Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập

doc 21 trang sangkien 29/08/2022 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thong_qua_hoat_dong_vui_choi_de_tien_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập

  1. Phần I: Đặt vấn đề I - lời mở đầu Trong dạy – học Toán ở trường Tiểu học, môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Thông qua việc dạy – học Toán, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy một cách tích cực và rèn luyện cho các em kỹ năng phán đoán, tìm tòi. Từ đó các em có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống. Toán học là một môn khoa học mang tính trừu tượng và khái quát cao. Do vậy việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán là một vấn đề hết sức khó khăn và mang ý nghĩa rất quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy muốn học sinh Tiểu học học tốt môn toán thì đòi hỏi người giáo viên không những phải nắm vững kiến thức, nội dung chương trình mà còn phải biết đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức học tập hấp dẫn. Trong thực tế dạy học nhiều năm ở tiểu học, tôi thấy rằng có nhiều học sinh say mê, chăm chỉ học tập, nhưng cũng không ít học sinh chưa có thái độ đúng đắn đối với việc học, nhất là môn Toán. Các em lơ là, thậm chí chán ghét học toán. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các em chưa có hứng thú học tập, chưa nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành yếu, giờ học diễn ra buồn tẻ. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở: làm thế nào để học sinh của mình say mê học Toán hơn, năng động, sáng tạo hơn, làm sao gây được hứng thú học tập cho các em trong giờ học Toán để giờ học bớt căng thẳng, các em có thể học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy tôi mạnh dạn thiết kế một số trò chơi toán học và vận dụng vào giờ học Toán ngay từ đầu năm và thấy rằng: đến giờ học Toán các em không còn cảm thấy chán mà luôn phấn khởi, tập trung học tập và giờ học cũng bớt căng thẳng hơn nên kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt. Với thời gian thử nghiệm vừa qua, tôi thấy việc thiết kế trò chơi trong giờ học toán là rất quan trọng và thiết thực. Hơn nữa tôi nghĩ rằng lứa tuổi học sinh Tiểu học rất hiếu động, thích tò mò, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với các em trò chơi là một phát hiện mới, kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu, muốn khám phá của các em. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là rất phù hợp với tất cả các môn học ở trường tiểu học nói chung và môn Toán học nói riêng. II - Thực trạng Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu chương trình môn Toán lớp 2, tôi thấy rằng cấu trúc chương trình, hệ thống bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh ở từng lớp. Qua tìm hiểu chung về giáo viên trong nhà trường, tôi thấy hầu hết các đồng chí 1
  2. đều nắm vững nội dung kiến thức trong chương trình môn Toán ở tiểu học. Và để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, các đồng chí đã vận dụng rất nhiều các hình thức dạy học vào trong bài giảng như: dạy học theo nhóm, cá nhân và cả lớp. Một số đồng chí cũng đã vận dụng tổ chức trò chơi vào tiết học làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn Song ngược lại cũng có không ít các đồng chí giáo viên chưa quan tâm đến việc làm sao gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán. ít đưa trò chơi học toán vào giảng dạy mà có đưa thì cũng chỉ là trong những tiết nhà trường đi thanh tra, hoặc những tiết thao giảng. Và khi tổ chức trò chơi cho các em, các đồng chí thực hiện chưa đúng quy trình, không đúng nguyên tắc tổ chức trò chơi dẫn đến hiệu quả đem lại thấp, chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em ở cả 3 đối tượng mà chỉ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh khá, giỏi còn học sinh trung bình, học sinh yếu các em vẫn nhác học và không muốn học Toán. Bởi vậy các em nắm bắt nội dung kiến thức một cách hời hợt, chưa chắc và sâu. Qua khảo sát thực tế chất lượng đầu năm môn Toán của lớp tôi chủ nhiệm cho thấy chất lượng thấp, tỷ lệ học sinh giỏi ít. Cụ thể như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số Số Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng lượng 2A 17 1 5,9 4 23,5 9 53,0 3 17,6 Từ thực trạng trên bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra “ Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán ở lớp 2”. 2
  3. Phần II: Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện 1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước tổ chức trò chơi Toán học ở lớp 2, tìm hiểu nội dung chương trình, hệ thống bài tập có thể thiết kế thành trò chơi. 2. Thiết kế trò chơi và vận dụng vào giảng dạy, góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Toán, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện 1. Thiết kế trò chơi dựa theo các nguyên tắc: a. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện: - Chương trình toán 2 được chia thành 5 mạch kiến thức: Số học và yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học có trong 5 mạch kiến thức trên nhưng có thể mang những cái tên gọi khác nhau, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian ( từ 5 đến 10). - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. - Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. b - Nguyên tắc khai thác và thực hành - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện , đồ dùng của giáo viên, học sinh ). - Các đồ dùng tự làm từ những vật liệu gần gũi ở xung quanh chúng ta, Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. 2. Tổ chức thực hiện trò chơi theo quy trình các bước: Thông thường khi tổ chức một trò chơi, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau: * Bước 1: Chuẩn bị: Chia nhóm, đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham ra trò chơi của mỗi nhóm. - Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu của giáo viên ( lên xếp hàng hoặc đứng tại chỗ tuỳ theo yêu cầu của từng trò chơi.) * Bước 2: Nêu tên trò chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi. 3
