Sáng kiến kinh nghiệm Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - Một số điểm cần lưu ý

doc 14 trang sangkien 27/08/2022 5700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - Một số điểm cần lưu ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_soan_giang_tiet_tra_bai_viet_tap_lam_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - Một số điểm cần lưu ý

  1. Soạn giảng tiết trả bài viết Tập Làm văn - một số điểm cần lưu ý A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay trong dạy học, người giáo viên đang sử dụng hai loại hình giáo án: giáo án truyền thống (giáo án viết tay hoặc đánh máy trên Word) và giáo án điện tử. Thời gian gần đây, loại hình giáo án điện tử đang được người giáo viên thi đua soạn giảng và đã đạt hiệu quả cao. Nhưng không phải vì thế mà tuyệt đối hóa loại hình giáo án điện tử. Bởi vì, mỗi loại hình giáo án đều có những ưu – nhược điểm riêng, đặc biệt là trong các giờ dạy Văn. Vì vậy, tùy vào tính chất của từng bài dạy mà GV lựa chọn sử dụng loại hình giáo án làm sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Thực tế mà nói, dù là soạn giảng theo hình thức nào thì giáo án có một tác dụng rất lớn. Giáo án là một dàn ý chi tiết đã được giáo viên chuẩn bị trước một cách kĩ lưỡng, trù tính trước ý đồ thiết kế - tổ chức quá trình dạy và học cho từng bài dạy cụ thể trên lớp, nhằm giúp các đối tượng học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. Tuy thế, trong mỗi lần kiểm tra giáo án hay họp chuyên môn, nhiều giáo viên thường có câu nói cửa miệng “Giáo án chỉ là một hình thức đối phó!”. Mới thoáng nghe, chúng ta đều thấy cũng có lí, nhưng suy nghĩ cho kĩ càng, thấu đáo và nghiêm túc thì đó chỉ là sự bao biện không thể chấp nhận. Thực tiễn dạy học cho thấy nếu lên lớp không có giáo án, tức là không trù tính trước ý đồ tổ chức, thiết kế quá trình dạy học, hay có nhưng soạn sơ sài thì không có bất kì một giáo viên nào, dù đó là người có kinh nghiệm, có tay nghề giỏi cũng không thể hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả như ý. Đặc biệt, đối với những bài soạn cho tiết dạy trả bài viết Tập làm văn lại càng được ít giáo viên coi trọng. Qua nhiều lần kiểm tra hồ sơ trong trường và đi thanh tra giáo viên ở các trường bạn, chúng tôi thấy hầu hết giáo viên đều soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn thường rất sơ sài, mang tính chiếu lệ. Đó là những bài soạn được thiết kế bằng những gạch ngang đầu dòng về ưu – nhược điểm mà không thể hiện rõ đúng tính chất của một tiết trả bài viết Tập làm văn. Đó là vấn đề khiến cho tôi quan tâm và tìm cách tháo gỡ. Để chia sẻ kinh nghiệm nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên, tôi mạnh dạn xin trao đổi và đề xuất kinh nghiệm: Soạn giảng tiết trả bài viết Tập làm văn - một số điểm cần lưu ý. Do đối tượng tìm hiểu và áp dụng chỉ nằm trong phạm vi hẹp nên kinh nghiệm mà tôi đề xuất có lẽ chưa được toàn diện và có sức thuyết phục cao. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung và chia sẻ của quý thầy cô và quý đồng nghiệp gần xa để kinh nghiệm này được tốt hơn. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN TƯ LIỆU: 1. Phạm vi đề tài: Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ – M’đrắk 1
