Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường các hoạt động của bản thân học sinh

doc 22 trang sangkien 01/09/2022 10700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường các hoạt động của bản thân học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_cac_hoat_dong_cua_ban_than.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường các hoạt động của bản thân học sinh

  1. Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh Đối Với Bộ Môn Toán” MỤC LỤC TRANG MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 PHẦN A:MỞ ĐẦU 3 I/ THỰC TRẠNG 3 II/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3-4 III/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 IV/ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 V/PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 PHẦN B:NỘI DUNG 5 I/KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 5 II/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 5-15 III/KẾT QUẢ THỰC HIỆN 15 IV/ỨNG DỤNG 15 PHẦN C:KẾT LUẬN 16 I/KẾT LUẬN 16 II/BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16 III/TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 1
  2. Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh Đối Với Bộ Môn Toán” LỜI NÓI ĐẦU        Giáo dục (GD) là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Mặt khác giáo dục trung học cơ sở còn mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn. Một trong những mục tiêu của việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) là góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ngay trong nội dung và cấu trúc của SGK đã thực hiện biên soạn dựa trên những mục tiêu sau: 1. Tăng cường các hoạt động của bản thân học sinh. 2. Phát huy tính tích cực của học sinh trên tiến trình xây dựng kiến thức 3. Giảm nhẹ ly thuyết trừu tượng .Coi trọng vai trò trực giác và coi trọng rèn luyện khả năng quan sát dự đoán. 4. Coi trọng tính thực tiễn và quan điểm liên môn. 5. Tạo thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin. Dựa trên những mục tiêu biên soạn SGK tôi tiến hành thể hiện mục tiêu “Tăng cường các hoạt động của bản thân học sinh” nhằm giúp các em học sinh hiểu hơn những mục đích và những yêu cầu của mỗi một hoạt động trong SGK. Hơn nữa theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2
  3. Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh Đối Với Bộ Môn Toán” Phần A. MỞ ĐẦU      I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1.Tình trạng chung: Hiện nay trình độ dân trí của nước ta nói chung và dân trí ở các vùng nông thôn, miền núi nói riêng đang còn rất thấp so với thành thị. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Để nâng cao trình độ nhận thức của người dân thì những người đứng trong ngành giáo dục phải có trách nhệm khá nặng nề mà muốn giải quyết được vấn đề thì đòi hỏi phải đổi mới chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với đối tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. 2.Tình hình địa phương: Là một xã miền núi tuy có các điều kiện khá thuận tiện so với một số xã, phường khác trong thịxã .Song trình độ dân trí ở đây chưa cao, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Nên sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn của một số gia đình còn nhiều hạn chế. 3.Tình hình trường, lớp: Trường THCS Phước Tín là một ngôi trường tuy mới được thành lập được 20 năm. Hiện nay trường gồm có hai khu vực và nằm trên trục đường giao thông nên khá thuận lợi cho việc đến trường của các em học sinh . Mặt khác, trường đã đón nhận các em học sinh trong và ngoài địa bàn đến học trong đó có cả học sinh dân tộc thiểu số của huyện Bù Gia Mập. Nhìn chung tình hình học sinh đầu năm đến trường còn nhiều khiếm khuyết về mọi mặt: Đồ dùng học tập và sách vở còn nhiều thiếu thốn, thiếu sự quan tâm của phụ huynh, ý thức học tập chưa cao, một số học sinh dân tộc thiểu số còn rụt rè, chậm tiếp thu, thiếu tự tin trước đám đông II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tính tích cực, tự giác, độc lập giúp học sinh tự tin, chủ động trong hoạt động học tập, trở thành chủ thể của hoạt đông học tập, bản chất của phương pháp dạy học mới, chính là sự tích cực hoá hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm. Trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển. Qua quá trình dạy học tôi thấy học sinh thường ít thuộc bài cũ, bài tập ở nhà không làm đầy đủ. Kiến thức cũ không được củng cố nên lúc nào học bài mới các em cũng lơ là, không chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, kiến thức. Lớp học trầm, chất lượng học tập thấp. Nếu tình trạng này kéo dài thì làm sao chất lượng của các lớp được nâng cao. 3