  4. * Bước 3: Phổ biến luật chơi. - Nêu rõ cách chơi : hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc (điền, nối, viết, đọc ) của mỗi thành viên tham gia trò chơi. - Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá ( thường theo 3 yêu cầu: đúng, nhanh, đẹp .) Cần lưu ý trường hợp phạm luật. - Công bố trọng tài ( có thể là giáo viên cùng học sinh còn lại trong lớp). * Bước 4: Tiến hành trò chơi: - Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. - Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi ( thường thường không nên cho tất cả học sinh làm cùng một lúc mà nên cho các em tiến hành dưới dạng “tiếp sức”). * Bước 5: Tổng kết trò chơi: - Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho điểm ( nêu rõ chỗ sai, sửa sai - nếu có, nếu là lỗi của đa số học sinh thì cần nhấn mạnh cách chữa). - Nên cho điểm theo từng yêu cầu: đúng, nhanh, đẹp. - Có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện. - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả. - Tuyên dương học sinh, đặc biệt là nhóm có nhiều cố gắng hơn, nhóm dành giải nhất, giải nhì, trao phần thưởng ( nếu có) III. Thiết kế và Vận dụng trò chơi vào các bài học cụ thể 1. Trò chơi thứ nhất: Phân tích số a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có ba chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. b. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số tấm bìa ghi kết quả tương ứng: Ví dụ : Bài tập 2 tiết Ôn tập các số trong phạm vi 1000 ( trang 169) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 800 + 90 + 5 = . 965 = + + 200 + 20 + 2 = . 477 = .+ .+ . 600 + 50 = . 618 = .+ + . 800 + 8 = . 404 = . + + 895 808 222 650 900 + 60 + 5 400 + 70 + 7 600 + 10 + 8 400 + 4 4
  5. - Học sinh chuẩn bị phấn. c. Cách chơi: - Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi ( 5 - 6 em), các em còn lại cỗ vũ cho đội mình. - Hai đội xếp thành hai hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một tấm bìa ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, quan sát, so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1-2 phút ) - Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền . Cứ thế tiếp tục cho điến hết. Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bầy đẹp hơn sẽ thắng. 2. Trò chơi thứ hai: “ Cùng tổng” a. Mục đích: - Học sinh biết chọn đúng các số có tổng bằng 10 trên mỗi dòng. - Học sinh thấy được sự đa dạng của “phép tính” cùng tổng; phát triển tư duy sáng tạo trong học tập. b. Chuẩn bị: Ví dụ: Bài: Phép cộng có tổng bằng 10 ( trang 12) Giáo viên chuẩn bị cho 3 nhóm, mỗi nhóm một bộ số gồm các tấm bìa có ghi các số 0, 0, 1, 2, 3, 3, 5, 6, 10. ( hoặc bộ số gồm các số 0, 1, 1, 2, 2, 3, 4, 8, 9.) - 3 tờ giấy rô ki, mỗi tờ có ghi bảng sau: + + + + + + c. Cách chơi: - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ số, 1 tờ giấy rô ki có ghi bảng như đã chuẩn bị. - Yêu cầu các nhóm đính số vào ô vuông trong mỗi bảng sao cho mỗi dòng đều có tổng bằng 10. 5
  6. Bắt đầu chơi giáo viên phát lệnh: “ Bắt đầu”. Các nhóm bắt đầu làm, nhóm nào đính nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc. 3. Trò chơi thứ ba: Hái hoa toán học a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố về cách đếm hình tam giác, tứ giác. Công thức tính chu vi của hình tam giác, tứ giác. Từ đó vận dụng linh hoạt, kết hợp kĩ năng tính nhẩm để tính chu vi của các hình có kích thước đơn giản cho trước. b. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một cây, trên cây có gắn các bông hoa, mỗi bông hoa là một mảnh giấy có ghi nội dung câu hỏi và đặt trên bục giảng. Ví dụ: Bài: Ôn tập hình học – tiếp theo (trang 177), giáo viên có thể ghi các câu hỏi vào bông hoa như sau: Câu 1: Nêu cách tính chu vi tam giác, tứ giác. Câu 2: Tính chu vi hình tam giác ABC biết độ dài các cạnh là: AB = 30cm; BC = 15 cm; AC = 35cm. Câu 3: Tính chu vi hình tứ giác MNPQ, biết độ dài mỗi cạnh đó đều là 5cm Câu 4: Hình bên có tên gọi là gì? Chu vi hình đó em thì tính mau 3cm 4cm 5cm Câu 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: số hình tam giác trong hình bên là: A. Có 5 hình tam giác. B. Có 3 hình tam giác. C. Có 6 hình tam giác. Câu 6: Chu vi hình tứ giác là gì? Tính tổng 4 cạnh tức thì ra ngay. Bạn hãy cho biết câu đó đúng hay sai? c. Thời gian: từ 5 – 10 phút d. Cách chơi: Tổ chức cho học sinh thi cá nhân với nhau. Cho học sinh lên xung phong hái hoa và đọc to câu hỏi ghi trong bông hoa cho lớp nghe. Sau đó suy nghĩ và trả lời kết quả. Nếu bạn nào trả lời đúng, trôi chảy, cho 10 điểm. Nếu không trả lời được giáo viên gợi ý, nếu vẫn không trả lời được thì bạn khác có quyền trả lời thay. Cứ như vậy giáo viên tổ chức cho các em chơi trong thời gian quy định. 6