Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tâm thế cho học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học

doc 17 trang sangkien 9000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tâm thế cho học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_tam_the_cho_hoc_sinh_trong_gio_doc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tâm thế cho học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học

  1. Tr­êng THPT Lê Lợi GV: Trịnh Thị Tần S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM T¹O T¢M THÕ CHO HäC SINH TRONG Giê §äc- hiÓu v¨n b¶n v¨n häc A. ®Æt vÊn ®Ò I. Lí do chọn đề tài: 1. Văn học là một môn khoa học, đòi hỏi người dạy, người học phải say mê, suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận thì mới hiểu, mới làm rõ được vấn đề. Dạy văn, học văn cũng là một nghệ thuật, nó vốn không ưa lặp lại một cách nhàm chán, nó cần đến sự sáng tạo và linh hoạt về phương pháp. Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhưng những đổi mới về phương pháp dạy học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục, chưa thực sự phù hợp với đặc trưng bộ môn. 2. Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu Văn học trong học sinh (HS) đã giảm sút rất nhiều. Một phần, do Văn học là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em thích Văn nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu môn văn một cách dễ dàng. Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, do nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em. Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường là các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn Văn là điều dễ hiểu. Song thực tế môn Văn vẫn là một môn quan trọng, có vị trí lớn trong trường học phổ thông, nó giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS, giúp các em tự hoàn thiện mình hơn trong các mối quan hệ xã hội. Đồng thời chỉ có môn Văn mới có thể rèn cho các em kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử. Văn học còn là môn học S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2012- 2013 1
  2. Tr­êng THPT Lê Lợi GV: Trịnh Thị Tần thuộc nhóm công cụ, học tốt môn Văn sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các môn học còn lại. 3. Văn học còn là món ăn tinh thần của con người, không chỉ dùng lí trí để “nhận” mà còn phải “cảm” bằng cả trái tim, tâm hồn. Vì thế người dạy không thể xem học sinh là “chiếc bình” cần đổ đầy kiến thức mà phải thấy được rằng các em là những “ngọn đuốc” cần được thắp sáng. Vậy làm thế nào để đánh thức khát vọng học Văn vốn đang dần tắt nguội? Làm thế nào để thắp sáng những nội lực văn chương trong HS, để các em chủ động đến với Văn và yêu Văn? Đánh thức khát vọng văn chương không phải là điều dễ dàng, giáo viên phải có sự chuẩn bị rất chu đáo, hoàn hảo về giáo án, về các bước lên lớp và đặc biệt là tâm trạng cởi mở, tâm hồn tràn ngập niềm yêu Văn và quý mến học trò. Cũng từ đó mà tôi phát hiện ra rằng, để HS chủ động đến với giờ đọc - hiểu Văn học, ngoài sở thích, năng khiếu phải có “tâm thế trong giờ văn”. Nghĩa là cần phải có một tâm lí thoải mái, một sự tự tin, một cảm hứng, một tâm hồn văn chương thì mới có thể đi vào tìm hiểu, khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Vài năm trở lại đây, trong xu thế cải cách, đổi mới chương trình sách giáo khoa, Ngành giáo dục cũng đã tổ chức rất nhiều hội thảo, nhiều đợt học chuyên đề cho giáo viên nhằm triển khai và thống nhất kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học mà trọng tâm là lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập. Vì vậy, ngay trong các tài liệu tập huấn cho Giáo viên (từ năm 2007), bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề “tạo tâm thế” tiếp nhận cho HS trong giờ Ngữ văn, như: Tài liệu Hướng dẫn học tập theo băng hình về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (theo Dự án phát triển giáo dục THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình phát triển giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo). S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2012- 2013 2
  3. Tr­êng THPT Lê Lợi GV: Trịnh Thị Tần 2. Nhiều năm qua, một số chuyên mục của tạp chí “Văn học và Tuổi trẻ” cũng đã có rất nhiều bài viết, nhiều ý kiến bàn về cách thức “tạo tâm thế” cho học sinh trong giờ Ngữ văn, đáng chú ý là một số bài viết, sáng kiến của các tác giả sau: “Một cách tạo hứng thú học tập trong giờ Ngữ văn” – Dương Thế Vinh (Báo “Văn học &Tuổi trẻ” số 7 năm 2005), “Tổ chức họat động nhóm - một cách dạy - học Ngữ văn có hiệu quả cao” - Đồng Xuân Quế (Báo “Văn học &Tuổi trẻ” số 8 năm 2005), “Kể chuyện tưởng tượng” - Nguyễn Phương (Báo “Văn học & Tuổi trẻ” số 12 năm 2005) Nhưng nếu máy móc áp dụng thì phương pháp dạy học đổi mới chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ để người dạy và người học văn giải mã tác phẩm văn học. 3. Một thực tế khiến cho bao người làm giáo dục và giáo viên dạy Văn không khỏi trăn trở: từ hiện tượng chán Văn, xa rời Văn dẫn đến một thực trạng “đau lòng” là có HS đã hiểu sai, hiểu lệch, thậm chí xuyên tạc, bóp méo tác phẩm văn học để hiểu theo một cách dung tục học như bài làm của bạn học sinh lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết:"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi ". Hay có đề văn "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều". Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: " Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ". các em đã vô tình hay cố ý biến tác phẩm văn chương thành một tiểu phẩm hài để bàn tán, bình phẩm và gắn cho nó một ý nghĩa khác. Nhiều tác phẩm văn học bất đắc dĩ trở thành một bài lịch sử cho HS tìm hiểu như trường hợp HS Nguyễn Phi Khanh trường THPT Việt Đức Hà Nội. Trong kỳ thi học sinh giỏi các trường không chuyên của Hà Nội năm 2005. Đề bài yêu cầu: Giới thiệu S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2012- 2013 3