  4. Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh Đối Với Bộ Môn Toán” Mặt khác với lương tâm nghề giáo, tôi thấy phải tìm cách giúp đỡ các em học tập tốt. Tôi nghĩ ngay đến việc làm thế nào để xây dựng tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở còn ham chơi chưa chú trọng đến việc học, chưa chủ động tiếp nhận kiến thức, ngoài ra còn có một số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, xây dựng kĩ năng tự giác học tập cho học sinh trung học cơ sở có tác dụng mạnh mẽ và to lớn trong quá trình dạy học. Tôi nghỉ rằng tự học là phương pháp tốt nhất để tiếp thu kiến thức một cách chủ động, vững chắc cho một quá trình tự vận động và có thể nói điều này được rút ra từ chính bản thân. Dù bài giảng có hay đến đâu, giáo viên có nhiệt tình đến mấy cũng không thay thế được sự độc lập suy nghĩ, sự chọn lọc để tiếp thu kiến thức mới của học sinh. Trong dạy học, tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, biến những cái đó thành kiến thức, kỹ năng của mình. Học như vậy, khiến sự hiểu biết của các em vững chắc hơn, hứng thú của các em sẽ được tăng cường hơn. Dạy học phát huy tính tích cực giúp hoạt động tư duy của học sinh được khơi dậy và phát triển, giúp hình thành và phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ.  Vì vậy tôi chọn đề tài "Làm thế nào để nâng cao tính tích cực, tự giác học tập của học sinh đối với bộ môn toán " là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau: Giáo viên thấy được việc tự học của học sinh có ảnh hưởng như thế nào đối với việc tiếp thu kiến thức trong tiết học và vào các hoạt động dạy học trên lớp. Giúp giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của việc “giúp học sinh nâng cao tính tự học, tự rèn” đối với việc nâng cao chất lượng môn. Giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của môn học một cách vững vàng. Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn đối với chính bản thân mình. Học sinh hệ thống được các kiến thức và bài tập từ dễ đến khó nhờ việc tự học, tự rèn. Điều quan trọng hơn cả là góp phần làm nâng cao chất lượng môn học, từ đó góp phần giúp học sinh yêu thích môn toán nhiều hơn. Giúp giảm tình trạng học sinh bỏ học vì không hiểu bài. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Làm thế nào để nâng cao tính tích cực, tự giác học tập của học sinh đối với bộ môn toán” với đối tượng là học sinh ba lớp 7a1 và 7a2 , 7a3. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tôi cũng muốn nghiên cứu rộng hơn nữa, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi toán 6,7. . 4
  5. Sáng Kiến Kinh Nghiệm : “Làm Thế Nào Để Nâng Cao Tính Tích Cực, Tự Giác Học Tập Của Học Sinh Đối Với Bộ Môn Toán” Phần B. NỘI DUNG      I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Sau khi được phân công giảng dạy toán lớp 7 tôi đã khảo sát các vấn đề trên thông qua 3 lớp 7a1 (có 34 học sinh); 7a2 (có 37 học sinh) và 7a3 (có 34 học sinh) kết quả như sau: Số lượt học sinh không chuẩn bị bài trong một tuần chiếm tỉ lệ 38,1 % (480/1260 lượt). Số lượt học sinh không phát biểu ý kiến trong giờ học và số học sinh rụt rè trong giờ học trên một tuần chiếm tỉ lệ khoảng 52,4 % (660/1260 lượt). Chất lượng đầu năm trên trung bình chiếm tỉ lệ 62,9 % (65/ 105 học sinh ). II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Trước tiên ta phải hiểu thế nào là tính tích cực, tự giác học tập? Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn Để kích thích tính tự giác, tích cực, học tập của học sinh trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến học sinh tức là phải có năng lực sư phạm và tạo hứng thú học tập cho học sinh . đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều. Vậy thế nào được gọi là năng lực sư phạm? Năng lực sư phạm là những đặc điểm tâm lí mà nó giúp cho giáo viên hoạt động có hiệu quả, năng lực sư phạm gồm: *Năng lực khoa học. *Năng lực hiểu học sinh. *Năng lực ngôn ngữ. *Năng lực tổ chức. *Năng lực phân phối chú ý. *Năng lực trình bày bài giảng. *Óc tưởng tượng sư phạm . Ngoài ra giáo viên muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Hiện nay, để tiến kịp với thời đại thì cần thay đổi một số phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh để phù hợp với từng nội dung môn học, từng đối tượng và trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng linh hoạt các phương pháp sau : 1.Phương pháp thuyết minh. 2.Phương pháp đàm thoại. 3.Phương pháp thảo luận nhóm. 4.Phương pháp hỏi đáp. 5