Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thực hành trọng dạy học sinh học ở trường THCS trong năm học 2005-2006
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thực hành trọng dạy học sinh học ở trường THCS trong năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_thuc_hanh_trong_da.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thực hành trọng dạy học sinh học ở trường THCS trong năm học 2005-2006
- Phần I: Đặt vấn đề I/ Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận Môn sinh học là một học có vị trí quan trọng trong các nhà trường THCS. là một môn khoa học tự nhiên, môn sinh học không chỉ cung cấp tri thức cho học sinh mà nó còn giúp cho thế giới quan của các em ngày càng được mở rộng. Bởi lẽ thế giới xung quanh ta thật phong phú, đa dạng,muôn hình muôn vẻ. Không những thế, sinh học còn giúp cho các em thêm yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.Đồng thời sinh học còn trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về cơ thể con người, một số bệnh nguy hiểm và cách phòng chống vv Tuy nhiên điều quan trọng là làm thế nào để học sinh hiểu và nắm vững các bài học sinh học? Điều trước tiên giáo viên phải có vốn kiến thức, sự am hiểu sâu rộng về sinh học. Để góp phần tích cực vào thành công của bài sinh học theo hướng đổi mới phương pháp, người giáo viên còn cần phải có phương pháp tổ chức tốt, sự dẫn dắt, gợi mở, hệ thống các câu hỏi logíc, rễ hiểu, hợp lý, học sinh tích cực hoạt động vv Và điều quan trọng là giáo viên phải sử dụng tốt phương tiện dạy học. Đây là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy hoặc là do giáo viên sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học đạt hiệu quả chưa cao, hoặc là do thiết bị đồ dùng còn thiếu, chưa phục vụ đủ cho các bài sinh học. Như vậy, dạy một bài sinh học đã khó, dạy một bài thực hành sinh học còn khó hơn. Điều tôi quan tâm là làm thế nào để dạy các bài thực hành sinh học đạt kết quả tốt. Có lẽ góp phần tích cực vào thành công của bài thực hành, giáo viên phải có kỹ năng sử dụng phương pháp thực hành. Nếu phương pháp thực hành được giáo viên sử dụng một cách phù hợp, xuyên suốt trong cả quá trình dạy học sinh học. Điều đó sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức, hiểu sâu, nhớ lâu, tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học tập bộ môn. Chỉ có phương pháp thực hành với các phương tiện cần thiết ,giáo viên mới tổ chức thành công giúp học sinh nắm trắc kiến thức ,tư duy lô gíc ,sáng tạo và năng động trong công việc .vì thực tế sinh vật là minh chứng sống cho bài học tri thức của học sinh 2- Cơ sở thực tiễn - Đối tượng nghiên cức của chương trình sinh học ở bậc thcs vốn đã có sẵn trong tự nhiên (đặc biệt là sinh học 6) . Do vậy mẫu vật rất dễ kiếm ,dễ tìm ,dễ quan sát và tiến 1
- hành thực nghiệm .Đây là một thuận lợi lớn cho thầy và trò khi dạy và học sinh học theo hướng tích cực : Trường THCS đông lỗ là một trường năm trong khu vực hạ huyện Hiệp Hoà cở vật chất còn thấp ,mặt bằng dân trí chưa cao . Học sinh còn thụ động ,thiếu nhanh nhẹn sáng tạo ,trong thực tế ,học sinh còn rất ít thời gian dành cho việc học bài ,và làm bài ở nhà . Giáo viên có lòng nhiệt tình trong công việc ,nhưng khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều bỡ ngỡ .Một số giáo viên khi thực hiện các bài lên lớp còn ít sử dụng thí nghiệm và các hoạt động thực hành .Tình trạng dạy chay vẫn còn làm cho tiết học kém hấp dẫn mất tính sinh động của giờ học .Một số giáo viên chú ý sử dụng phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi dẫn dắt gợi mở .Về hình thức các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực phát biểu ý kiến song vẫn chờ đón kiến thức từ phía giáo viên .