Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập Toán 8

doc 27 trang sangkien 12921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập Toán 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_bai_tap_trac_nghiem_trong_cac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập Toán 8

  1. ĐỀ TÀI: sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập toán 8. PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU. I. Lý do chọn đề tài 1 II. Nhiệm vụ của đề tài 2 III. Phạm vi nghiên cứu 3 IV. Đối tượng nghiên cứu .3 V. Phương pháp nghiên cứu và tiến hành .3 VI. Dự kiến kết quả của đề tài .4 B. NỘI DUNG I. Phương pháp chung .5 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh .6 III. Các bài tập trắc nghiệm, chuẩn bị và phương pháp tổ chức 7 PHẦN I: HỌC KỲ I. 1. Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức 8 2. Chương II: Phân thức đại số .9 3. Chương I: Tứ giác 11 4. Đa giác. Diện tích đa giác .13 5. Oân tập học kỳ I .15 PHẦN II: HỌC KỲ II. 1. Chương II: Phương trình Bậc nhất một ẩn 18 2. Chương IV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn 20 3. Chương III: Tam giác đồng dạng 21 4. Chương IV: Hình lăng tụ đứng. Hình chóp đều .23 5. Oân tập học kỳ II .26 VII: Kết luận VII: Tài liệu tham khảo Giáo viên thực hiện: ĐỖ MINH TRÍ 1
  2. ĐỀ TÀI: sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập toán 8. A. MỞ ĐẦU. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - Trong các kiểu bài lên lớp của môn Toán THCS, có một kiểu bài gây không ít khó khăn cho giáo viên khi lên lớp, nhất là các giáo viên có bề dày kinh nghiệm chưa nhiều, đó là kiểu bài “ ôn tập chương và ôn tập học kỳ” - Muốn dạy tốt một tiết ôn tập, giáo viên phải biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp tích cực trong các hoạt động dạy học, biết sử dụng phương pháp phù hợp với nội dung và kiểu bài lên lớp. Vã lại tiết ôn là nhằm củng cố lại toàn bộ kiến thức mà học sinh đã học trong một chương hay trong học kỳ, để học sinh tái hiện lại kiến thức cơ bản của chương đó hay học kỳ đó mà áp dụng vào trong tiết kiểm tra và thi học kỳ một cách có hiệu quả . - Qua mỗi bài kiểm tra tiết hay học kỳ điều có hai phần, phần trắc nghiệm và phần tự luận. Trong phần trắc nghiệm có ba phần cơ bản: Trắc nghiệm nhận biết, trắc nghiệm thông hiểu và trắc nghiệm vận dụng. Thông qua nội dung ôn tập, giáo viên cần tạo tình huống giúp học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo. Qua đó từng bước rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức khi làm bài kiểm tra tiết và học kỳ. - Để dạy tốt bài “ ôn tập” giúp học sinh có kĩ năng làm bài trắc nghiệm. Qua các năm giảng dạy khối 8 bản thân thấy cần thiết phải “ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG CÁC TIẾT ÔN TẬP TOÁN 8” - Phương pháp dạy học toán hiện nay ở trường THCS được tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động. Học sinh được học tập cá nhân là chính (tự học) kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ (học tập hợp tác) dưới sự điều khiển của giáo viên. Thầy giáo tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ nhận thức của các em, làm trọng tài trong thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề và khẳng định kiến thức. Hai phương pháp được áp dụng rộng rãi là: • Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. • Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. - Đổi mới giáo dục phổ thông đồng nghĩa với đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. Giáo viên thực hiện: ĐỖ MINH TRÍ 2
