Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS

doc 80 trang sangkien 11700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_hoat_dong_ung_dung_mon_ngu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS

  1. Đề tài: Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG Trang Phần A I- Đặt vấn đề: 3 MỞ ĐẦU II- Phương pháp tiến hành: 7 Phần B I- Mục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài: 8 NỘI DUNG II. Mô tả giải pháp: 1- Thuyết minh tính mới: 8 1.1. Nội dung giải pháp: 8 1.2. Điểm mới: 63 2. Khả năng áp dụng: 64 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 69 Phần C 77 KẾT LUẬN Danh mục chữ cái viết tắt Công nghệ thông tin: CNTT Thành phố: TP Cán bộ - giáo viên: CB – GV Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN Kĩ năng sống: KNS Văn bản: VB Hoạt động: HĐ Đoạn văn: ĐV Xã hội: XH Cán sự bộ môn: CSBM Thành phố: TP Trung học cơ sở: THCS Phản biện: PB Bản đồ tư duy: BĐTD Học sinh: HS Nghị quyết Trung ương: NQ T.Ư Sách giáo khoa: SGK Phương pháp, kĩ thuật: PP, KT Hoạt động ngoài giờ lên lớp: HĐNGLL Khá, giỏi: K, G GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 1
  2. ĐỀ TÀI: Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS CẤU TRÚC ĐỀ TÀI GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 2
  3. ĐỀ TÀI: Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS PHẦN A GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 3
  4. ĐỀ TÀI: Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS A- Mở đầu: I- Đặt vấn đề: 1. Thực trạng của vấn đề tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS: Học đi đôi với hành. Nguyên lí ấy đã được thực hiện triệt để trong nền giáo dục Việt Nam chưa? Ở bậc giáo dục trung học cơ sở, HS đã học đi đôi với hành khi tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa? Đặc biệt là đối với môn Ngữ văn, CB-GV đã tạo điều kiện tối đa để HS THCS được ứng dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm thu nhận từ môn học vào quá trình học tập, rèn luyện chưa? Theo kết quả khảo sát thực tế dạy – học ở trường THCS Ngô Mây và đối chiếu với cơ sở lí luận về giáo dục – đào tạo của ngành, của Đảng ta hiện nay, tôi nhận thấy một thực trạng đa chiều như sau: - Về mặt ưu điểm: những năm gần đây, hoạt động giáo dục, giảng dạy của trường THCS Ngô Mây ngày càng khởi sắc. Trong đó có phần đóng góp không nhỏ của CB,GV khi tạo điều kiện cho HS tích cực ứng dụng môn Ngữ văn vào thực tiễn. Kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm mà các em thu nhận từ môn Ngữ văn đã từng bước được ứng dụng linh hoạt, sáng tạo và đem lại một số kết quả đáng mừng. Nhân tố tích cực trong đội ngũ CB, GV, HS ngày càng nhiều. Có sự chuyển biến mạnh mẽ theo tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo với những hoạt động phong phú. - Về mặt nhược điểm: tuy có nhiều cố gắng, nhưng việc tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS ở trường THCS Ngô Mây còn một số hạn chế cần khắc phục. Biểu hiện chán học, xem thường môn Ngữ văn vẫn còn tồn tại trong các đối tượng HS, kể cả HS K, G. Trong giờ học tại lớp, HS lười thực hành các kĩ năng; về nhà, các em còn yếu về năng lực tự học; trong quan hệ cuộc sống, các em non nớt về năng lực giao tiếp. Nhìn chung toàn trường, chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn chưa cao. Các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa có ứng dụng môn Ngữ văn cho HS chưa diễn ra thường xuyên và thiếu đồng bộ. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó gồm nhiều yếu tố. Xét về khách quan, ở tầm vĩ mô thì đúng như phát biểu của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại Hội nghị quán triệt NQ T.Ư 8 khóa XI (đăng trên báo Giáo dục và thời đại , thứ năm ngày 2/01/2014) khi nói về những hạn chế yếu kém của giáo dục Việt Nam : “ Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, coi nhẹ vận dụng kiến thức; Thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Giáo dục nặng về lý thuyết, hàn lâm, không gắn với thực tiễn, không gắn với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Điều này xảy ra ở cả giáo dục bậc phổ thông và cả ở đại học. Chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, nhiều bất cập. Chúng ta chưa chú ý đến việc giúp học sinh hình thành các kỹ năng mềm; dạy quá nặng về lý thuyết.” GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 4
