Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 3520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_tim_hieu_de_tim_y_cho_bai_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn

  1. A-ĐẶT VẤN ĐỀ I-Lời mở đầu Tìm hiểu đề và tìm ý là một yêu cầu có tính bắt buộc trong quy trình làm một bài văn ở trường phổ thông:có ý nghĩa quan trọng, quyết định phương hướng lựa chọn kiểu văn bản, cùng với việc sử dụng các thao tác tư duy hoặc các phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản và nội dung bài văn. Để đánh giá một bài văn hay, căn cứ điều đầu tiên và then chốt nhất là bài văn có đúng yêu cầu của đề bài đặt ra không? Sách giáo khoa Ngữ văn bậc phổ thông hiện hành có nhiều đổi mới ở khâu ra đề và không dễ dàng ở những năm đầu đổi mới đối với cả người dạy và người học. Học sinh lúng túng nhiều nhất là khâu tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn. Làm văn là một công việc đầy sáng tạo và khó nhọc, không chỉ đòi hỏi ở người viết sự am hiểu chữ nghĩa, năng lực tư duy, vốn hiểu biết mà còn thử thách trình độ tạo lập văn bản và cả nhân cách, cá tính của người cầm bút. Tìm hiểu đề và tìm ý là những thao tác, kĩ năng quan trọng làm nên trình độ tạo lập văn bản của người làm văn. Những trình bày của bản thân tôi còn nhằm giúp cho giáo viên và học sinh bổ sung kiến thức về tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn mới. Đó cũng là những lí do khiến tôi chọn đề tài “ Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn” để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THPT. Hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ có tác dụng hữu ích với đồng nghiệp. II -Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ( Thực trạng tìm hiểu đề và tìm ý cho bài làm văn của học sinh ở trườmg THPT) Tìm hiểu đề và tìm ý là một yêu cầu bắt buộc trước khi đặt bút viết bài văn nhằm giúp bài văn tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, nội dung lan man, thiếu ý, thừa ý. Bản thân giáo viên cũng có lúc rất xem nhẹ việc tìm hiểu đề và lập dàn ý trong giờ dạy của mình. Song khi thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tìm hiểu đề và tìm ý có liên quan mật thiết tới hiệu quả tăng, giảm của chất lượng bộ môn Văn. Từ đó, tôi đã tiến hành trao đổi với 12 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn tại các trường THPT Lam Kinh, THPT Lê Văn Linh, THPT bán công 2 Thọ Xuân và để kiểm nghiệm cho cách làm của mình, tôi đã thực hiện điều tra 143 học sinh thuộc 3 lớp 10B1, 11A5, 12C6 bằng phiếu khảo sát bài làm văn của học sinh, với câu hỏi đặt ra là: Em có thói quen đọc đề văn trước khi làm bài? Em có thói quen tìm hiểu đề và lập dàn ý trước khi làm bài văn? Kết quả như sau: - Với câu hỏi 1: + 134 học sinh( Tỉ lệ 93,7%) trả lời có thói quen đọc đề trước khi làm bài Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn 1
  2. + 09 học ( Tỉ lệ %6,3) sinh trả lời rằng em không quan tâm đọc đề trước khi làm bài văn. - Với câu hỏi 2: + 80 học sinh chiếm 56% học sinh trả lời không bao giờ có thói quen tìm hiểu đề, tìm ý trước khi viết bài văn. + 20 học sinh chiếm 14% học sinh trả lời có thói quen đọc đề, gạch chân các từ quan trọng nhưng chưa chú đến việc tìm ý cho đề bài. + 43 học sinh chiếm 30% học sinh trả lời đó là công việc em thường làm và là điều kiện giúp cho bài văn của em đạt điểm cao. Kết quả cho thấy, trước một đề làm văn, phần đông số học sinh chưa có thói quen tìm hiểu đề và tìm ý. Học sinh chỉ đọc đề một vài lần và viết bài luôn, không tìm ý trước mà vừa viết vừa suy nghĩ để tìm ý, chưa biết cách phân tích đề làm cơ sở cho việc tìm ý. đặc biệt đối với dạng đề mở, đa số các em gặp khó khăn ở khâu xác định các phương thức biểu đạt hoặc thao tác tư duy cần sử dụng để làm bài, lúng túng ở việc tìm ý, bị động trong quá trình viết bài; bài làm văn vừa thiếu ý, lạc ý vừa không đáp ứng đúng đặc trưng kiểu văn bản mà đề bài yêu cầu tạo lập. Như vậy từ thực trạng trên cho thấy rằng việc tìm đề và tìm ý là một yêu cầu bắt buộc trước khi đặt bút viết bài văn, nhằm giúp bài văn tránh được tình trạng xa đề, lạc đề, nội dung lan man rất cần thiết. Cũng từ thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp nhằm tìm ra một số biện pháp phù hợp để giải quyết thực trạng. Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn 2