Đây chưa phải là hoạt động chủ động độc lập của học sinh để tìm ra tri thức cho mình .Chưa tạo ra cho học sinh hứng thú để tìm hiểu thực tế sinh học .Có giáo viên sử dụng đồ dùng , thí nghiệm còn chưa khai thác hết khả năng cùa đồ dùng , đồng thời song song với việc đó chính là khâu tổ chức học sinh hoạt động còn mang hình thức với hiệu quả chưa cao ,thậm chí không có hiệu quả . Chính từ tình trạng đó ,khiến tôi rất băn khoăn và trăn trở .Vậy phải làm như thế nào ?dạy như thế nào ? để phát huy tính tích cực độc lập ,tự mình nắm lấy tri thức .Sáng tạo ,năng động ,có hứng thú học tập bộ môn và biết ứng dụng trong cuộc sống .Tôi nhận thấy cần phải tìm ra nguyên nhân ,cần phải đổi mới phương pháp dạy ,và cách học cho học sinh như thế nào để khắc phuc tình trạng trên. II-nhiệm vụ -phương pháp nghiên cứu 1- Nhiệm vụ Bộ môn sinh học là một môn khoa học tự nhiên ,ứng dụng .Nó đòi hỏi người giáo viên tổ chức ,dẫn dắt học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trưù tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn . Như vậy với lớp 6 ,yêu cầu cơ bản trong giảng dạy sinh học đó là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh được tự lực ,chủ động ,sáng tạo trong việc tìm ra tri thức mới Với thực trạng học sinh học trong trường THCS như đã nêu trên . Để thực hiện được nhiệm vụ năm học 2005-2006 , tôi đặt ra ý tưởng : Đi sâu vào việc sử dụng phương pháp thực hành ,sử dụng đồ dùng phối kết hơp với các phương pháp tích cực khác ,để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh giúp học sinh tự làm chủ tri thức khoa học và biết áp dụng vào cuộc sống . 2
- Nếu đạt kết quả tốt ,tôi sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để vận dung trong những năm sau : 2-Phương pháp nghiên cứu : - Sử dụng phương pháp quan sát : +Dự giờ đồng nghiệp cùng chuyên môn . +Dự giờ thăm lớp . - Phương pháp phân tích đánh giá ,tổng kết kinh nghiệm . - Phương pháp thực nghiệm sư phạm . III- đối tượng ,phạm vi,cơ sở nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là :Sử dụng phương pháp thực hành trọng dạy học sinh học ở trường THCS trong năm học 2005-2006 . Tôi chọn : Lớp 6C :Thực nghiệm- nghiên cứu . Lớp 6H làm đối chứng . số lượng giáo viên dạy sinh học khối 6 là 02 giáo viên . Phần II :giải quyết vấn đề I- Đặc điểm tình hình Trường THCS Đông lỗ là một trường hạ huyện với cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn , kinh tế địa phương còn chậm phát triển ,đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác .song năng lực của một số ít giáo viên còn hạn chế . Học sinh vừa ở tiểu học lên còn nhiều bỡ ngỡ ,bước đầu làm quen vơi môn sinh học và việc đóng vai trò các nhà khoa học làm một điều khá lý thú với các em . Sau khi học song tiết 3 “Đặc điểm chung của thực vật ’’ .Tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát việc nắm kiến thức và sự hiếu biết của học sinh về môn sinh học với đề bài như sau : “ Thực vật ở nước ta rất phong phú ,nhưng vì sao chúng ta phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng ?”. Kết quả như sau : STT Lớp Sĩ số Điiểm trên Điểm dưới trung bình trung bình 1 6C 41 25 16 2 6H 40 21 19 3
- Qua kết quả khảo sát trên ta thấy ,học sinh chưa nắm được chắc kiến thức còn khá nhiều .học sinh hiểu biết về thế giới sinh vật còn nhiều hạn chế. Qua tìm hiểu thực tế môn tự nhiên -xã hội ở tiểu học ,tôi thấy học sinh học tập thụ động ,chờ đón kiến thức từ phía giáo viên. Học sinh chỉ nghe thụ động và học vẹt những kiến thức ghi chép lại ,nên học sinh nhanh quên . Học sinh không được sắm vai như là một nhà nghiên ccứu ,không được tham quan học tập nên vốn hiểu biết về thế giới sinh vật còn nhiều hạn chế . Từ kết quả trên tôi đã định hướng dạy cho học sinh cách học để các em tự học tự chiếm lĩnh tri thức khoa học cho mình ,là cơ sở giúp các em tìm hiểu về thế giới tự nhiên như một nhà nghiên cứu khoa học thực thụ . Để làm được diều đó, việc sử dụng phương pháp thực hành phối kết hợp với các phương pháp tích cực khác là một yếu tố không thể thiếu trong