Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế cách dạy tiết bài tập trong dạy học Vật lý

doc 17 trang sangkien 30/08/2022 6480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế cách dạy tiết bài tập trong dạy học Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_cach_day_tiet_bai_tap_trong_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế cách dạy tiết bài tập trong dạy học Vật lý

  1. Trường THPT Tân An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tổ : Vật Lý SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRÀ VINH TRƯỜNG THPT TÂN AN Sáng Kiến Kinh Nghiệm THIẾT KẾ CÁCH DẠY TIẾT BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Giáo viên thực hiện: PHAN VĂN THƠNG Tổ : VẬT LÍ Năm học : 2012-2013 Giáo viên thực hiện : Phan Văn Thông Trang 1
  2. Trường THPT Tân An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tổ : Vật Lý MỤC LỤC &&& I. PHẦN MỞ ĐẦU . . . . Trang 3 1. Lý do chọn đề tài . Trang 3 2. Cơ sở lý luận . . .Trang 3 3. Cơ sở thực tiễn . . .Trang 3 4. Mục đích nghiên cứu . Trang 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Trang 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu . . Trang 4 7. Phương pháp nghiên cứu . . . Trang 4 II. PHẦN NỘI DUNG Trang 4 1.Quan sát thực tế .Trang 4 2.Nghiên cứu tài liệu Trang 4 3.Thực trạng của đề tài cần nghiên cứu . . Trang 5 4.Những hạn chế khi thực hiện đề tài . Trang 5 III. BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 5 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp: Trang 5 3.2 Các giải pháp chủ yếu :: . Trang 5 3.2.1 Chuẩn bị : . Trang 5 3.2.2 Soạn bài: . Trang 7 3.2.3 Phương pháp chung để thực hiện một tiết lên lớp Trang 7 3.2.4 Phương pháp cụ thể để thực hiện một tiết lên lớp . .Trang 7 III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC . . Trang 13 IV.KẾT LUẬN . Trang 13 V.TÀI LIỆU THAM KHẢO . Trang 15 Giáo viên thực hiện : Phan Văn Thông Trang 2
  3. Trường THPT Tân An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tổ : Vật Lý I/ PHẦN MỞ ĐẦU: 1) LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Vật lý là khoa học thực nghiệm, cách tiếp cận với môn học, đòi hỏi phải có nhiều tư duy ( bao gồm cả tư duy thực tế lẫn tư duy trừu tượng). Nhìn vào một bài tập vật lí học sinh không biết nên bắt đầu từ đâu để có phương án thích hợp tìm ra kết quả. Hơn nữa,trong các tài liệu thiết kế giáo án, bài soạn của một tiết bài tập hầu như không có và không được chú trọng. Đa số giáo viên khi đến tiết bài tập, gọi học sinh lên giải một vài bài tập trong sách giáo khoa, nhận xét sữa chữa,ghi điểm. Như thế khả năng giải bài tập vật lí của học sinh bị hạn hẹp, việc hình thành phương pháp giải bài tập vật lí với từng loại bài sẽ khó có thể có ở học sinh. Chính vì vậy Tôi chọn đề tài: “Thiết kế cách dạy tiết bài tập trong dạy học vật lí ”. 2) CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Mỗi môn học có đặc thù riêng. Mục tiêu của chương trình Vật lý phổ thông là làm sau tối thiểu học sinh phải nắm được các kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng mà BGD đã quy định, cần thiết để đi vào các ngành khoa học, kỷ thuật và để sống trong một xã hội công nghiệp hiện đại, trong đó kỷ năng vận dụng kiến thức: giải thích hiện tượng, giải bài tập vật lý phổ thông là một trong những mục tiêu không thể thiếu đối với môn học. - Tiết bài tập nhằm giúp học sinh củng cố , khắc sâu kiến thức; qua đó hình thành sự hứng thú học tập môn Vật lý, tính tích cực học tập và nghiên cứu. 3) CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Trong các kỳ thi, môn Vật lý được tổ chức thi trắc nghiệm nên việc hình thành phương pháp giải cho từng loại đơn vị kiến thức là rất cần thiết. Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết bài tập, chỉ giải vài bài tập ở SGK là xong. Chính vì vậy, việc dạy một tiết bài tập thể hiện đúng mục tiêu môn học sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học môn Vật lý. 4) MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh củng cố được kiến thức, rèn luyện được phương pháp giải các loại bài tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn vật lí. Giáo viên thực hiện : Phan Văn Thông Trang 3
  4. Trường THPT Tân An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tổ : Vật Lý 5) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Các tiết bài tập của môn vật lí. - Chú trọng những sai sót về kĩ năng, kiến thức của học sinh trong các tiết lí thuyết, để có phương án đề xuất cho phù hợp trong các tiết bài tập. 6) NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Phát hiện những vướng mắc của học sinh khi giải một bài toán vật ly.