  2. Soạn giảng tiết trả bài viết Tập Làm văn - một số điểm cần lưu ý Để tiến hành nghiên cứu và rút ra được kinh nghiệm cho đề tài này, chúng tôi đã kiểm tra giáo án của đồng nghiệp trong trường và một số trường bạn trong huyện (kết hợp lúc đi thanh tra chuyên môn); tìm hiểu và phân tích những bài viết Tập Làm văn của HS lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Ngô Quyền, xã Cưmta, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk. 2. Nguồn tư liệu: - Những bài viết Tập Làm Văn trên lớp của học sinh ở các năm học: 2006 - 2007, 2007 – 2008. - Giáo án bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn của một số giáo viên Ngữ văn trong và ngoài nhà trường. III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Mục tiêu: - Khảo sát, phân tích, so sánh, đối chiếu và tìm hiểu hai cách soạn giáo án về tiết trả bài viết Tập làm văn của giáo viên. - Thống kê, phân tích, tổng hợp chất lượng, hiệu quả học tập (bài viết) của học sinh trước hai cách soạn giáo án về tiết trả bài viết Tập làm văn của giáo viên. 2. Nhiệm vụ: - Đề xuất khung sườn cách soạn giáo án tiết trả bài viết Tập làm văn phù hợp nhất, khả thi nhất. - Từ đó, thống nhất dàn ý chung nhất cho tiết trả bài viết. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1. Phương pháp khảo sát và phân loại 2. Phương pháp thống kê 3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 4. Phương pháp phân tích 5. Phương pháp tổng hợp B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Nội dung, chương trình Ngữ văn bậc THCS được cấu tạo theo nguyên tắc đồng tâm, trên cơ sở lấy 06 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, điều hành làm trục đồng quy với một sự tiếp nối, kế thừa và phát triển nâng cao rất lôgíc và hợp lí . 1. Nhận thức về vị trí của bài viết Tập làm văn: Mục tiêu cao nhất của bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng là giúp HS rèn luyện và thực hành kĩ năng tạo lập văn bản (nói – viết). Vì vậy, trong cấu trúc nội dung, chương trình SGK, các bài viết Tập làm văn đóng một vai trò quan trọng. Ở bậc THCS, học sinh được học và thực hành tạo lập 06 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm (trữ tình), lập luận (nghị luận), thuyết minh, điều hành (hành chính – công vụ). Riêng văn bản điều hành không có tiết thực Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ – M’đrắk 2
  3. Soạn giảng tiết trả bài viết Tập Làm văn - một số điểm cần lưu ý hành độc lập mà thực hành đan xen trong bài học. Đó là những kiểu văn bản chiếm nhiều số tiết học lí thuyết và thực hành. Chúng ta có thể thống kê lại như sau: Kiểu văn bản thực hành tạo lập Lớp Tự sự Miêu tả Biểu cảm Lập luận Thuyết minh Điều hành (nghị luận) 6 04 bài 04 bài 7 01 bài 03 bài 02 bài 8 02 bài 03 bài 04 bài 9 03 bài 04 bài 01 bài 2. Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của bài viết Tập làm văn: Các văn bản nói trên không chỉ được thực hành, luyện tập ở trường lớp mà còn ngay cả trong cuộc sống hằng ngày. Để có thể tạo lập được một văn bản (nói - viết) đơn giản hay phức tạp thì đòi hỏi người nói - viết phải có kĩ năng vận dụng tốt kiến thức tiếng Việt (chính tả, ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ), kiến thức văn bản (truyện, thơ, kịch, ), hay nói cách khác là người học phải biết vận dụng tổng hợp kiến thức Tập làm văn – Văn – Tiếng Việt, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. Vì thế, bài viết Tập làm văn là bài kiểm tra tổng hợp, toàn diện; là bước kiểm định cuối cùng, là tiêu chí đáng tin cậy và thuyết phục nhất để giáo viên vừa kiểm tra, đánh giá, nhận xét khả năng vận dụng và thực hành tạo lập văn bản của học sinh (khả năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, lối hành văn diễn đạt ), vừa có cái nhìn thẩm định khách quan nhất để rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp soạn giảng cũng như phương pháp dạy học. 3. Nhận thức về nội dung dạy học tiết trả bài viết Tập làm văn: Điểm chung của hoạt động dạy học văn theo tư tưởng truyền thống và cơ chế dạy - học hiện đại là lên lớp phải có giáo án. Song, giáo án của cơ chế dạy học hiện đại phải thể hiện rõ và nhịp nhàng, đều tay giữa chủ thể chỉ đạo (giáo viên) và chủ thể nhận thức (học sinh) trong từng nội dung hoạt động cụ thể. Nhưng không giống như