  4. Tr­êng THPT Lê Lợi GV: Trịnh Thị Tần vẻ đẹp của tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, thì trong bài văn của mình em cho rằng “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một tác phẩm không hay, khó hiểu, không hấp dẫn với học sinh: “Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc? Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ ”. Nhưng điều đó lại làm cho một số người tỏ ý tán thành. 4. Từ những thực trạng trên, tôi thiết nghĩ rằng, để tìm lại vị trí “xứng đáng” cho môn Ngữ văn, bồi dưỡng tình yêu văn cho HS, trước hết người giáo viên vừa phải tạo được tâm thế cho mình, vừa phải đưa lại tâm thế cho học trò. Nhất là ở một trường dân lập, đối tượng học sinh phần lớn là đều có lực học yếu, các em bị mất căn bản từ cấp dưới. Nhiều học sinh không biết diễn đạt cho gãy gọn một câu văn. Thậm chí có những học sinh chưa biết triển khai bài văn cho đúng bố cục, giáo viên cho ghi như thế nào thì các em học thuộc lòng rồi viết lại nguyên như vậy, các em không thể triển khai từ một ý thành một đoạn văn. Cuối cùng, cô lại chấm văn của cô. Trong giờ học văn, nhất là vào các tiết 4, 5 nhiều học sinh uể oải, ngao ngán, không muốn chép bài. Như vậy để tạo cho các em “một tâm thế” để đón nhận một giờ học văn có ý nghĩa là một điều rất quan trọng. Với kinh nghiệm giảng dạy còn “mỏng”, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong việc “tạo tâm thế” cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản Văn học, hy vọng sẽ góp phần bổ sung đa dạng phương pháp dạy học tích cực cho bộ môn. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các khối, lớp mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy. 2. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình SGK Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12 cải cách (NXB GD năm 2006). S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2012- 2013 4
  5. Tr­êng THPT Lê Lợi GV: Trịnh Thị Tần IV. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn HS chuẩn bị bài, kết hợp với kiểm tra, đánh giá). V. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm: Phần A: §Æt vÊn ®Ò Phần B: Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò Chương I: Những vấn đề chung I. Quan niệm về vấn đề “tạo tâm thế” II. Những ưu điểm và hạn chế Chương II: Một số biện pháp “tạo tâm thế” trong giờ đọc - hiểu văn băn Văn học ở trường THPT. Phần C: Kết thóc vÊn ®Ò S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2012- 2013 5
  6. Tr­êng THPT Lê Lợi GV: Trịnh Thị Tần B. GI¶I QUYÕT VÊN §Ò Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Quan niệm về biện pháp “Tạo tâm thế”: “Tạo tâm thế” cho học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản Văn học thực chất là việc giáo viên tạo cho HS một tư thế vững vàng, một tâm lý thoải mái, một xúc cảm, hứng thú và một tâm hồn đam mê khi tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể. Vì Văn học là môn học gắn với cái đẹp. Học Ngữ văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp của xã hội và của con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên không chỉ dùng lí trí mà quan trọng hơn là phải giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn và sự rung động của trái tim. Để tạo được tâm thế cho trò thì trước hết giáo viên phải biết tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, một tình cảm thân thiện, gần gũi hoà đồng với học trò. Muốn vậy, giáo viên vừa phải căn cứ vào mỗi bài dạy để tìm ra hình thức “tạo tâm thế” phù hợp, vừa phải biết nén lòng quên đi những vướng bận lo toan, nhọc nhằn của cuộc sống đời thường, giấu đi những giọt nước mắt, những nỗi buồn. Bước lên bục “văn” với các em là chúng ta phải có cảm giác bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ, tràn đầy hưng phấn, thiết tha với sứ mệnh thiêng liêng, cao cả là người đưa đường, mở cửa dẫn các em hoà vào vương quốc của cái đẹp, để được cười, được khóc không chỉ cho mình mà cho cả dân tộc mình, cho những thân phận, số phận trong tác phẩm văn chương giống như những lời thơ của tác giả Việt Nga: “Giờ văn nụ cười, nước mắt Nghẹn ngào, thanh thản đan xen Thầy đau nỗi niềm dâu bể Trò day dứt cùng thế nhân”. Như thế trong suốt giờ Văn, người thầy phải biết quên mình để sống với Văn, với học trò, để cùng các em say sưa đi vào lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. Người dạy Văn không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là một nghệ sĩ trên bục giảng. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2012- 2013 6