .Vì sao tác giả không chỉ sử dụng phép đối ở hai câu thực mà còn ở cả 2 câu phá đề và thừa đề ? Hãy nêu những thủ pháp nghệ thuật ? Tác giả đã dùng những phương pháp nào để miêu tả tài nghệ thuật cảu người ca nữ ? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ? đây là kết quả của cách dậy miêu tả , tái hiện, nội dung thường quá khó , quá lớn hoặc quá dễ, quá đơn giản .Quá dễ cũng gây sự ngại trả lời trong học sinh chứ không chỉ đơn thuần chỉ những câu hỏi khó .