Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn Vật lý 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_long_ghep_trong_day.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn Vật lý 7
- Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7 MỤC LỤC Nội dung Trang Chương 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 2 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp 2 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp 3 1.3. Mục tiêu của giải pháp 3 1.4.Các căn cứ đề xuất giải pháp 4 1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng 5 Chương 2. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 6 2.1. Quá trình hình thành 6 2.2. Nội dung giải pháp 6 Chương 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 32 3.1.Thời gian áp dụnghoặc áp dụng thử của giải pháp 32 3.2. Hiệu quả đạt được 33 3.3. Khả năng triển khai 34 3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp 34 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 35 4.1. Kết luận 35 4.2. Đề xuất, khuyến nghị 35 BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN 1 Tác giả: Trần Thị Ngọc
- Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7 BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP TÍCH HỢP, LIÊN MÔN LỒNG GHÉP TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ 7 Chương 1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Năm học mới 2015-2016, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên “dạy học tích hợp, liên môn”, là giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục trong giai đoạn tới. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. (Báo giáo dục & Thời đại, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD&ĐT). - Tích hợp, liên môn nhằm phát triển năng lực học sinh, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển-đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. - Điều quan trọng của dạy học là nhằm phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN 2 Tác giả: Trần Thị Ngọc
- Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7 - Trước hết, các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học tích hợp, liên môn học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tế. Đối với giáo viên: Tích hợp, liên môn có tác dụng tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm, trình độ hiểu biết rộng, góp phần phát triển xã hội. Làm thế nào để tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học bộ môn? 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp - Tìm cơ hội tích hợp, liên môn lồng ghép trong bài học của bộ môn mình giảng dạy để trang bị cho học sinh có kiến thức liên quan giữa các môn học, giáo dục ý thức đạo đức, tham gia tiếp cận kiến thức khoa học trong sách vở gắn với thực tế. Từ đó trang bị cho các em có kĩ năng sống, góp phần phát triển xã hội về nhiều lĩnh vực, có tinh thần yêu quê hương đất nước, thân thiện với môi trường sinh thái, đem lại hạnh phúc cho mọi người. - Làm thế nào để tích hợp, liên môn thông qua mỗi bài học kiến thức văn hóa là điều cần thiết. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm trong đó có nhiều kiến thức liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội, có thể thay thế một số câu hỏi để lồng ghép tích hợp, liên môn về nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn để các em suy nghĩ, có hành động đúng, yêu thích phấn khởi giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống mà xã hội quan tâm. - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn. Tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phát triển tư duy tham gia sáng tạo khoa học - kỹ thuật. - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. - Muốn học sinh hứng thú trong học tập giáo viên phải tìm cơ hội tích hợp, liên môn lồng ghép trong tiết dạy. Là một giáo viên dạy vật lý, tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm, ngoài vấn đề truyền tải kiến thức trọng tâm của bộ môn còn phải tìm cơ hội tích hợp, liên môn góp phần nâng cao kĩ năng sống thúc đẩy xã hội phát triển, vì lẽ đó tôi chọn giải pháp: Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lý 7 1.3. Mục tiêu của giải pháp: BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN 3 Tác giả: Trần Thị Ngọc
- Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7 - Định hướng cho học sinh biết vận dụng kiến thức của bài học trên lớp liên kết với những vấn đề của các môn học khác các em chưa được giải thích tường tận, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hướng dẫn học sinh thấu hiểu giá trị của việc “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Unesco. - Muốn đạt được ý tưởng của mục đích, giáo viên phải chuẩn bị trước tình huống có vấn đề hoặc đưa thêm hình ảnh có nội dung liên quan cần tích hợp quá khứ, hiện tại, vào phần có cơ hội tích hợp tùy theo kiến thức của mỗi bài, hướng học sinh đến những suy nghĩ và hành động cụ thể, góp phần bổ xung kỹ năng sống, khơi gợi tinh thần yêu quê hương đất nước, có động cơ học tập đúng. - Các em vừa nắm chắc kiến thức bộ môn vật lí của tiết học, vừa vận dụng hiểu biết của mình giải thích có cơ sở khoa học các hiện tượng có liên quan đến các môn học mà một số lĩnh vực trong nhà trường chưa có dịp cho học sinh tìm hiểu. Từ đó các em yêu thích môn học và tự giác hành động có văn hóa, đồng thời kích thích sự say mê tìm hiểu, sáng tạo khoa học – kỹ thuật, tìm hiểu các môn văn hóa khác 1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp - Trong tình hình đất nước hiện nay có nhiều vấn đề cả nước và thế giới không thể không quan tâm: Biến đổi khí hậu thảm họa thiên tai, khủng bố của các phần tử cực đoan, dịch bệnh, tai nạn, tranh chấp biên giới biển đảo, tệ nạn xã hội, - Trong lứa tuổi học đường biến đổi tâm lý về giới tính, học lệch, chưa lường trước được tình huống nguy hiểm, sống vô cảm, lười biếng lao động, ham hưởng thụ, thiếu kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng học, bệnh học đường tăng cao, Tìm hiểu: Trước khi thực hiện giải pháp trong quá trình giảng dạy giáo viên đưa ra một số tình huống cần tích hợp lồng ghép trong tiết dạy để thăm dò nhận thức của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (tr 9 vật lý 7) Tôi đưa ra các tình huống khảo sát lớp: 7 A 1,2,3,4 nội dung câu hỏi như sau: 1/ Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực theo định luật truyền thẳng của ánh sáng? 2/ Em hãy cho biết vì sao tỉ lệ học sinh mắt bị tật khúc xạ, tật cong vẹo cột sống, tăng cao và ngày càng trẻ hóa? Làm thế nào để bản thân em không bị mắc bệnh này? Câu hỏi 1: Số học sinh trả lời đúng kiến thức vật lí đạt tỉ lệ 91,4% Câu hỏi 2: Khi giáo viên chưa dạy học tích hợp, liên môn lồng ghép, số học sinh giải thích đúng đạt tỉ lệ 15,5% BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN 4 Tác giả: Trần Thị Ngọc
- Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7 Lớp Số học sinh Câu 1 Câu 2 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7A1 30 28 93,3% 5 16,7% 7A2 29 26 89,6% 4 13,8% 7A3 29 25 89,3% 3 10,3% 7A4 28 27 96,4% 6 21,4% Tổng cộng 116 106 91,4% 18 15,5% Như vậy kiến thức trọng tâm một tiết học đạt 91,4% các em phần lớn nắm được bài nhưng vận dụng tích hợp, liên môn lồng ghép vào giải thích một số hiện tượng liên quan đến phát triển thể chất, nếu không được giáo viên chủ động dùng kiến thức ảnh hưởng để giải thích thì học sinh đạt khoảng 15,5%. 1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng 1.5.1. Phương pháp thực hiện: Nội dung Những hiện tượng gắn liền với thực tế hoặc suy luận từ bài học có thể tích hợp, liên kết với môn học khác. Phương pháp: Sau khi hoàn thành xong nội dung kiến thức chuẩn của một bài học hoặc một phần học, giáo viên đưa ra một số vấn đề củng cố kiến thức cơ bản. Đồng thời tích hợp, liên môn lồng ghép vào trong những vấn đề liên quan đến bài học bằng những tình huống, bằng những phương pháp khác nhau gây hứng thú bất ngờ, kích thích sự quan sát tìm tòi phát hiện kiến thức của học sinh, từ đó học sinh thấy yêu thích bộ môn. Cách tiến hành: - Giáo viên nghiên cứu từng bài tìm hiểu các yếu tố có thể liên quan với tích hợp, liên môn. - Lấy ví dụ gắn liền với kiến thức cần tích hợp. - Phát huy tính dân chủ của học sinh để các em thảo luận và trình bày ý kiến - Ghi lại nội dung cần dạy học. 1.5.2. Đối tượng - Giáo viên vật lí - Học sinh THCS 1.5.3. Phạm vi áp dụng - Không giới hạn - Trong dạy và học bộ môn vật lý THCS BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN 5 Tác giả: Trần Thị Ngọc
- Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7 Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1. Quá trình hình thành: - Đọc, nghiên cứu toàn bộ chương trình chọn lựa bài có cơ hội lồng ghép kiến thức về tích hợp, liên môn trong nhiều lĩnh vực, mà trong chương trình môn học còn bỏ ngỏ. - Tìm trong bài chỗ nào có cơ hội có thể dẫn dắt liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kiến thức cần tích hợp, liên quan các vấn đề khác có thể làm cho bài học thêm phần phong phú và hấp dẫn dễ hiểu hơn. - Đầu tư thời gian suy ngẫm tìm những dẫn chứng trong thực tế đời sống thường ngày do tác động ảnh hưởng ý thức của con người đến các vấn đề có cơ sở liên quan đến kiến thức bài học. - Giáo viên phải nghiên cứu thêm kiến thức ngoài khuôn khổ sách vở, tư duy, suy nghĩ quan sát thực tế, sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các môn khoa học khác, tốn nhiều thời gian chọn lựa và thiết kế bài giảng. - Những bài học có nội dung tích hợp, liên môn đến nhiều vấn đề là không nhiều. Giáo viên phải có sự hy sinh thời gian vượt khó tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, chắt lọc kiến thức tìm cơ hội đưa vào bài giảng về kiến thức liên quan giữa nhiều môn học và dĩ nhiên bắt buộc giáo viên phải tự học môn học khác để đảm bảo mức độ chính xác. Làm sao nội dung kiến thức đưa vào khéo léo tự nhiên, cần thiết, biết liên hệ thực tế để áp dụng. Giáo viên không nên gò ép, áp đặt và không quá lạm dụng về dạy học tích hợp, liên môn làm loãng kiến thức trọng tâm của tiết học. 2.2.Nội dung của giải pháp: 2.2.1. Các chỉ dẫn cụ thể của giải pháp: Bước 1: Chuẩn bị - Khi soạn bài cho tiết học mới, giáo viên có thể chuẩn bị một số dẫn chứng, hình ảnh liên quan, hoặc thí nghiệm, tình huống có thể là một mẩu chuyện lịch sử hấp dẫn, một câu thơ, một tin tức thời sự nóng bỏng, một đoạn văn xuôi du dương truyền cảm, một tấm gương sáng tạo khoa học - kỹ thuât, có vấn đề gây bất ngờ đến tình tiết cần tích hợp, kiến thức liên môn có liên quan đến nội dung bài học. Bước 2: Giới thiệu - Sau khi học xong nội dung kiến thức của từng mục hoặc cả bài học. Giáo viên giới thiệu các hình ảnh, bài tập, hoặc tình huống có thể xảy ra của kiến thức cần tích hợp. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN 6 Tác giả: Trần Thị Ngọc