Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử Việt Nam Lớp 12

docx 10 trang honganh1 15/05/2023 6120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử Việt Nam Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_van_hoc_vao_giang_d.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sử Việt Nam Lớp 12

  1. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: “ Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc”. Qủa thật, trong các bộ môn ở trường THPT thì lịch sử là một môn học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách và bản lĩnh con người. Đồng thời học lịch sử còn giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hiện tại và từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Thế nhưng một nghịch lí đáng buồn là hiện nay thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước lại quay lưng lại với môn học này vì rất nhiều lí do: như nội dung chương trình chưa hấp dẫn, còn nặng về kiến thức hàn lâm , ít có cơ hội việc làm trong tương lai Ngoài ra, theo tôi còn có lý do không nhỏ xuất phát từ phía người dạy bộ môn lịch sử, đó là việc dạy chay, đọc chép đã biến giờ học lịch sử thành một giờ học nhàm chán đối với học sinh đương độ tuổi hiếu kỳ , ham thích yếu tố mới lạ. Vậy dạy học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp dạy học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về chuyên môn mà cần phải có hiểu biết rộng về các bộ môn khoa học khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử. Việc sử dụng tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học lịch sử hết sức cần thiết, giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử. Có nhiều loại tài liệu tham khảo mà ta có thể sưu tầm để nghiên cứu và phục vụ tốt cho việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông như : Tài liệu văn học, tài liệu về các tác phẩm nghệ thuật như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Trong đó, các tác phẩm văn học là nguồn tư liệu quan trọng đối với việc dạy học lịch sử, có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dưỡng và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Với mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giờ dạy lịch sử, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học, tôi xin mạnh dạn chon đề tài: “ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12” II. Mục tiêu của đề tài: Bằng những áng thơ văn cô đọng, súc tích, những hình tượng văn học cụ thể, sinh động góp phần khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh. Đồng thời làm cho bài giảng lịch sử trở nên hấp dẫn, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục tính khô khan, khó hiểu của sự kiện lịch sử, giúp các em chủ động nắm bắt tri thức một cách toàn diện và hiệu quả hơn. III. Đối tượng nghiên cứu: 1
  2. Phương pháp tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 12 tập trung ở các bài: Bài 12- Chương I; Bài 16- Chương II; Bài 17, bài 18, bài 20- Chương III; Bài 22, bài 23 – Chương IV. IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Học sinh lớp 12- Trường THPT Vĩnh Linh và một số bài trong phần lịch sử Việt Nam lớp 12 V. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu: Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn có liên quan với nội dung các bài lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phương pháp giảng dạy Lịch sử theo từng mảng. - Biên soạn theo chủ đề lịch sử: Soạn giáo án khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã lựa chọn. - Phương pháp thực nghiệm: + Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy. + Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả ban đầu để điều chỉnh bổ sung, kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi:Các tài liệu văn học liên quan đến lịch sử rất phong phú. Trong điều kiện cho phép, tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Khai thác kiến thức thơ,văn vào việc giảng dạy một số bài lịch sử Việt Namlớp 12 trong giai đoạn 1919-1975. - Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020 2
  3. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Do đó việc dạy học tích hợp liên môn sẽ góp phần bổ sung , hỗ trợ và làm sáng rõ hơn kiến thức môn lịch sử. Ngoài các nguồn tư liệu lịch sử như hiện vật, văn tự cổ việc sử dụng các tác phẩm văn học cũng có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử. Xưa nay, người ta thường nói “Văn – sử bất phân”, giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít với nhau. Các tác phẩm văn học là nguồn tư liệu quan trọng đối với việc dạy học lịch sử, có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dưỡng. Không ít tác phẩm văn học, tự nó là một tư liệu lịch sử. Vận dụng các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh, khắc phục tính khô khan, khó hiểu của sự kiện lịch sử. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu II.1.1 Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về trang thiết bị vật chất giúp tôi có điều kiện để thực hiện đề tài. - Hàng năm, sở giáo dục đào tạo Quảng Trị tổ chức cho giáo viên giảng dạy đi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, trong thời gian gần đây sở giáo dục vừa tổ chức tập huấn cho giáo viên về dạy học tích hợp liên môn. - Học sinh có thể tìm kiếm nguồn tư liệu văn học có liên quan đến bài học từ nhiều kênh thông tin khác nhau: sách giáo khoa văn học, thư viện trường, Internet - Nhà trường có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao và rất tâm huyết với nghề. II.1.2. Khó khăn - Nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử còn nhiều vấn đề bất cập, không thực sự tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp. - Trước áp lực thi cử và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường. Vì vậy môn lịch sử chưa có một vị trí xứng đáng ở các trường phổ thông. - Thực tế ở trường THPT Vĩnh Linh đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê đối với môn học lịch sử. - Giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi, khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm tạo dựng không khí lớp học sôi nổi, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh bản thân tôi đã cố gắng đưa ra các phương pháp giảng dạy tích cực mà một 3
  4. trong số đó chính là tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử, với hi vọng nâng cao chất lương bộ môn lịch sử trong nhà trường III. Tổ chức thực hiện: Khai thác một số kiến thức thơ văn vận dụng vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử lớp 12( Phần lịch sử Việt Nam) cụ thể 1. Bài 12 - Chương I: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” a)Khi giảng về những chuyển biến mới về tình hình kinh tế, xã hội nước ta, giáo viên có thể nhắc đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Ngữ văn 11) để thấy được hình ảnh nông thôn và thành thị nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Giảng về giai cấp nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa không lối thoát, ta có thể nhắc đến hình ảnh chị Dậu ( “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố), Lão Hạc (“ Lão Hạc” của Nam Cao) là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ và bi thảm của người nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa , hay “Chí Phèo” – người nông dân hiền lành lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh. Qua nhân vật Hộ trong tác phẩm “ Đời thừa” của Nam Cao, tác giả đã phản ánh chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của người tri thức nghèo trong xã hội cũ. b) Giảng về hoạt động của Nguyễn Aí Quốc, giáo viên có thể gợi cho học sinh nhớ đến những câu thơ trong bài “ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên khi nói về những khó khăn vất vả của Người trong hành trình tìm đường cứu nước, qua đó góp phần khắc sâu trong học sinh những phẩm chất cao đẹp của Người là tinh thần chịu khó,vượt lên khó khăn để hướng tới mục tiêu phía trước “ Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba lê Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya” Hay những câu thơ ghi lại khoảnh khắc xúc động khi Người bắt gặp luận cương của Lê-nin đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người. Không những thế, sự kiện này còn mở ra một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam . “ Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê –nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc “ Cơm áo là đây hạnh phúc đây rồi” Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (“ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên ) 4
  5. 2. Bài 16 – Chương II:Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người khi trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể khai thác sử dụng: “Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi ! ” (“Theo chân Bác”- Tố Hữu) 3. Bài 17- Chương III: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2- 9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946 Khi giảng về phầntình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám, nói đến nạn đói năm 1945, giáo viên có thể nhắc lại học sinh liên tưởng đến các tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân; tác phẩm “Một bữa no” của Nam Cao và đặc biệt là phải nói đến đoạn trích trong Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 4. Bài 18– Chương III: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950) a) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ Tịch đêm ngày 19- 12- 1946) Giọng của Người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước Con nghe bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau (“ Sáng tháng năm”- Tố Hữu) Học sinh thấy rằng lời kêu gọi của Bác, là tiếng gọi của non sông đất nước , là mệnh lệnh của cách mạng tiến công dục dã soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước. b)Trong chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947, Khi đánh giá về căn cứ địa Việt Bắc, qua thơ ca giáo viên có thể giúp học sinh hình dung đó là một địa thế hiểm trở, nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc, nơi có núi non trùng điệp hợp với sở trường tác chiến của ta, hạn chế được tính cơ động và các phương tiện chiến tranh hiện đại của địch: “ Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù” ( “ Việt Bắc”- Tố Hữu) 5. Bài 20 – Chương III: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) 5