  3. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Đề làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành: I.1. Đề làm văn theo quan niệm truyền thống: Trên thực tế, đề làm văn có nhiều dạng khác nhau( trực tiếp và gián tiếp), nhưng có thể thấy kết cấu chung của một đề làm văn theo quan niệm truyền thống thường có 2 phần: 1. Nêu yêu cầu kiểu bài. 2. Giới hạn vấn đề. Phần 1 mang đặc tính thông tin hiệu lệnh chứa đựng yêu cầu và cách thức làm bài như giải thích, chứng minh ( làm sáng tỏ), phân tích, bình giảng, bình luận; phần 2 nhằm gợi ý định hướng nội dung cho học sinh, giúp các em trả lời câu hỏi viết cái gì, trong phạm vi nào? Ví dụ: Đề1: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Đề 2: “ Việt Bắc” cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông. ( Sách giáo viên Văn 12, 1992) Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích hai mươi câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ( Đề 166 - trang 480; Tuyển tập 234 đề và bài làm văn; NXB đại học quốc gia HN) Đề 3: Trong truyện ngắn “ Mùa lạc”, nhà văn Nguyễn Khải viết “ ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới , điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy” ( Văn học 12) Bằng việc phân tích nhân vật Đào, anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ở đề 2,3 câu dẫn của đề cũng thuộc phần giới hạn vấn đề nhưng có tác dụng định hướng gợi dẫn rõ hơn về nội dung. I.2. Quan niệm về đề văn theo sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành: Đề thi phải khơi dậy những suy nghĩ riêng đồng thời rèn luyện cho học sinh óc phê phán, nhìn vấn đề trên nhiều mặt, tránh ra đề kiểu “suôn sẻ”, dạng “ thoả hiệp một chiều”. Với mục tiêu ấy, sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành chủ yếu ra đề theo hướng “ mở” - chỉ nêu ra đề tài hoặc vấn đề cần bàn bạc trong bài văn, không giới hạn cứng nhắc việc vận dụng các phương thức biểu đạt hoặc các thao tác tư duy để viết bài văn, khuyến khích học sinh suy nghĩ nhiều chiều trước một vấn đề. Đề “ mở” khác loại đề “ đóng”, đề “ khép kín”. Sử dụng loại đề này để phân hoá học sinh sẽ phù hợp hơn. Kết cấu đề “ mở ” trong sách giáo khoa khá phong phú. Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn 3
  4. Dạng 1: Phổ biến là dạng đề chỉ nêu ra đề tài hoặc vấn đề để học sinh làm bài, không nêu yêu cầu về kiểu văn bản và cách thức làm bài. Ví dụ: VD1:Người phụ nữ xưa với tình yêu và hôn nhân qua một số bài ca dao?( Ngữ văn 10, tập 1, bộ 1; Ban KHXH - NV). VD2: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ( Ngữ văn 12, tập 1, SGK thí điểm bộ 2, ban KHTN). VD3: Dòng sông truyền thống trong đoạn trích Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi ( Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD, 2008) ,( Đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hoá năm học 2009 - 2010). VD4: Tiền tài và hạnh phúc. ( Đề 1, trang 221; Ngữ văn nâng cao 12, tập 2) Dạng 2: Dạng đề có kết cấu hai phần: Phần nêu mệnh đề làm bài và phần giới hạn vấn đề, đề tài. Ví dụ: VD1: Nhà thơ Tố Hữu viết “ ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn” ? Anh, chị hãy tìm câu trả lời trong cuộc sống và trong văn học ( Ngữ văn 10, tập 2, bộ 1; Ban KHXH - NV) VD2: Cảm nghĩ của anh, chị về hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành ( Ngữ văn 12, tập 2, bộ 2; Ban KHXH - NV) VD3: Hình tượng người