Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam

doc 23 trang sangkien 8942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kenh_hinh_trong_day_hoc_phan_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1- Cơ sở lý luận: - Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho học sinh ” - Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Các giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lí nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử. - Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy- học lịch sử hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong SGK một cách có hiệu quả bởi vì: hệ thống kênh hình trong SGK có vai trò rất quan trọng, nó nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn, ngoài ra còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. - Từ sự phân tích trên, tôi cho rằng vấn đề sử dụng kênh hình trong SGK nhằm phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử. 2- Cơ sở thực tiễn: - Trong tình hình đổi mới hiện nay, với việc triển khai thay SGK lớp 8 bậc THCS đang được tiến hành thì việc đổi mới phương pháp dạy- học, sử dụng tranh ảnh lịch sử để khai thác kiến thức là vấn đề không thể phủ nhận. - Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở nhiều trường THCS, giáo viên vẫn chưa triệt để sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK, vẫn còn nặng về
  2. thuyết trình kiến thứ, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh khi sử dụng. Sở dĩ có điều đó là do nhiều nguyên nhân: + Tranh, ảnh lịch sử còn thiếu, chưa phục vụ đầy đủ bài dạy. + Chưa có những tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử, giáo viên còn phải tự mầy mò nghiên cứu. + Giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của tranh, ảnh lịch sử. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong SGK, tôi thấy: Mỗi giáo viên cần phải xác định cho mình những biện pháp sử dụng và khai thác hệ thống kênh một cách hiệu quả nhất theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy- học lịch sử, bản thân tôi là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THCS, trực tiếp giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 8, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải làm thế nào để khai thác có hiệu quả hệ thống kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng môn học, phát triển năng lực tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện bài viết này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Nghiên cứu lý thuyết. - Quan sát sự phạm. - Thực nghiệm sư phạm.
  3. - Phương pháp thống kê. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình Lịch sử lớp 8, các kênh hình trong SGK Lịch sử 8 phần Lịch sử Việt Nam. - Phạm vi: do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất có hạn, ở đề tài này tôi xin trình bày một số biện pháp khai thác các tranh ảnh lịch sử trong SGK Lịch sử 8, phần Lịch sử Việt Nam. PHẦN II: NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SGK NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 8- THCS: 1- Tính tích cực của học sinh trong học tập: - Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức, song đó là quá trình nhận thức đặc thù- Vì vậy, nói đến tính tích cực học tập, thực chất là nói đến tính tích cực của sự nhận thức. - Từ đó chúng ta có thể hiểu: tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh thể hiện trong khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. - Trong quá trình dạy- học, chúng ta có thể nhận biết tính tích cực của học sinh ở những mặt sau:
  4. + Thứ nhất: học sinh tập trung chú ý, theo dõi vấn đề đang học; khoa khát, tự nguyện tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. + Thứ hai: là đào sâu suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi được giải thích những vấn đề giáo viên trình bày chưa rõ. + Thứ ba: chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân nhận thức những vấn đề mới. + Thứ tư: hào hứng, say mê tiếp thu bài giảng của thầy, cô, cố gắng hoàn thành những vấn đề được giao. Ngoài ra còn có thể nhận biết sự tích cực của học sinh qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt khi theo dõi bài giảng. 2- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc khai thác và sử dụng hệ thống kênh hình trong SGK: - Bộ môn Lịch sử có đặc trưng riêng: Quá khứ là không trực tiếp quan sát. Vì vậy việc sử dụng và khai thác kênh hình là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại chính xác và gần nhất. Góp phần vào sự tích cực của học sinh trong học tập, qua đó nâng cao chất lượng nhận thức, thể hiện ở các mặt sau: + Ý nghĩa giáo dục:Việc khai thác kênh hình có hiệu quả góp phần tích cực vào việc giáo dục tư tưởng tình cảm, đặc biệt là những xúc cảm thẩm mĩ cho HS. + Ý nghĩa phát triển: Việc khai thác tốt kênh hình giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Kênh hình giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Học sinh có hứng thú trong khai thác tranh, ảnh. Từ đó sẽ giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả. - Như vậy, khai thác và sử fụng hiệu quả kênh hình trong SGK là một trong những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử của học sinh; đồng thời giáo viên cũng có thể gây hứng thú nhận thức cho học
  5. sinh thông qua hệ thống kênh hình. Có nghĩa là việc khai thác tốt kênh hình sẽ giúp học sinh đi từ chưa biết đến biết và hiểu lịch sử. Với tất cả những ý nghĩa nói trên việc khai thác và sử dụng kênh hình trong SGK góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy- học lịch sử, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại. 3- Hệ thống kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 8. - Sách giáo khóa Lớp 8 được biên soạn một cách công phu với số lượng kênh hình phong phú và tiêu biểu. Giờ đây học sinh có trong tay một bộ sách giáo khoa lịch sử mới, nội dung kênh hình phong phú, đa dạng nên học sinh đã có nhiều hứng thú hơn khi học bộ môn. - Hệ thống kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 8 bao gồm rất nhiều loại: + Các loại bản đồ, lược đồ Lược đồ địa danh Bản đồ ranh giới lãnh thổ Lược đồ diễn biến các trận đánh + Các loại hình vẽ, tranh ảnh Tranh phản ánh thành tựu văn hóa vật chất. Lược đồ phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ảnh chân dụng.
