Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học "Các quốc gia cổ đại phương Đông"

doc 25 trang sangkien 26/08/2022 7404
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học "Các quốc gia cổ đại phương Đông"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_tai_lieu_tham_khao_va_kenh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học "Các quốc gia cổ đại phương Đông"

  1. 1. Lí do chọn đề tài Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh. Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đề cập và đặt ra trong thực tiễn trong suốt nhiều năm gần đây và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tất cả đều khẳng định phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đó là một trong những vấn đề đòi hỏi các nhà giáo dục hiện nay cần thực hiện để đạt hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra là sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trong để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu là: - Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa và coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy – học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương Trang 1
  2. tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hấp, dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. - Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo khoa mà không được chú trong bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước. - Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang tình hình thức minh hoạ cho bài giảng. Chính vì vậy mà để phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì kênh hình trong sách giáo khoa có một ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Kênh hình sẽ giúp cho học sinh có được những biểu tượng lịch sử, qua đó hình thành các khái niệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát, khắc phục tình trạng, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Qua hệ thống kênh hình sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu sâu kiến thức lịch sử. Từ những vấn đề đã nêu trên đây, đó là lí do em chon đề tài “sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học “các quốc gia cổ đại phương đông” B. NỘI DUNG I. Những vấn đề chung 1. Tác dụng của việc sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong bài học lịch sử ở trường THCS. Trong việc sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong bài học lịch sử ở trường THCS, để nắm vững được những nội dung cũng như những cách thực hiện mang lại hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy ngươi giáo viên trước tiên cần nắm vững những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng, nó là tiền đề là bước khởi đầu cho sự thành công trong công tác giảng dạy lịch sử trong thời kì công nghệ thông tin hiện đại như ngày nay. 1.1 Khái niệm về quá trình dạy học . Trang 2
  3. Theo quan niệm cổ truyền : quá trình dạy học là tập hợp những hành động liên tiếp, thâm nhập vào nhau của giáo viên và của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống những cơ sở khoa học và trong quá trình đó, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan. Như vậy quá trình dạy học được hiểu là một tập hợp những hoạt động của thây và trò, dưới sự hướng dẫn chủ đạo của giáo viên nhằm giúp trò phát huy được nhân cách và nhờ đó mà đạt tới mục đích dạy học . Theo quan niệm hiện nay, quá trình dạy học là một quá trình tương tác ( hợp tác) giữa thầy và trò, trong đó thầy chủ đạo nhờ các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh, còn trò tự giác, tích cực, chủ động thông qua việc tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học. Khái niệm nêu trên về quá trình dạy học sẽ được phân tích kỹ nhờ những cách tiếp cận mới để vạch rõ bản chất của khái niệm. 1.2 Bản chất của quá trình dạy học . Sự hiểu biết của con người chỉ có thể trở nên sâu sắc và có hiệu quả khi sự hiểu biết đó không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu mang tính hình thức bên ngoài của sự vật hiện tượng khiến ai cũng có thể cảm nhận được bằng trực giác, mà cái khó hơn chính là nhận biết, phát hiện được thực chất bên trong những gì cấu thành sự vật và hiện tượng đó, quy định sự tồn tại, phát triển và tiêu vong của chúng. a. Những cơ sở để xác định bản chất của quá trình dạy học . Để xác định bản chất của quá trình dạy học, cần căn cứ vào mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức của loài người với hoạt động học tập của học sinh và mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động của học trong quá trình dạy học. Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, không ngừng tích luỹ, hệ thống hoá, khái quát hoá kinh nghiệm, những tri thức và truyền đạt lại cho các thế hệ kế tiếp. Trong xã hội diễn ra hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động dạy học cho thế hệ trẻ trong đó hoạt động nhận thức của loài người đi trước theo con đường vòng nhằm tìm tòi phát hiện những cái mới khách quan, còn hoạt động học của học sinh cũng là quá Trang 3