  3. ĐỀ TÀI: sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập toán 8. - Việc sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập môn Toán 8 là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu nêu trên, đồng thời giúp học sinh nhận dạng và thể hiện một khái niệm, một qui tắc, một định lí một cách rõ ràng và có cơ sở. Từ đó các em có thể vận dụng vào phần luyện tập củng cố một cách rất có hiệu quả. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. Trong đề tài này đưa ra một số loại bài tập trắc nghiệm thường dùng khi ôn tập là: Tóm tắt những kiến thức cần nhớ có thể sử dụng các loại bài tập trắc nghiệm sau: + Đúng – sai. + Nhiều lựa chọn + Điền khuyết. + Ghép đôi. Vận dụng lý thuyết để giải quyết bài tập có thể sử dụng các loại bài tập trắc nghiệm sau: + Xác định lỗi sai. + Nhiều lựa chọn + Điền khuyết. + Sắp xếp thứ tự. * Trắc nghiệm đúng – sai: - Phần dẫn loại câu này trình bày nội dung nào đó mà học sinh phải đánh giá là đúng hay sai. Phần trả lời có hai phương án: đúng (kí hiệu chữ Đ) và sai (kí hiệu chữ S) vào các ô trống thích hợp hay khoanh tròn ở trước câu trả lời đúng. - Dạng trắc nghiệm này với những nội dung chỉ có một hoặc hai phương án trả lời có “giá trị”. Nhằm giúp học sinh thông hiểu kiến thức và học tập hợp tác theo nhóm. * Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Thường gồm hai phần. - Phần dẫn trình bày một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh. Phần trả lời gồm 4 câu trả lời hoặc mệnh đề dùng để trả lời hoặc hoàn chỉnh câu dẫn. - Để làm được loại này học sinh phải đọc toàn bộ phần dẫn và phần trả lời rồi chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu được chọn. Qua đó nhằm rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và tập được kỹ năng giải bài Giáo viên thực hiện: ĐỖ MINH TRÍ 3
  4. ĐỀ TÀI: sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập toán 8. tập trắc nghiệm khi làm bài kiểm tra. * Trắc nghiệm điền khuyết: Là những câu còn để lại một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải chọn từ thích hợp để điền vào. Nhằm giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức có lựa chọn, có hệ thống và hoàn thành các bảng tổng kết. * Trắc nghiệm ghép đôi: Các câu ghép đôi thường được trình bày thành hai dãy, dãy bên trái là phần dẫn gồm các câu hỏi hoặc các câu chưa hoàn chỉnh, dãy bên phải là phần trả lời hoặc các mệnh đề để hoàn chỉnh câu dẫn. Là công cụ giúp cho học sinh rèn luyện luyện và phát triển tư duy, biết đánh giá và tự đánh đánh giá trong quá trình học toán. * Sắp xếp thứ tự: Các câu hỏi có nội dung hoàn chỉnh nhưng sắp xếp moat cách lộn xộn, yêu cầu học sinh phải sắp xếp lại cho đúng. Dạng này có tác dụng rèn luyện tư duy ngôn ngữ cho học sinh. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Phát triển năng lực tư duy học sinh thông các bài tập trắc nghiệm, từ đó tạo tiền đề cho các em có ý thức khi làm bài thi học kỳ, bài thi chuyển cấp, IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đề tài áp dụng đối với học sinh THCS chủ yếu là học sinh khối 8 trong các tiết ôn tập chương, ôn tập cuối học kỳ, cuối năm. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH. a) Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo thu thập tư liệu. - Phân tích, tổng kết kinh nghiệm. - Kiểm tra kết quả chất lượng học sinh. b) Phương pháp tiến hành: Thông qua các tiết ôn tập đưa ra các bài tập trắc nghiệm phù hợp với nội dung chương trình. VI. DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp ích cho học sinh ở trường THCS đặc biệt là học sinh khối 8 khi học kiểu bài ôn tập. Qua đó giúp các em có phương pháp làm tốtmột đề kiểm tra, một đề thi học kỳ hay cuối cấp. Giáo viên thực hiện: ĐỖ MINH TRÍ 4
