Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi ô chữ dạy Luyện từ và câu Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi ô chữ dạy Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_o_chu_day_luyen_tu_v.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi ô chữ dạy Luyện từ và câu Lớp 3
- Phần thứ nhất Những vấn đề chung I- Lí do chọn đề tài: Trong giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh học tập một cách tích cực chủ động, tự giác là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục. Một trong những mục tiêu của việc đổi mới chương trình SGK phổ thông là: "Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh." ( Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 16- 6- 2001) Thật vậy, trong quá trình dạy học việc rèn luyện tư duy thích hợp được chú trọng ở tất cả các môn học. Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học xác định là một môn học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Phân môn luyện từ và câu lớp 3 có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu. Học sinh được lĩnh hội kiến thức trên thông qua một hệ thống bài tập. Như vậy sách giáo khoa tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển. Phân môn luyện từ và câu lớp 3 có dạng bài mở rộng vốn từ với một lượng bài khá lớn. Các bài tập về mở rộng vốn từ vừa giúp học sinh lớp 3 hình thành kiến thức cần thiết về từ qua các chủ điểm vừa rèn kĩ năng giao tiếp một cách sinh động. Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ở bậc tiểu học là giúp học sinh biết sử dụng từ một cách phù hợp trong các bài viết, đặc biệt trong Tập làm văn. Dùng từ đúng, phù hợp với nội dung văn cảnh, giúp các em thể hiện ý văn sáng sủa, rõ ràng, mặt khác giúp người đọc hiểu nội dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách đối với mỗi GV. Có nhiều yếu tố góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trò chơi học tập là một hình thức tích cực hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. ở Tiểu học hoạt động chơi không còn là chủ đạo đối với học sinh. Song cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu và nó giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với các em. Nếu ta tổ chức cho HS vui chơi một cách hợp lí, khoa học thì mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và 1
- hiệu quả hơn. Đặc biệt, trò chơi ô chữ sử dụng phù hợp khi dạy học mở rộng vốn từ sẽ giúp các em hiểu từ, nhớ từ và sử dụng từ chính xác. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn: " Thiết kế trò chơi ô chữ dạy luyện từ và câu lớp 3" làm đề tài nghiên cứu với mong muốn các giờ luyện tập ở buổi hai hấp dẫn đạt hiệu quả cao. II- Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra giáo dục - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm III- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung dạy học mở rộng vốn từ và luyện tập về từ trong chương trình luyện từ và câu lớp 3 để hiểu nội dung chương trình và sự sắp xếp nội dung về từ trong các bài học. Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan phục vụ cho việc dạy học. Từ đó thiết kế các ô chữ về từ cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. IV- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2008- 2009 2
- Phần thứ hai Nội dung I- Nội dung về từ ở Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3: Toàn bộ nội dung về từ lớp 3 có 15 bài ứng với 15 chủ điểm. Nội dung được sắp xếp dưới dạng các bài tập về từ như sau: - Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm; - Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ; - Loại bài tập giúp HS quản lí phân loại vốn từ; - Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ. II. Sáng kiến thiết kế và đưa trò chơi ô chữ vào tiết dạy luyện từ: Thực tế, có nhiều thầy cô giáo đã rất thành công từ các trò chơi tưởng chừng rất đơn giản như các bài tập trong sách giáo khoa được thực hiện dưới hình thức trò chơi đến các trò chơi GV tự thiết kế hoặc do các chuyên gia, các tác giả sách giáo khoa biên soạn. Song cũng có các thầy cô giáo không thành công khi sử dụng phương pháp này. Có những tiết, giáo viên tiến hành 4; 5 trò chơi vận động; học sinh liên tục vỗ tay reo hò cổ vũ, không còn thời gian để các em lắng đọng đầu óc mà ngẫm nghĩ, nhận xét, suy luận và ghi nhớ. Lại có nhiều trò chơi mà chỉ có vài em được chơi còn các em khác hò reo cổ vũ, nghĩa là chỉ có vài em được học mà thôi Trò chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà HS vừa học trong tiết học. Tuy nhiên, trò chơi học tập có thể tổ chức ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có kiến thức tổng hợp. Tôi thiết nghĩ trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học luyện từ và câu nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS. Với ý nghĩa đó, tôi mạnh dạn sáng tạo đưa ra một số trò chơi ô chữ với mong muốn góp phần thực hiện thành công chương trình mới. III. Một số trò chơi ô chữ: Sau khi học xong một chủ điểm nào đó, để củng cố lại kiến thức vừa học, GV đưa ra ô chữ mà các từ ngữ trong đó có liên quan đến chủ điểm vừa học. GV chọn từ hàng dọc là những từ ngữ có nghĩa hoặc gần nghĩa với chủ điểm, trên cơ sở đó chọn các từ hàng ngang với những gợi ý về các từ đó. Các gợi ý có thể là nghĩa của các từ, cũng có thể là các hoạt động tương ứng của các sự vật. 3
- Chủ điểm măng non Ô chữ: Măng non 1. Mục đích: - Tìm nhanh được các từ chỉ tính nết tốt của trẻ em; - Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ về trẻ em; - Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh các nghĩa của từ. 2. Chuẩn bị: Phần mềm PowerPoint để trình chiếu ô chữ Hoặc: Kẻ trên giấy rôki loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng HS. ( Phần chuẩn bị để thực hiện giải các ô chữ giống nhau) Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang, mỗi hàng ngang là là từ chỉ đức tính tốt của trẻ em. Gợi ý: Các từ ở hàng ngang số 1, 4, 6 được ghi trong " 5 điều Bác Hồ dạy". Nếu HS gặp khó khăn khi giải ô chữ, GV có thể gợi ý bằng chữ cái. 1 m 2 ă 3 n 4 g 5 n 6 o 7 n Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: khiêm tốn, chăm chỉ, siêng năng, dũng cảm, ngoan ngoãn, đoàn kết, cần cù. 4
- Chủ điểm cộng đồng Ô chữ: Cộng đồng Mục đích: - Rèn kĩ năng đoán nhanh từ khi biết nghĩa; - Củng cố nghĩa từ và mở rộng vốn từ ngữ cho HS đồng thời rèn trí thông minh và khả năng phản ứng nhanh. Hãy tìm từ hàng dọc trong ô chữ với những gợi ý về các từ hàng ngang theo thứ tự. Các từ hàng ngang là những từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng có nghĩa chung là những người trong cộng đồng. 1. Những người cùng chí hướng 2. Những người cùng làm một việc 3. Những người cùng tuổi 4. Những người cùng học một khoá 5. Những người cùng đội ngũ 6. Những người cùng độ tuổi từ 6 đến 9 tuổi. 7. Cùng nghĩa với đồng niên 8. Những người cùng nghề 1 c 2 ộ 3 n 4 g 5 đ 6 ồ 7 n 8 g Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: Đồng chí, cộng sự, đồng niên, đồng khoá, đồng đội, nhi đồng, đồng nghiệp. 5
- ô chữ: Đồng ca Các từ hàng ngang là những từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng có nghĩa chung là những hoạt động trong cộng đồng. 1. Cùng ý với nhau 2. Cùng ý với nhau trong một tình huống 3. Cùng một lòng 4. Cùng diễn một bài thể dục 5. Cùng làm chung một việc 6. Cùng phát ra tiếng. 1 đ 2 ồ 3 n 4 g 5 c 6 a Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: đồng ý, đồng tình, đồng lòng, đồng diễn, cộng tác, đồng thanh. 6
- Chủ điểm Thành thị , nông thôn Ô chữ: Thành phố Mục đích: Củng cố từ và mở rộng vốn từ ngữ về thành thị, nông thôn cho HS đồng thời rèn trí thông minh và khả năng phản ứng nhanh. Từ ngữ ở hàng ngang là các từ ngữ chỉ sự vật ở nông thôn và thành phố, các em hãy dựa vào các chữ cái ở từ hàng dọc và các gợi ý để tìm nhang từ ngữ ở hàng ngang. 1. Cửa hàng rất lớn bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại, người mua tự vào chọn hàng rồi ra quầy thanh toán. 2. Nơi để cho mọi người ở tạm. 3. Nơi ở của các gia đình. 4. Vườn công công cộng, mọi người thường đến thư giãn, vui chơi. 5. Nơi để học tập 6. Nơi mọi người đi lại 7. Tủ hoặc giá quây quanh người bán hàng 8. Người ta trồng nhiều làm xanh, đẹp phố 1 t 2 h 3 à 4 n 5 h 6 p 7 h 8 ố Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: siêu thị, khách sạn, nhà cửa, công viên, trường học, đường phố, quầy hàng, cây cối. 7
- *Ô chữ: Nông thôn Hãy tìm bí mật trong từng hàng ngang, mỗi hàng ngang là từ ngữ chỉ các sự vật có ở nông thôn. 1. Chỗ đào sâu để lấy nước mạch 2. Loài cây lương thực có bắp 3. Tên gọi khác của đồng ruộng 4. Nơi mọi người đi lại 5. Con vật nuôi để cày ruộng 6. Nhà dân làng đến cúng tế, hội họp hay bầu cử 7. Gần nghĩa với xóm làng 8. Khu đất xung quanh nhà hoặc khu đất rộng trồng cây ăn quả 1 n 2 ô 3 n 4 g 5 t 6 h 7 ô 8 n Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: giếng nước, ngô đồng, cánh đồng, đường làng, con trâu, đình làng, thôn xóm, vườn cây. 8
- Chủ điểm Trường Học Ô chữ: Hoạt động Mục đích: - Mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ về trường học. Tìm nhanh các từ từ ngữ chỉ hoạt động ở trường. - HS thêm yêu và gắn bó với trường. Gợi ý: Các từ hàng ngang là từ chỉ hoạt động quen thuộc của HS trong nhà trường. Ngoài các chữ cái trong từ hàng dọc, GV đưa thêm các chữ cái đầu của mỗi hàng ngang trong trường hợp HS gặp khó khăn. HS chọn hàng ngang bất kì để giải ô chữ chứ không nhất thiết phải chọn lần lượt. 1 V h 2 K o 3 S ạ 4 H t 5 H đ 6 L ộ 7 V n 8 T g Đáp án: Các từ ngữ hàng ngang lần lượt là: vui chơi, kéo co, sinh hoạt sao, học tập, hát đồng ca, lao động, vẽ tranh , trồng cây 9
- Chủ điểm Sáng tạo Ô chữ: Sự sáng tạo Mục đích: - Mở rộng và tích cực hoá vốn từ về sáng tạo. - Rèn kĩ năng tìm nhanh các từ chỉ trí thức. Gợi ý: Từ hàng ngang là các từ chỉ người trí thức, em hãy dựa vào các chữ cái trong từ hàng dọc và dựa vào các hoạt động, đặc đểm của ngừơi trí thức để tìm đáp án. 1. Nghiên cứu về lịch sử 2. Thiết kế những ngôi nhà 3. Chế thuốc chữa bệnh 4. Làm báo 5. Vẽ đồ hoạ nhà cửa 6. Hiểu biết rất rộng 7. Sáng tác thơ 8. Sáng tác âm nhạc 9. Dạy học 1 s 2 ự 3 s 4 á 5 n 6 g 7 t 8 ạ 9 o Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: nhà sử học, kĩ sư xây dựng, dược sĩ, nhà báo, kiến trúc sư, nhà thông t hái, nhà thơ, dược sĩ, giáo viên. 10