  6. - Kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 8 có vai trò đặc biệt trong việc truyền đạt đến học sinh những hình ảnh sinh động, chính xác và “cầu nối” ngắn nhất giữa kiến thức với nhận thức của học sinh. Vì vậy cần phải có một cách khai thác và sử dụng hiệu quả để giảng dạy lịch sử lớp 8. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY- HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 8- THCS: 1- Những lưu ý chung khi sử dụng: Để phát huy hết hiệu quả khi sử dụng hệ thống kênh hình, điều quan trọng là giáo viên phải xác định cho mình nên sử dụng, khai thác thế nào. Theo tôi, khi sử dụng hệ thống kênh hình, giáo viên cần chú ý những điểm sau: - Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp, đảm bảo phát huy được sự chú ý và tính tích cực của học sinh vào khai thác kênh hình. - Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử dụng kênh hình vào bài dạy, và phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khai thác một cách hợp lí và hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. - Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác, giáo viên phải hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong kênh hình đó là gì, tức là phải hiểu hết bản chất của kênh hình. - Phải đảm bảo sự kết hợp giữa lời nói với việc trình bày nội dung kênh hình theo hướng rèn luyện khả năng thực hành của học sinh, đồng thời kết hợp với các tài liệu khác khi sử dụng. 2- Một số biện pháp sử dụng và khai thác đối với từng loại kênh hình cụ thể:
  7. Khi sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình thì trước hết giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tốt theo những lưu ý nói trên; đồng thời dựa trên cơ sở đó, đối với mỗi loại kênh hình cụ thể cần kèm theo các bước sử dụng và khai thác như sau: a) Đối với tranh, ảnh lịch sử: * Trong SGK Lịch sử lớp 8; Tranh, ảnh lịch sử bao gồm có tranh ảnh phản ánh những thành tựu văn hóa, vật chất và tranh, ảnh chân dụng. Việc khai thác hình vẽ, tranh ảnh trong dạy- học lịch sử là một biện pháp sư phạm rất quan trọng giúp cho học sinh hình dung được quá khứ, làm phong phú kiến thức cho các em. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua khai thác tranh, ảnh là một việc cũng hết sức khó khăn. Để đạt hiệu quả khi sử dụng, giáo viên cần phải thực hiện tốt các bước sau: - Giáo viên hiểu đầy đủ những thông tin kiến thức trong tranh, xây dựng được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, xác định thời điểm hợp lí khi sử dụng. - Đối với tranh ảnh phản ánh thành tựu văn hóa, vật chất thì giáo cho học sinh quan sát toàn cảnh bức tranh, giáo viên gợi ý, sau đó miêu tả toàn bộ, tỉ mỉ theo phương pháp đàm thoại. - Đối với tranh, ảnh phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo viên cho học sinh quan sát toàn bộ bức tranh theo nguyên tắc từ trên xuống, từ trai qua phải. Tiếp đó gợi mở một số câu hỏi định hướng có vấn đề hướng dẫn học sinh khai thác tranh sau đó giáo viên bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức phản ánh trong tranh. Ngoài ra, cần lưu ý: - Trong dạy- học Lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn hcọ sinh tập trung chủ yếu vào tranh, ảnh có liênq uan đến sự kiện, tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh.