Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng Hình học 11 Chương III: Geometer’sketchpad

doc 36 trang sangkien 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng Hình học 11 Chương III: Geometer’sketchpad", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_giang_hinh_hoc_11_chuong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng Hình học 11 Chương III: Geometer’sketchpad

  1. Sáng kiến kinh nghiệm SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN TRẦN KIM QUI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÌNH HỌC 11 CHƯƠNG III GEOMETER’SKETCHPAD NĂM HỌC 2014 - 2015 I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. GIỚI THIỆU : The Geometer's Sketchpad (thường được gọi tắt là Sketchpad hay GSP) là một phần mềm thương mại với mục đích khám phá Hình học Euclid, Đại số, Giải tích, và các ngành khác của Toán học. Tác giả Nicholas Jackiw, trưởng nhóm phát triển phần mềm này đã thiết kế để nó chạy trên nền Windows 95, Windows NT 4.0 hoặc mới hơn, và Mac OS 8.6 hoặc mới hơn (trong đó có Mac OS X). Phần mềm cũng có thể chạy trên Linux dưới Wine với một số lỗi.[1] Geometer's Sketchpad được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy ở nhiều trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ và Canada. - 1 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Phiên bản thương mại đầu tiên của Geometer's Sketchpad phát hành năm 1991 bởi Key Curriculum Press sau một thời gian thử nghiệm ở Hoa Kỳ, phiên bản đầu tiên này chi hỗ trợ Mac OS. Năm 1993, phiên bản đầu tiên dành cho hệ điều hành Windows mới chính thức ra đời.[2] Geometer's Sketchpad từng nhận được nhiều giải thưởng công nghiệp và từng có mặt trong các bài thuyết trình của John Sculley (giám đốc Apple Computer) và Bill Gates (giám đốc Microsoft) về những công nghệ giáo dục tốt nhất. 2. ĐẶT VẤN ĐỀ: a. Thực trạng của vấn đề đổi mới phương pháp dạy – học đòi hỏi phải có giải pháp: Ứng dụng công nghệ vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên, đáp ứng được vấn đề thường xuyên trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời người giáo viên thể hiện tấm gương “học, học nữa, học mãi” trong môi trường giáo dục. Qua đó giáo viên cũng đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. Đề tài “ỨNG DỤNG GEOMETER’SKETCHPAD TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC” mà năm học trước tôi đã viết với nhiều nội dung khác nhau mang tính đa dạng và phong phú của việc ứng dụng phần mềm GEOMETER’SKETCHPAD, trên cơ sở đó nay tôi viết đề tài “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÌNH HỌC 11 CHƯƠNG II GEOMETER’SKETCHPAD” nhằm thể hiện chiều sâu của vấn đề trong việc soạn giảng bộ môn toán trên nền phần mềm GEOMETER’SKETCHPAD. b. Ý nghĩa và và tác dụng của giải pháp mới : Thiết kế bài giảng là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên trước khi lên lớp. bài giảng thiết kế phải khoa học truyền tải được nội dung kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh, đồng thời qua đó giáo viên kích thích được tính sáng tạo của học sinh. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thông tin mà việc soạn giảng của giáo viên cũng có những thay đỗi đáng kể, mục đích đáp ứng ngày một tốt hơn trong quá trình dạy – học. Chúng ta thấy những ngày đầu ứng dụng máy tính vào soạn giảng là phần mền Word chỉ giúp người giáo viên thay đổi được giáo án từ viết tay sang bản in mà thôi chưa thay đổi được tư duy người học. Sau một thời gian phong trào soạn bài giảng điện tử thông qua phần mền Powerpoint giúp cải thiện nhiều về tư duy của học sinh. Tất cả các môn học đều có thể sử dụng phần mền Powerpoint. Tuy vậy một số giáo viên lại sử dụng phần mền Powerpoint một cách tùy tiện chỉ để thay cho việc viết bảng của mình, vì vậy đôi khi lại phản tác dụng làm cho học sinh theo dõi không kịp, phân tán tư tưởng không ghi nhớ bài giảng Xu hướng mới trongh việc soạn giảng là người giáo viên phải chọn phần mền phù hợp với môn học, tích hợp nhiều phần mền, liên kết nhiều vấn đề, sự kiện liên quan tới bộ môn, tới tiết học thì bài bài mới đạt được hiệu quả tối ưu. Geometer’s Sketchpad thực chất là phần mền tạo ra các hình hình học. Phần mềm có chức năng chính là vẽ, mô phỏng quĩ tích, các phép biến đổi của các hình hình học phẳng. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế bài giảng hình học một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động, khiến học sinh dễ hiểu bài hơn. Nội dung đề tài này tôi đề cập tới việc “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÌNH HỌC 11 CHƯƠNG II GEOMETER’SKETCHPAD”. Geometer’s Sketchpad giúp giáo viên thực hiện được các ý tưởng mà với phương pháp giảng dạy truyền thống, hoặc phần mền Powerpoint không thực hiện được hoặc không hiệu quả. 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: a. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho viện nghiên cứu: Phần mền Geometer’s Sketchpad nhưng ở mức độ tổng quan chung cho một giải pháp lớn. Chưa có đề tài nào nói chuyên sâu cho một đơn vị kiến thức cụ thể trong chương trình, chính vì thế trong năm học trước tôi đã viết đề tài “ỨNG DỤNG GEOMETER’SKETCHPAD TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC”. Trên cơ sở đó để đi vào khai thác chiều sâu phần mền GEOMETER’SKETCHPAD trong năm học này tôi viết đề tài “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÌNH HỌC 11 CHƯƠNG II GEOMETER’SKETCHPAD”. Cụ thể đó là bài giảng điện tử mà đảm bảo tính khoa học, sinh động, có - 2 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm thể truyền tải được kiến thức toán đến người học một cách đầy đủ, lôi cuốn người học và dễ ghi nhớ mà phương pháp dạy học truyền thống còn hạn chế. Các phương pháp tiến hành và thời gian tiến hành: Sử dụng Geometer’s Sketchpad trong các tiết dạy toán cần mô tả hình ảnh trực quan vì vậy lớp học cần được trang bị đèn chiếu hay tivi màn hình lớn. Giáo viên chuẩn bị phần mền và soạn thảo bài giảng thiết kế kịch bản theo tiến trình bài học. Tôi nhận thấy trong tất cả các lớp học đều có thể soạn giảng bằng Geometer’s Sketchpad. Đặc biệt các tiết học môn hình học thì hiệu quả của Geometer’s Sketchpad phát huy tốt hơn. Hình ảnh trực quan, sinh động gây hứng thú cho người học, hình ảnh có thể thay đổi góc nhìn để học sinh phân tích bài dễ dàng hơn. Vì vậy nội dung chính của đề tài là các bài giảng hình học không gian lớp 11. II. NỘI DUNG: 1. MỤC TIÊU: "Phương tiện dạy học là các phương tiện sư phạm đối tượng - vật chất do giáo viên hoặc học sinh sử dụng dưới sự chỉ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích dạy - học".Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho học sinh nắm vững chính xác, sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. Phương tiện dạy học đã chứng tỏ vai trò to lớn của mình ở tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của học sinh; cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định lý, mô phỏng các hiện tượng,đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của học sinh; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng Phương tiện dạy học trước hết là công cụ hỗ trợ cho giáo viên xây dựng tình huống vấn đề, tạo hứng thú nhận thức và động cơ hoạt động của học sinh. Khi đã nhận nhiệm vụ, phương tiện dạy học lại là công cụ để học sinh hoạt động giải quyết nhiệm vụ được giao. Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, nếu học sinh gặp trở ngại thì chính phương tiện dạy học lại có tác dụng hỗ trợ để học sinh ý thức được vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng các thiết bị quen thuộc giao cho học sinh tiến hành các thí nghiệm đơn giản, có tính nghịch lý chỉ ra các hiện tượng mới mẻ mà học sinh không thấy trong cuộc sống hàng ngày để kích thích tính tò mò tự nhiên của học sinh. Các vật thật, mô hình vật chất, tranh ảnh mà giáo viên thiết kế thành một chuỗi hoạt động giao cho học sinh tiến hành nhằm tạo ra cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, giải thích Sau khi học sinh đã ý thức được vấn đề, trong pha hành động độc lập, tự chủ, phương tiện dạy học đóng vai trò quyết định đến sự thành công của học sinh trong hoạt động tìm tòi giải quyết vấn đề đó. Trong quá trình hoạt động, học sinh sử dụng các phương tiện truyền thống để lập phương án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm, tiến hành đo đạc, thu thập, xử lý số liệu thực nghiệm nhằm xây dựng và kiểm tra giả thuyết. Thông qua việc quan sát học sinh hoạt động tự chủ với các phương tiện dạy học, giáo viên có thể phát hiện được những khó khăn trở ngại mà học sinh gặp phải để động viên kịp thời và đưa ra những định hướng cần thiết giúp học sinh vượt qua. Khi cần thiết, các phương tiện dạy học có tác dụng hỗ trợ để giáo viên đưa ra những định hướng có hiệu quả cao. Đối với việc xây dựng những kiến thức không thể tiến hành thí nghiệm thực, mô hình vật chất có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh. Trong dạy học, giáo viên tổ chức cho học sinh xây dựng mô hình, thao tác với mô hình để xây dựng và kiểm tra giả thuyết nhằm hình thành kiến thức mới. Theo lý luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh thì các phương tiện truyền thống bộc lộ nhiều nhược điểm. Nội dung đề tài “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÌNH HỌC 11 CHƯƠNG II GEOMETER’SKETCHPAD” cũng nhằm vào mục tiêu nêu trên. 2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: • Đề tài được soạn thảo trên nền phần mền Geometer’s Sketchpad với nội dung “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG HÌNH HỌC 11 CHƯƠNG II GEOMETER’SKETCHPAD” Vectơ trong không gian – quan hệ vuông góc. • Tệp văn bản mô tả nội dung đề tài diễn giải quá trình xây dựng và vận dụng của đề tài. - 3 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm 3. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Phần mền Geometer’s Sketchpad chúng ta đã được tập huấn sử dụng phần mền trên 5 năm, xong do điều kiện trên các lớp học chưa được trang bị đèn chiếu, tivi, các phương tiện nghe nhìn giáo viên thì chưa có máy tính cá nhân nên việc đưa Geometer’s Sketchpad vào hổ trợ công tác dạy và học chưa được phát huy. Đến nay tôi thấy rằng đa số các trường đã có điều kiện xây dựng trường lớp tốt hơn đồng thời khuyến khích giáo viên dẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy nội dung đề tài tôi đưa ra không mang tính thời sự mà rất thiết thực và đi sâu hơn, nói thẳng vào một vấn đề cấp thiết đó là đổi mới phương pháp dạy học. Nội dung đề tài thiết thực bám sát vào chương trình giảng dạy cụ thể từng bài học chương 2 hình học theo sách giáo khoa hình học lớp 11. 4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: CHƯƠNG II: VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN QUAN HỆ VUÔNG GÓC. BÀI 1 : VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN. SỰ ĐỒNG PHẲNG CỦA CÁC VECTƠ BÀI 2 : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. BÀI 3 : ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG. BÀI 4 : HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC. BÀI 5 : KHOẢNG CÁCH. BÀI 6 : ÔN TẬP CHƯƠNG VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN QUAN HỆ VUÔNG GÓC. GHI CHÚ : BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 3 Thanh ẩn hiện nội dung bài học : Thanh ẩn hiện hình vẽ : Hình vẽ Thanh ẩn hiện các câu : a b c Thanh sang trang : Thanh soạn thảo trên GEOMETER’SKETCHPAD : Thanh hình động : Di động điểm - 4 -