Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học Vật lý
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_vat_ly.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học Vật lý
- Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh oai Trường THCS Phương Trung . . Đề tài : TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY . HỌC VẬT LÝ Người thực hiện:Nguyễn Thị Thanh Tâm Năm học :2014-2015 1
- Phòng GD ĐT Thanh Oai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Phương Trung Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2014-2015 SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm Ngày, tháng , năm sinh: 9-12-1982 Năm vào ngành : 1-11-2012 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Phương Trung Trình độ chuyên môn : Đại học lý Hệ đào tạo : Từ xa Bộ môn giảng dạy: Vật lý 8 và vật lý 9 Trình độ Ngoại ngữ : Danh hiệu thi đua đã đạt : 2
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài : 1.1.Cơ sở lí luận Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và cả phương pháp giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học ở trường phổ thông THCS. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách sách giáo khoa ở các bậc học. Sách giáo khoa mới được biên soạn trên hình thức đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Nhìn chung, giáo viên và học sinh đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của sách giáo khoa mới. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí theo chương trình đổi mới sách giáo khoa thì học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, đào sâu kiến thức bài học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, chủ yếu là thực nghiệm hơn thuyết giảng, nhằm giúp các em tự giác học tập, độc lập suy nghĩ và tích cực học tập trên lớp và ở nhà để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những kiến thức đã được thầy cô giảng dạy. Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì thế, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặt biệt trong công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường trung học cơ sở. Chương trình vật lí trung học cơ sở có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, ở trình độ này bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản phổ thông vá thói quen làm việc khoa học, góp phần tạo ra ở các em năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra. Đổi mới phương pháp dạy nhất là tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm, giáo viên phải làm sao phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh. Giáo viên với vai trò là người chỉ đạo giúp học sinh giải quyết vấn đề mới nẩy sinh hoặc mâu thuẫn nhận thức. 1.2. Cơ sở thực tế: Sau một thời gian giảng dạy Vật lý ở trường THCS Phương Trung ,THCS Liên Trung (Đan Phượng )và đến thăm quan một số trường khác trong huyện nữa,tôi nhận thấy một số điều sau: Vật lý cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những 3
- mức độ khác nhau . Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Vật lý chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Vật lý, sợ học môn Vật lý . Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Vật lý phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức khô khan, không chịu vận dụng vào thực tế. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Vật lý mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Vật lý chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cần phải nghiên cứu nghiêm túc, có sự so sánh vận dụng linh hoạt ,gắn kết liên môn với các môn học khác và vận dụng càng nhiều với thực tế thì càng dễ dàng tiếp thu,ghi nhớ sâu được kiến thức . Giáo viên chưa tích cực thay đổi phương pháp dạy học trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập tẻ nhạt,giờ học trở nên khô khan, nặng nề. Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp "tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS" để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một vấn đề cụ thể. Nhằm giúp giáo viên Vật lý có thể áp dụng vào giảng dạy môn Vật lý một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn Vật lý trong chương trình cấp THCS. 2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến cách học vật lý và thực hành vật lý trong nhà trường làm nảy sinh tâm lí không thích học vật lý và lúng túng trong các tiết học có thí nghiệm . Để góp phần khắc phục hạn chế đó trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng lớn chỉ mong rằng qua các tiết có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn với các môn học như Ngữ Văn,lịch sử , sinh học,mĩ thuật Và qua nhiều tiết học có sự kết hợp như vậy học sinh thêm yêu thích học Vật lý, kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu được đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 3.1.Phương pháp đọc tài liệu: 4
- Phương pháp đọc tài liệu là phương pháp tìm tòi thu thập thông tin cần thiết. Đây là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu các đề tài khoa học. Tôi đã thu thập và đọc tài liệu sau: 1. Sách giáo viên vật lí 9 – NXB giáo dục. 2. Sách giáo khoa vật lí 9,sinh học,văn học,mĩ thuật,lịch sử các khối lớp – NXB giáo dục, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí THCS – NXB giáo dục 3.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III – NXB giáo dục 4.Tài liệu tập huấn giáo viên môn vật lí về dạy học có tích hợp liên môn ,kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng- BGD và ĐT Và rất nhiều các bài viết hay,có nội dung liên quan đến giải quyết đề tài trên internet. 3.2. Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm: Tôi đã dự giờ các anh chị đồng nghiệp trong trường và các trường xung quanh tiếp thu cách dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Vật lý 3.3. Phương pháp điều tra thực tiễn: Tôi đã sử dụng phương pháp này để điều tra thực trạng học môn vật lí đặc biệt là về kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh. Về phía giáo viên còn khó khăn khi dạy tiết học có thí nghiệm thực hành 3.4. Phương pháp kiểm tra , đối chiếu, so sánh: Tôi thường xuyên kiểm tra kĩ năng thực hành của học sinh, so sánh, đối chiếu qua từng giai đoạn nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp 9A1 trường THCS Phương Trung - Phạm vi nghiên cứu : Trong suốt năm học 2014-2015 5. Kế hoạch nghiên cứu Tháng 9-10 : khảo sát thực tế Tháng 11-12: Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại về kĩ năng làm thí nghiệm vật lý Các tháng còn lại áp dụng những giải pháp đã tìm để nâng cao kĩ năng làm thí nghiệm vật lý kết hợp sử dụng nhiều dụng cụ thí nghiệm sẵn có ,sưu tầm,tự làm. 5
- PHẦN II. NỘI DUNG I-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1- Cơ sở lí luận: - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Vật lý, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này” Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 2. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Về phía học sinh: Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 6
- 2.2. Về phía giáo viên: Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học sinh thí nghiệm thực hành để các em làm quen dần với khoa học, qua đó nhằm rèn thêm kĩ năng và thao tác trên dụng cụ. Bên cạnh đó, khả năng của giáo viên còn hạn chế trong việc tự làm thiết bị dạy học, hạn chế về thời gian, kinh phí Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT): Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Giáo viên có gặp khó khăn? Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp 7