Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Bài 14 và 15 - Địa lí 12

doc 35 trang honganh1 15/05/2023 9360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Bài 14 và 15 - Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_ung_pho_voi_bien_doi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Bài 14 và 15 - Địa lí 12

  1. SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12" SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI TỔ: ĐỊA LÍ NGUYỄN THỊ HIỀN TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG BÀI 14 và 15 - ĐỊA LÍ 12 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Quảng Trị, năm 2019 Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi Trang: 1
  2. SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12" MỤC LỤC Nội dung Trang Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 II.1. Các định nghĩa và thuật ngữ II.2. Cơ sở lí luận đề tài nghiên cứu II.3. Cơ sở thực tiễn đề tài nghiên cứu Phần thứ hai: HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. HIỆN TRẠNG 5 II. GIẢI PHÁP THAY THẾ 6 III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 6 IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6 Phần thứ ba: PHƯƠNG PHÁP I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 8 II. THIẾT KẾ 8 III. QUY TRÌNH 8 IV. ĐO LƯỜNG 8 Phần thứ tư: KẾT QUẢ I. KẾT QUẢ 9 II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 9 Phần thứ năm: BÀN LUẬN 10 Phần thứ sáu: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 Phần thứ bảy: MINH CHỨNG 12 Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi Trang: 2
  3. SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12" TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG BÀI 14 và 15 - ĐỊA LÍ 12 Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị Trường THPT Lê Lợi, Đông Hà Quảng Trị Phần thứ nhất MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nhiều cuộc hội thảo về khí hậu, các nhà khoa học khẳng định rằng: ngày nay con người đã làm biến đổi, đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, với tốc độ chóng mặt. Biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài người trong thế kỉ 21 đó những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất; đời sống sinh vật và cả của con người; môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội của mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu. Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời để triển khai Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 – 2015”, Bộ Giáo Dục đã tổ chức biên soạn tài liệu “Giáo dục với ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” đối với các môn học trong đó có môn Địa lí. Ngay bây giờ chúng ta cần phải có ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi các nhân. Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi Trang: 3
  4. SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12" II. CƠ SỞ LÍ LUẬN II. 1. Các định nghĩa và thuật ngữ “Biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). Giáo dục biến đổi khí hậu là một bộ phận của Chúng ta hiểu “Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo". II. 2. Cơ sở lí luận thuộc đề tài nghiên cứu Công tác dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đời sống ở đô thị, có rất nhiều vấn đề cần phải được đưa vào chương trình dạy học như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe, giáo dục hỹ năng thích ứng hay phòng, chống thiên tai. II.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai ở ba mức độ là: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và mức độ liên hệ. Trong đó, bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” và bài 15: “Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống” có nội dung trùng hoàn toàn với nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, hai bài này có thể tích hợp toàn phần nội dung biến đổi khí hậu vào bài dạy. Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi Trang: 4
  5. SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12" Phần thứ hai HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. HIỆN TRẠNG I.1. về phía giáo viên - Dự án “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” mới được Bộ Giáo Dục tổ chức biên soạn thành một cuốn riêng biệt. Trong quá trình cung cấp kiến thức bài học cho học sinh, một số giáo viên mới chỉ tập trung hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa mà quên đi một phần kiến thức quan trọng cần phải được tích hợp. Hoặc giáo viên chỉ đưa nội dung biến đổi khí hậu vào để giảng dạy mà quên đi việc giáo dục kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh. - Việc tích hợp “giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai” với nội dung bài học ở một số giáo viên còn ít chưa thật thường xuyên liên tục. - Trong quá trình dạy học, một số giáo viên có tâm lí sợ thiếu hoặc chưa sâu kiến thức nên tích hợp nhiều thông tin về khí hậu trong một nội dung bài học. Như vậy, sẽ mất nhiều thời gian, tạo ra sự quá tải đối với nội dung bài học, học sinh khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức. - Thời lượng của một tiết dạy chỉ diễn ra trong 45 phút, trong khi đó nội dung kiến thức ở một số bài học rất nhiều. Để hoàn thành một tiết dạy theo đúng qui định theo chuẩn kiến thức kỹ năng đồng thời còn phải tích hợp giáo dục được nội dung biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai thì một số giáo viên chỉ chú trọng đến số học sinh có học lực khá tốt. Như vậy số học sinh yếu kém không có cơ hội để phản ánh hoặc chia sẽ những điều mình cảm nhận được. - Một số giáo viên chưa mạnh dạn đưa nội dung tích hợp biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh như: kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết. Do đó phần nào chưa giáo dục được kỹ năng ứng phó và phòng chống thiên thiên tai cho học sinh khi gặp phải. I.2. về phía học sinh Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra học sinh bằng các phiếu điều tra và đã thu được những kết quả đáng kể, từ đó kiểm tra được các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về vấn đề biến đổi khí hậu cụ thể như sau: * Về nhận thức: Qua điều tra chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh khi được hỏi về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, các em đều có nhận thức chưa đầy đủ (chiếm tới 50%), số học sinh biết tới biến đổi khí hậu toàn cầu như một trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít (10%). Đặc biệt có 40% các em học sinh hiểu biết rất ít, thậm chí là hiểu sai vấn đề. Việc điều tra cho thấy nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu của học sinh THPT còn rất hạn chế và chưa đầy đủ. Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi Trang: 5
  6. SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12" * Về thái độ: Đa số học sinh khi được hỏi đều chưa có thái độ tích cực đối với các vấn đề về biến đổi khí hậu. * Hành vi: Do nhận thức của học sinh chưa sâu sắc về các vấn đề biến đổi khí hậu dẫn tới hành động liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng phó với những hiện tượng biến đổi khí hậu và hành động để bảo vệ môi trường làm thay đổi hiện tượng biến đổi khí hậu trong tương lai. II. GIẢI PHÁP THAY THẾ Giáo dục về Biến đổi khí hậu có thể được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 12, thì thực hiện bằng phương thức tích hợp là thích hợp nhất, với mức độ giáo dục phát triển bền vững, được tích hợp trong môn địa lí với mức độ tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và liên hệ những nội dung liên quan vào môn học. III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Hiện nay, biến đổi khí hậu thực sự là một thách thức to lớn với toàn nhân loại. Tuy nhiên, trong chương trình Trung học phổ thông của Việt Nam, không có môn Giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH). Vì vậy, nội dung GDBĐKH cần được tiến hành trong quá trình dạy học các môn học. Trong đó, Địa lí là bộ môn có nhiều lợi thế trong việc tích hợp GDBĐKH. Bên cạnh việc trình bày cơ sở lí luận về GDBĐKH trong dạy học Địa lí. (Mục tiêu, nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản của việc lựa chọn phương pháp giảng dạy tích hợp GDBĐKH, còn giới thiệu việc thiết kế và tổ chức dạy học bài 14 và 15 bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai - Địa lí 12 theo quan điểm tích hợp GDBĐKH. Hiện tại học sinh trường THPT Lê Lợi (nói chung) và học sinh lớp 12 (nói riêng) nhận thức chưa đầy đủ về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, là giáo viên dạy môn Địa lí, chúng tôi có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo giao phó là giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về biến đổi khí hậu, đồng thời các em cũng chính là cầu nối thông tin để tuyên truyền đến gia đình và cộng đồng. Đó là mục tiêu để chúng tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12 ở lớp 12B3 trường THPT Lê Lợi”. IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12 có làm tăng hứng thú tìm hiểu của học sinh hay không? 2. Việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12 có làm làm tăng kết quả học tập hoạt động giáo dục tích hợp cho học sinh? V. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 1. Có định hướng: Có, nó sẽ làm tăng hứng thú tìm hiểu về biến đổi khí hậu của học sinh. Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi Trang: 6