  4. trình nhận thức nhằm lĩnh hội những cái mới chủ quan được diễn ra trong môi trường sư phạm, có sự hướng dẫn, có vai trò chủ đạo của giáo viên. Khi xác định bản chất của quá trình dạy học cần xem xét mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Dạy và học phản ánh tính hai mặt của quá trình dạy học, chúng thống nhất biện chứng với nhau. Thầy đóng vai trò chủ đạo, trò tích cực, tự giác, chủ động lĩnh hội tri thức kỹ năng và tự làm phong phú vốn hiểu biết của mình. b. Những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện nay. Hoạt động học tập của học sinh được tích cực hoá trên cơ sở nội dung dạy học ngày càng hiện đại hoá. Thực tiễn quá trình dạy học đang tồn tại một mẫu khá phổ biến, một bên là nội dung dạy học không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại hoá, nội dung thì quá tải- mà thời gian học tập thì quá hạn, phương pháp, phương tiện dạy học lại lạc hậu, lỗi thời Trong quá trình dạy học hiện nay, học sinh có vốn sống và năng lực nhận thức phát triển cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay , được sống trong môi trường tri thức ngày càng phong phú học sinh thường xuyên được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin rất đa dạng. So với trẻ cùng độ tuổi ở các thế hệ trước, học sinh ngày nay có năng lực nhận thức và vốn sống phát triển hơn, thông minh hơn, năng động hơn Vì vậy hoạt động dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, tạo nên sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức. Trong quá trình học tập, học sinh có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kỹ năng do chương trình đã qui định. Nhìn chung đa số học sinh không thoả mãn với nội dung những gì các em được học trong chương trình, các em luôn nhạy cảm với cái mới, muốn học thêm, tự tìm tòi, phát hiện cái mới muốn liên hệ lí luận với thực tiễn, muốn phát hiện và giải quyết vấn đề bằng nhiều con đường, cách thức, phương án khác nhau, muốn được học thêm những môn tự chọn, tuỳ chọn Quá trình dạy học hiện nay được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng hiện đại. Trang 4
  5. Cùng với sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, các nhà trường hiện nay cũng đã được trang bị khá đầy đủ các phương tiện dạy học, nhờ vậy mà gây hứng thú cho học tập cho học sinh, giúp họ lĩnh hội nhanh dễ dàng hơn những tri thức và vận dung linh hoạt sáng tạo tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Từ sự phân tích các cơ sở trên, chúng ta nhận thấy, hoạt động học tập của học sinh được tiến hành trong những điều kiện sư phạm nhất định có sự tổ chức , điều khiển, hướng dẫn cụ thể của giáo viên thông qua việc lựa chọn nội dung, việc vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học. Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập không phải diễn ra theo đường vòng, những thử nghiệm sai lầm, những thất bại tất yếu thường xảy ra như trong nhận thức khoa học Vậy quá trình dạy học, về bản chất là quá trình nhận thức đặc biệt của học sinh do giáo viên tổ chức, điều khiển nhằm chiếm lĩnh nội dung học vấn phổ thông. Nói cách khác, dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học. 1.3 Thực trạng quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Trong thời gian qua, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thì vai trò, vị trí của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông đã không ngừng được củng cố và nâng cao . Thực tế kết quả việc dạy và học môn lịch sử đã thể hiện rõ việc hoàn thành nhiệm vụ của môn ở những điểm cơ bản sau. Đã góp phần xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục và mĩ dục. Đặc biệt với lợi thế bộ môn đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Bộ môn lịch sử đã góp phần xứng đáng trong việc xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng cao quý của Đảng. Đó là lớp người có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là lớp người hiểu rõ cội nguồn dân tộc, hiểu rõ công lao của tổ tiên, của các vị anh hùng, liệt sĩ đã dũng cảm , thông minh sáng tạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua các thời đại lịch sử nên họ có đủ cơ sở để hiểu tại sao phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Trang 5