  5. ĐỀ TÀI: sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập toán 8. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. Trong đề tài nầy bản thân đưa ra các hoạt động chủ yếu của tiết ôn tập là việc chuẩn bị cần thiết của giáo viên và học sinh . Các bài tập trắc nghiệm hổ trợ cho hoạt động tái hiện, hệ thống hoá và vận dụng kiến thức. I. PHƯƠNG PHÁP CHUNG. Khi dạy một tiết ôn tập bản thân cần tổ chức các hoạt động sau: 1. Hoạt động 1: Tái hiện và hệ thống hoá kiến thức: - Cho học sinh trả lời câu hỏi ôn tập liên quan đến các kiến thức cần hệ thống hoá. Thông qua đó giáo viên hình thành các nội dung chính cần ôn tập. - Thông qua bài tập trắc nghiệm ghép đôi và bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn để tái hiện các kiến thức không phải ghi trong bài tổng kết chương. - Thông qua các bài tập trắc nghiệm điền khuyết để hoàn thành bảng tổng kết kiến thức, hoặc các kiến thức có cấu trúc A B . 2. Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức: Trong hoạt động này giáo viên cho học sinh làm các bài tập ôn tập theo hệ thống từ dễ đến khó phù hợp với các đối tượng học sinh và nội dung ôn tập ( không nhất thiết phải giải hết các bài tập ôn tập trong SGK) Có thể lồng hoạt động này vào hoạt động 1 để vừa ôn vừa luyện theo kiểu “cuốn chiếu” 3. Hoạt động 3: Củng cố, khắc sâu kiến thức và thuật toán cơ bản: Tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên tổ chức hoạt động này cho thích hợp, có thể đan xen hoạt động này cùng lúc với hoạt động 1 và hoạt động 2. Có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ để khắc sâu kiến thức tổng hợp của chương và các thuật toán cơ bản. 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn ở nhà: - Kiến thức cần học, cần ghi nhớ. - Bài tập cần làm, cần tìm hiểu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: a. Về kiến thức: Giáo viên thực hiện: ĐỖ MINH TRÍ 5
  6. ĐỀ TÀI: sử dụng bài tập trắc nghiệm trong các tiết ôn tập toán 8. - Thông thường giáo viên thường ôn tập theo hệ thống câu hỏi ôn tập và các bảng tổng kết hoặc bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ có sẳn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên không phải bâùt kì chương nào cũng đủ nội dung cần thiết để giúp giáo viên dựa vào đó triển khai các hoạt động ôn tập. Chính vì thế việc định hướng kiến thức cho tiết ôn tập là tối cần thiết. - Khi định hướng kiến thức giáo viên cần dựa vào mục tiêu và hệ thống kiến thức cơ bản của chương để đưa ra chuẩn kiến thức với kết cấu thời gian hợp lý. Khi chuẩn bị về kiến thức giáo viên cần lưu ý các điểm sau: - Kiến thức đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống, ngắn gọn nhưng đủ nghĩa. Hạn chế đi sâu lý thuyết, ít luyện tập. - Ứng với mỗi đơn vị kiến thức cần có hệ thống bài tập hỗ trợ hoặc bài tập vận dụng ( từ dễ đến khó nhằm phát huy trí lực cho mọi đối tượng học sinh trong một lớp) - Phân chia kiến thức theo các chủ đề cơ bản cho tiết 1 và tiết 2 ( đối với bài ôn tập chương 2 tiết) b. Về phương tiện dạy học: - Đèn chiếu, giáo án điện tử ( nếu có thể). - Bảng phụ ghi nội dung kiến thức cần nhớ, hệ thống bài tập trắc nghiệm dạng: điền khuyết, đúng sai, ghép đôi. - Bảng tổng kết theo sách giáo khoa ( nếu có). 2. Chuẩn bị của học sinh: - Dụng cụ học tập cần thiết cho tiết ôn tập. - Trả lời các câu hỏi ôn tập chương trong sách giáo khoa hoặc do giáo viên đưa ra để chuẩn bị trước. - Ghi vào tập học các bảng tổng kết, phần tóm tắt các kiến thức cần nhớ trong sách giáo khoa (nếu có). III. CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM, CHUẨN BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC. PHẦN I: HỌC KỲ I 1) Chương I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC. Giáo viên thực hiện: ĐỖ MINH TRÍ 6