bài soạn cho các bài dạy thông thường, bài soạn cho tiết trả bài thường không bao giờ có định sẵn trước một mục tiêu chuẩn nào cả, mà giáo viên chỉ có thể đặt ra được nội dung mục tiêu cho bài soạn, bài dạy ngay sau khi hoàn tất công đoạn chấm bài viết cụ thể của học sinh. Nói như vậy nghĩa là sau khi chấm, giáo viên mới tổng hợp được những sai sót và yếu kém từng mặt để từ đó mới đưa ra được những định hướng khắc phục, sửa chữa từng nội dung cụ thể cho học sinh. Bên cạnh đó cần phải nói thêm rằng mục tiêu của của các bài viết Tập làm văn là giúp học sinh thuần thục hơn các kĩ năng tạo lập văn bản, cho nên nhất thiết ở mỗi tiết trả bài, giáo viên cần phải có sự sáng tạo và đầu tư thỏa đáng, kĩ lưỡng xuất phát từ chất lượng bài viết của học sinh để có thể chỉnh sửa, uốn nắn được những gì mà các em chưa làm được từ khâu tìm hiểu đề đến bước viết bài hoàn chỉnh. Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ – M’đrắk 3
  4. Soạn giảng tiết trả bài viết Tập Làm văn - một số điểm cần lưu ý II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN: 1. Đối với giáo viên: - Chưa thật sự chú trọng đến thao tác hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân và cách sửa chữa những yếu kém trong bài viết của học sinh trong giờ dạy trả bài. - Còn xem nhẹ hoặc soạn qua loa các tiết trả bài viết Tập làm văn (do xưa nay không có ai đi dự giờ những tiết trả bài bao giờ cả). - Các bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn còn sơ sài, chung chung và trừu tượng. 2. Đối với học sinh: - Nhớ các thao tác, các bước tạo lập văn bản, nhưng lại mơ hồ trong thực hiện từng bước đó. - Qua đối chiếu 03 bài viết Tập làm văn gần nhau của một số em học sinh, chúng tôi thấy các lỗi nội dung, đặc biệt là lỗi hình thức thường không được khắc phục. Nói như vậy nghĩa là ở bài viết Tập làm văn sau, học sinh không hề rút ra được kinh nghiệm từ bài viết trước để khắc phục! III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG: 1.Nguyên nhân khách quan: - Các bài dạy tiết trả bài viết Tập làm văn không có tài liệu soạn mẫu hay mô hình bài soạn để tham khảo, thậm chí trong các đợt tập huấn soạn giáo án mấy năm trước đây cũng không thấy đề cập đến cách soạn. - Chưa có sự thống nhất cách soạn giảng và chưạ coi trọng thỏa đáng đến mục tiêu, hiệu quả của các tiết dạy trả bài Tập làm văn. - Không dự giờ, đánh giá và xếp loại giáo viên đối với các bài dạy tiết trả bài viết Tập làm văn. 2.Nguyên nhân chủ quan: - Giáo viên vốn quan niệm “giáo án chỉ là một hình thức đối phó” nên ít tìm tòi, sáng tạo, hoặc còn xem nhẹ, không đầu tư, không quan tâm đúng mức đến tác dụng, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài soạn tiết trả bài viết Tập làm văn. - Đa số học sinh có thói quen học vẹt bài văn mẫu mà không nắm vững các kĩ năng viết văn (tuy trong chương trình học sinh đã được tìm hiểu về lí thuyết cách tạo lập từng kiểu văn bản) - Tổ, nhóm chuyên môn chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của mình IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN: Căn cứ vào đặc thù bài dạy, thực trạng bài viết Tập làm văn của học sinh và bài soạn của giáo viên như đã nói ở trên, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp và thực hiện như sau: 1. Phần mục tiêu của bài soạn, bài dạy: Như đã nói ở trên, phần này tùy vào thực trạng bài viết của học sinh mà giáo viên linh động và sáng tạo để đặt ra mục tiêu cần đạt về kiến thức - kĩ năng - thái độ làm sao cho cho phù hợp với từng bài soạn, bài dạy tiết trả bài. Chẳng hạn, nếu bài viết của học sinh mắc lỗi tìm hiểu đề, lỗi tìm ý, lỗi chính tả hoặc lỗi xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn, lỗi hành văn, thì mục tiêu Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ – M’đrắk 4