dạy học sinh học trường THCS . II- Nội dung : Tôi xác định phương pháp thực hành là một trong những phương pháp dạy học rất quan trọng đối với bộ môn sinh học , Phương pháp thực hành được sử dụng không chỉ dừng laị ở một bài hay một tiết học mà nó cần được giáo viên ứng dụng sáng tạo xuyên suốt trong cả quá trình dạy học sinh học của mình đặc biệt là sinh học 6 . Phương pháp thực hành được sử dụng dưới nhiều dạng bài khác nhau điều đó yêu cầu giáo viên phải biết sử dụng phù hợp với mỗi dạng bài một cách sáng tạo nhất và có hiệu quả nhất . Dạng bài : -Thực hành trong một tiết học thực hành . -Bài lý thuyết kết hợp với thực hành , thí nghiệm . -Bài lý thuyết dưới dạng thực hành . -Tìm hiểu thực tế với mỗi bài học . -Tham quan học tập ,vv Sử dụng phương pháp thực hành được coi là tích cực .Khi thực hành thí nghiệm ,mô hình mẫu vật là nguồn kiến thức để học sinh khai thác tìm hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau . Trong thực hành thí nghiệm ,học sinh phải xác định rõ mục đích của thí nghiệm ,các điều kiện thí nghiệm , tự tiến hành thí nghiệm . Học sinh được nghiên cứu tìm hiểu ,được làm ,được quan sát các diễn biến của quá 4
- trình thí nghiệm . Cuối cùng hoc sinh sẽ được giải thích các kết quả thí nghiệm bằng việc thiết lập các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng .theo phương pháp này ,kiến thức mới đã được học sinh tự tìm ra từ hoạt động thực hành thí nghiệm của bản thân .Vì vậy vai trò của người giáo viên là rất quan trọng .thầy là người chỉ đạo hướng dẫn giúp học sinh tư duy chú trong chiếm lĩnh tri thức. Thầy Trò Tri Thức Do đó bắt đầu từ khâu soạn thảo : giáo viên cần xác định dõ mục tiêu càn đạt được của baì học .Thiết kế các hoạt động của học sinh như thế nào để học sinh được ;hoạt động nhiều hơn ,thực hành nhiều hơn ,thảo luận nhiều hơn tư duy nhiều hơn . Khi lên lớp , giáo viên là huấn luyện viên , là người giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện .Trong mỗi giờ học thì học sinh hoạt động là chính . Học sinh thực hiện các hoạt động độc lập - Cá nhân hoặc theo nhóm .Giáo viên chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận . Với mỗi bài học sinh học ,giáo viên cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh chủ động , tích cực và tự mình chiếm lĩnh tri thức khoa học . Muốn vậy cần phải : -Tạo cho học sinh có nhu cầu mong muốn tìm hiểu các đối tượng ,hiện tượng sinh học. -Học sinh cần tự lực tham ra vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn . -Học sinh có điều kiện bộc lộ khả năng nhân thức ,được tự bảo vệ ý kiến của mình. Khi tranh luận . -Giáo viên cần khuyến khích học sinh đưa ra các thắc mắc ,nêu lên các tình huống có vấn đề và cùng nhau giải quyết vấn đề . 5
- Để làm tốt các điêù đó ,giáo viên cần sử dụng phương pháp thực hành phối kết hợp với các phương pháp tích cực khác và đặc trưng của bộ môn sinh học 1-Ví dụ 1: Với bài thực hành lên lớp:1tiết Tiết 6 : Quan sát tế bào thực vật . I -Mục tiêu - Chuẩn bị được một số tiêu bản tế báo thực vật - Có kỹ năng sử dụng kính hiển vi. - Có kỹ năng vẽ hình đã quan sát. *Trọng tâm :quan sát tế bào thực vật . II- Chuẩn bị . 1- Giáo viên : Kính hiển vi ,lam kính ,la men. - ống nhỏ giọt,nước cất ,dung dịnh thuốc nhuộm xanhmê tylen. - Kim nhọn ,giấy thấm , cốc vv - Tranh vẽ ,mẫu vật : +Củ hành khô, thài lài tía .vv +Quả cà chua chín ,hồng chín vvv 2- Học sinh :Mẫu vật (như trên) -Vở bài tập , bút chì -Học kỹ bài cũ . III -Tiến trình bài lên lớp . 1- ổn định lớp 2-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3-Bài mới. * Giáo viên giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 :Yêu cầu bài thực hành Xác định dõ yêu cầu của bàu làm và GV đưa ra yêu cầu bài thực hành và nhiệm nhiệm vụ cần hoàn thành vụ của học sinh trong tiết học * Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành - Nhận sự phân công: Cử nhóm 6