ù - Vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học để đưa ra cách giải các bài toán liên quan. 7) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp điều tra: thực trạng dạy tiết bài tập Vật lý các lớp trong trường THPT Tân An ( ban cơ bản + ban nâng cao + Hệ GDTX) - Phương pháp gợi mở, phát huy tính tích cực của học sinh. - Phương pháp thống kê,so sánh. II/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1) Quan sát thực tế: - Học sinh trường THPT Tân An đa phần các em ở vùng nông thôn,còn thiếu về cơ sở vật chất như: tài liệu tham khảo,sách báo,internet,máy tính cầm tay - Đa phần các em còn hỏng nhiều kiến thức củ ở các lớp dưới,các em không biết đổi đơn vị vật lý,chuyển vế khi tính toán,khả năng bấm máy tính . - Một bộ phận học sinh còn lười học không chịu khó mà còn trông chờ giáo viên giải tới đâu chép bài tới đó. - Củng còn một số ít giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học củng như khâu kiểm tra - đánh giá còn nhẹ tay vẫn đến chất lượng học tập còn yếu kém nhiều.Học sinh khá giỏi cịn ít. - Một bộ phận phụ học sinh chưa thật sự quan tâm đến con em mình,củng như khâu quản lí học tập ở nhà của các em. 2) Nghiên cứu tài liệu: Qua thực tế từng lớp học,đặc biệt là lớp 12 thi theo hình thức trắc nghiệm tôi nghiên cứu sâu về về các tài liệu: 1.Sách giáo khoa,sách giáo viên vật lý 12 Cơ bản -NXB Giáo dục. 2.Sách giáo khoa,sách giáo viên vật lý 12 Nâng cao -NXB Giáo dục. 3.Sách bài tập vật lý 12 Cơ bản -NXB Giáo dục. 4.Sách bài tập vật lý 12 Nâng cao -NXB Giáo dục. 5.Tài liệu hướng dẫn ơn thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009.NXB Giáo dục. Giáo viên thực hiện : Phan Văn Thông Trang 4
  5. Trường THPT Tân An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tổ : Vật Lý 6.Tài liệu hướng dẫn ơn thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011.NXB Giáo dục. 7. Ôn luyện kiến thức theo cấu trúc theo đề thi môn vật lý.NXB Giáo dục. 3) Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 3.1 Khái quát phạm vi: Các tiết bài tập trong chương trình của ba khối lớp 10, 11, 12.Đặc biệt là vật lí 12. 3.2 Thực trạng của đề tài nghiên cứu: - Tiết bài tập rất khó dạy, ở chỗ không có một thiết kế nào cụ thể, tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh ở từng lớp,từng hệ mà ta có cách giải phù hợp. - Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết bài tập, chỉ dừng lại khi giải xong các bài tập ở sách giáo khoa. - Đa số bài tập ở sách giáo khoa chỉ dừng lại ở mức độ củng cố, và còn thiếu so với lượng kiến thức đã nêu trong lý thuyết. Do đó dẫn đến tình trạng: học sinh khá- giỏi không thể phát huy được khả năng, học sinh ở mức độ trung bình trở xuống thì bế tắt khi gặp dạng bài tập khác. - Tiết bài tập trong phân phối chương trình còn ít. - Kỷ năng vận dụng kiến thức Toán cho việc giải bài tập còn hạn chế đối với một bộ phận không nhỏ học sinh. - Trong bộ sách ban cơ bản, một số đơn vị kiến thức không trình bày nhưng lại cho bài tập trong sách bài tập, nếu giáo viên không chịu tìm hiểu thì học sinh không biết đâu mà giải khi gặp loại bài tập như vậy. 4) Những hạn chế khi thực hiện đề tài trên: - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tốn nhiều thời gian bổ sung thêm kiến thức trong bài học lý thuyết chưa có,giáo viên phải chuẩn bị nhiều dạng bài tập để học sinh làm. - Còn nhiều em học sinh chưa thật sự chủ động tích hợp tác với giáo viên. - Học sinh phải tốn tiền khi photo tài liệu. III/ BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1) Cơ sở đề xuất giải pháp: - Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của việc dạy và học môn Vật lý của trường THPT Tân An. - Căn cứ vào yêu cầu nâng cao chất lượng, hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên thực hiện : Phan Văn Thông Trang 5
  6. Trường THPT Tân An Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tổ : Vật Lý - Căn cứ vào thực trạng của việc dạy tiết bài tập và kỷ năng giải bài tập đã nêu ở trên. 2) Các giải pháp chủ yếu: a/ Chuẩn bị :Để có một tiết dạy bài tập tốt cần có sự chuẩn bị thật chu đáo : - Trước mỗi tiết bài tập có rất nhiều tiết lý thuyết .Cho nên, cho mỗi bài dạy lý thuyết cần nêu bật nội chính, đưa ví dụ minh hoạ,vận dụng nội dung chính của bài để từ đó hình thành phương pháp giải bài tập về loại vấn đề đó. Ví dụ: Trong bài Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, sách Vật lý 12 Nâng cao có trình bày: hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. Giáo viên cho học sinh tính năng lượng liên kết 2 3 riêng của hai hạt nhân 1 D và 1T , sau đó rút ra kết luận : muốn so sánh mức độ bền vững của các hạt nhân thì so sánh năng lượng liên kết riêng của chúng. -Trong nội dung bài học lý thuyết đôi khi chưa có đầy đủ công thức để tính các dạng bài tập, thì người giáo viên cần phải biết bổ sung đơn vị kiến thức hợp lý làm phong phú nội dung bài tập. Ví dụ : Tiết 55 chương trình Vật lý 12 Cơ bản, ở tiết 54 phải nêu lên hiện tượng quang điện ngoài và thuyết lượng tử ánh sáng. Nội dung không đề cập dến phương trình Anh-xtanh, nhưng trong sách bài tập có cho bài tập tính động năng các electron quang điện. Do đó trong các tiết lý thuyết 54 Vật lý 12 Cơ bản có thể trình bày cho học sinh biết các bài tập liên quan như sau: 1. Tính giới hạn quang điện.  0 2. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện: 1 hf = A + mv 2 2 0(max) 3.Vận dụng thuyết lượng tử cho tia X , tính tần số cực đại và bước sóng cực tiểu của tia X : eU hc = AK , = f X (max)  X (min) h eU AK Cuối mỗi tiết lý thuyết nên dành một thời lượng vừa phải để rút ra dạng bài tập của bài học hôm đó, dặn học sinh về làm bài tập SGK,bổ sung một số dạng bài tập rèn luyện tương ứng để học sinh về làm. Giáo viên thực hiện : Phan Văn Thông Trang 6