  5. ĐỀ TÀI: Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS Xét về chủ quan, ở góc độ hẹp của trường ta, nhận thức, kĩ năng của HS về việc ứng dụng môn học Ngữ văn chưa tích cực, đúng đắn. Một bộ phận CB-GV, PHHS còn ngần ngại, chưa tích cực tạo điều kiện để giúp HS ứng dụng môn Ngữ văn trong thực tiễn học tập, rèn luyện. Ngoài ra còn vì thiếu kinh nghiệm, thời gian, kinh phí, sức lực Làm thế nào để góp phần thay đổi thực trạng trên? Có những giải pháp gì để môn Ngữ văn thực sự là môn khoa cơ bản; đồng thời là môn học công cụ có tác động đến mọi mặt hoạt động của nhà trường THCS cũng như đời sống riêng của mỗi HS trong quá trình học tập, rèn luyện trước mắt và lâu dài? Nếu không nhanh chóng tìm lời giải đáp thì chúng ta sẽ khó bắt nhịp kịp thời với những bước đi đổi mới của nền giáo dục Việt Nam bởi NQ T.Ư 8 đã được ban hành; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đã được khởi động; lộ trình đổi mới chương trình, thay Sách giáo khoa đã ấn định ( năm 2015). Đề tài TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN CHO HS THCS cố gắng vận dụng thực tiễn sinh động trong quá trình giáo dục, giảng dạy ở trường THCS Ngô Mây để tìm giải pháp hữu hiệu cho vấn đề ấy. 2- Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: - Phát huy những hoạt động hiệu quả, khắc phục những hoạt động còn hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng đối với HS THCS Ngô Mây. - Giúp quý thầy cô giáo và các bạn học sinh THCS có niềm tin, có cơ sở để vận dụng, phát triển các giải pháp tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy – học của trường THCS. - Giúp CB quản lý ngành giáo dục nhìn nhận, đánh giá thực tiễn giáo dục ở cơ sở; từ đó định hướng chỉ đạo hoạt động giáo dục, giảng dạy một cách hiệu quả - Đóng góp những giải pháp từ cơ sở trải nghiệm thực tiễn để làm sáng tỏ Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo NQ T.Ư 8 khóa XI. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Các đối tượng GV, HS của trường THCS Ngô Mây. - Đề tài được nghiên cứu ở phương diện thực hành là chủ yếu. II- Phương pháp tiến hành: 1- Cơ sở: Cơ sở lý luận: Ứng dụng là gì? Theo Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội năm 1996: “ứng dụng” là đem dùng ra thực sự. Theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân, NXB Khoa học xã hội năm 1994: “ứng dụng” là đem dùng vào việc thực tế. Như vậy, ứng dụng môn Ngữ văn được hiểu là HS đem kiến thức, kĩ năng, thái độ nhận được từ môn Ngữ văn dùng vào việc thực tế trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường, gia đình, xã hội. Có thể nói ứng dụng môn Ngữ văn là một chuỗi móc xích: GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 5
  6. ĐỀ TÀI: Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS Thứ nhất là HS ứng dụng trong môn học Ngữ văn, tức là giữa ba phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Đọc – hiểu VB có sự ứng dụng đan xen qua lại lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng (theo yêu cầu tích hợp ba phân môn). Thứ hai là HS ứng dụng kiến thức và đặc biệt là bốn kĩ năng NGHE- NÓI - ĐỌC -VIẾT từ môn Ngữ văn vào tất cả các môn học khác. Thứ ba là HS ứng dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ từ môn Ngữ văn vào các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. Nguyên lí ứng dụng rất được xem trọng. Năm 1791, trong bài tấu gửi lên vua Quang Trung, khi bàn về phép học, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan niệm “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Gần một thế kỉ sau, trong Điều trần gửi lên nhà vua, Nguyễn Trường Tộ cũng nêu: “Học tức là học những cái chưa biết để mà đem ra thực hành”. Như vậy là giữa Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ đều có quan niệm giống nhau: coi trọng tính thực tiễn của việc học, học phải đi đôi với hành. Ngay từ thời ấy, là