phụ nữ gợi cho anh, chị nhiều suy nghĩ nhất trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Vợ nhặt ( Kim Lân) , Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) và Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu); ( Đề 4 trang 221; Ngữ văn nâng cao 12, tập 2) II.Các giải pháp thực hiện: Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất tìm hiểu đề và tìm ý cho bài làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành. Cụ thể là: II.1. Cách thức tìm hiểu đề làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành: Đây là vấn đề khó không chỉ đối với học sinh mà ngay cả đối với giáo viên ( vì nội dung chương trình làm văn ở THPT được kết cấu theo nguyên tắc đồng tâm và nâng cao; đề làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành hiện nay chủ yếu ra theo hướng mở để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh - loại đề này hay ở chỗ hạn chế được lối làm văn sao chép, tái hiện, học sinh phải tự mình suy nghĩ và nêu được ý nghĩ của chính mình. Nhưng sẽ rất khó đối với học sinh có học lực yếu và trung bình). Theo tôi, nên dựa vào những căn cứ sau đây để tìm hiểu đề làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn mới: - Dựa vào lời văn trong đề bài để xác định yêu cầu của đề. Đề nêu ra yêu cầu gì cần giải quyết? Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn 4
  5. - Mục đích giao tiếp của các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, đối chiếu với đề tài được nêu ra trong đề bài để xác định kiểu văn bản và dạng bài cần tạo lập: đề yêu cầu kiểu văn bản nào? Thuộc dạng bài làm văn nào? - Dựa vào khối/ lớp học, thời gian học để để xác định sử dụng phương thức biểu đạt biểu đạt hoặc các thao tác làm bài nhằm đảm bảo một số chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt: Các phương thức biểu đạt hoặc các thao tác tư duy nào cần được sử dụng để làm bài văn? Sử dụng chúng khi nào? Ví dụ cụ thể: Ví dụ 1: Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn ( Trang 14, Ngữ văn 10, tập 2- NXBGD). Đề làm văn này yêu cầu làm nổi bật kinh nghiệm học văn hoặc làm văn bằng kiểu văn bản thuyết minh, thuộc dạng bài thuyết minh về một kinh nghiệm học tập có sử dụng kết hợp một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố tự sự. Thuyết minh là phương thức biểu đạt chính. Các biện pháp như tự thuật, so sánh, nhân hoá và yếu tố tự sự được sử dụng đan xen kết hợp trong quá trình giới thiệu quá trình học văn: những thất bại, những tìm tòi, tích luỹ về kinh nghiệm học văn( học thuộc lòng văn bản, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chú ý nghe giảng, luyện đề sau giờ học ) . Lưu ý: đối với loại đề mở có kết cấu hai phần, học sinh cần lưu ý các “ lệnh” trong đề bài. Từ “ phân tích” trong đề bài có ý nghĩa nhấn mạnh phép luận luận chính của bài viết chứ không có ý nghĩa chỉ định một phương pháp lập luận duy nhất hay yêu cầu về kiểu bài phân tích như các đề văn thường gặp trong các đề văn thường gặp trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Bởi trong thực tế không có đề văn nào chỉ sử dụng một thao tác giải thích, chứng minh hay một cách thức lập luận nào đó, hoặc chỉ dùng một phương thức kể Bất kì bài văn nào cũng là sự tổng hợp các phương thức và các thao tác. Tuy nhiên,, nói như thế không có nghĩa là trước một đề văn, ai thích sử dụng phương thức biểu đạt nào cũng được. Bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính đóng vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạt khác chỉ là hỗ trợ và phục vụ cho phương thức chính. Ví dụ 2: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Ta muốn ôm Cả sự sống đang bắt đầu mơn mởn ; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! ( Đề 1, trang 101,102; Sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao 12 - NXB GD) Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn 5