những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc, với sự phát triển của đất nước, họ đã phê phán lối học rập khuôn, máy móc, sáo mòn, lối học chuộng hình thức, không thiết thực với cuộc sống. Hai người đều nhiệt tâm khẳng định việc học phải gắn liền với thực tiễn, học phải kết hợp với hành. Quan niệm này phát huy được sự sáng tạo của người học, phát huy được khả năng to lớn của tri thức, biến tri thức thành những của cải tinh thần và của cải vật chất cần thiết cho cuộc sống. Ngày nay chúng ta cũng rất coi trọng việc “Học đi đôi với hành” để vận dụng những tri thức đã học giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Việc học bộ môn Ngữ văn trong trường THCS cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Hơn nữa, Ngữ văn là môn học có nhiều ưu thế để Học đi đôi với hành. Nhiều chuyên gia giáo dục đã khẳng định mục tiêu căn bản và đặc thù của môn Ngữ văn ở trường phổ thông, điều đó giúp ta thấy rõ cơ sở vững chắc của việc cần tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại Hội nghị quán triệt NQ T.Ư 8 khóa XI (đăng trên báo Giáo dục và thời đại , thứ năm ngày 2/01/2014) cũng khẳng định từ Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam: “ Lần này, chúng ta sẽ phải thay đổi căn bản. Thứ nhất, cách thiết kế chương trình và tổ chức biên soạn SGK mới sẽ có sự thay đổi lớn, với nguyên tắc: Tích hợp cao ở lớp và cấp học dưới; Tự chọn và phân hóa cao ở lớp và cấp học trên. Cách thiết kế này cho phép lựa chọn có chủ đích trong khối kiến thức rất lớn, rất phong phú của các lĩnh vực khoa học những nội dung phù hợp với lứa tuổi (tâm lý, kỹ năng, nhận thức ) của học sinh phổ thông, gần với cuộc sống, thiết thực tham gia vào quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động mới. Thứ hai, chúng ta sẽ chuyển từ việc dạy và học chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy sang trò sang phương pháp giáo dục mới nhằm hình thành năng lực và phẩm chất của con người lao động mới. Chúng ta vẫn dạy, vẫn truyền thụ kiến thức, nhưng nếu trước đây việc truyền thụ kiến thức là mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên thì bây giờ việc truyền thụ kiến GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 6
  7. ĐỀ TÀI: Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS thức là phương tiện, là con đường, là cách thức để chúng ta giúp học sinh sinh viên từng bước hình thành phẩm chất, năng lực của con người mới. Ở các lớp học dưới, việc truyền thụ kiến thức vẫn còn nhiều, nhưng càng lên các lớp trên thì việc này càng giảm dần. Ở những lớp trên, vai trò của người thầy không chỉ còn là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học. Trong thiết kế hoạt động giáo dục tới đây, các học sinh sẽ được học theo nhóm, được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn, và có thể nhận được điểm số giống nhau cho những đáp án khác nhau.” Cơ sở thực tiễn: Cùng với lí luận dạy – học đã đánh giá môn Ngữ văn là môn học cơ bản, môn học công cụ, thực tiễn ở trường phổ thông cũng cho thấy môn Ngữ văn chi phối tất cả các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong và ngoài nhà trường. Gần chục năm qua, tôi cùng đồng nghiệp tâm huyết với nghề, luôn trăn trở tìm tòi và thử nghiệm một số giải pháp tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho các em HS trường THCS Ngô Mây, TP Quy Nhơn. Đối chiếu với cơ sở lí luận nêu trên, đối chiếu với tình hình thực tiễn chuyển mình đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hướng đi đúng đắn, tích cực của những giải pháp ấy. Với mong muốn xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong hiện tại và tương lai, tôi thực hiện Đề tài TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN CHO HS THCS. 2- Các biện pháp tiến hành: - Khảo sát các đối tượng CB, GV, HS; thăm dò thực tiễn giảng dạy, giáo dục ở trường THCS Ngô Mây để đúc rút kinh nghiệm, kết luận giải pháp. . - Nghiên cứu tư liệu tham khảo. - Đối sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá. *Thời gian thực hiện đề tài: 6 tháng (từ tháng 8/2013 đến 2/2014). GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền Trang 7