Sáng kiến kinh nghiệm Rèn một số kỹ năng cơ bản để học sinh Lớp 3 viết đúng chính tả

doc 5 trang sangkien 10382
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn một số kỹ năng cơ bản để học sinh Lớp 3 viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_mot_so_ky_nang_co_ban_de_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn một số kỹ năng cơ bản để học sinh Lớp 3 viết đúng chính tả

  1. Kinh nghiệm rèn một số kỹ năng cơ bản để học sinh lớp 3 viết đúng chính tả I. đặt vấn đề. Việc rèn kỹ năng viết chính tả được luyện suốt bậc Tiểu học, chủ yếu qua các tiết chính tả, luyện viết, tập viết, điều quan tâm là các loại bài này cần có đủ độ khó thích hợp để sớm nâng cao và hoàn thiện trình độ viết đúng của học sinh. Bởi vì chữ viết rất được coi trọng: “nét chữ, Nết người” do đó việc rèn chữ viết được nhà trường chú trọng để nâng cao lên mức độ. để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học phân môn chính tả hiện nay quả là một điều tốt đối với học sinh, song bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không ít những khó khăn đặt ra. Ví dụ: Phân môn chính tả: Đòi hỏi phải viết tốc độ chính xác, nhưng trong thực tế thì học sinh viết bài chất lượng chưa cao (nhất là đối với học sinh lớp 3B lớp tôi chủ nhiệm) Vậy làm thế nào để giúp học sinh khắc phục tình trạng này là lý do để tôi tìm hiểu và nghiên cứu để có 1 số biện pháp khắc phục tình trạng. II/ Nội dung. 1) Thực trạng. Để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học về phân môn chính tả, ngoài những nắm bắt qua việc giảng dạy của bản thân tôi còn tiến hành dự giờ một số lớp khác và đồng thời cho học sinh viết nhiều bài chính tả. Qua việc chấm, chữa bài tôi thấy rằng. Phương pháp dạy của giáo viên: Chủ yếu giáo viên lên lớp là truyền đạt thông tin có sẳn trong (SGK) (Bằng thuyết trình) cả giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu sẳn có. Vì thế nên: Từ chỗ học sinh lớp 1, 2 đang còn viết văn bản đơn giản, viết ít hơn , bắt đầu chuyển sang lớp 3 học sinh đẫ phải viết nhiều hơn và đòi hỏi phải nhanh hơn, chính xác hơn. Nhất là đối với thể loại chính tả (Nghe- viết) đặc điểm 1
  2. của loại bài này là học sinh nghe đọc từng câu, từng đoạn do giáo viên đọc, nhẫm lại để xác định hình thức viết của từng chữ, từng từ rồi viết , việc nghe- hiểu ở đây giữ vai trò quan trọng đặc biệt là có tác dụng quyết định đối với việc viết đúng của học sinh (ngoài những lý do trên vẫn còn lý do nữa mà nó cũng tác động rất lớn đến việc viết đúng chính tả đó là ảnh hưởng phương ngữ.) Cụ thể là lỗi học sinh hay sai là về: a- Phụ âm đầu: Những lỗi học sinh thường mắc phải khi viết bài là: tr, ch, d, r, gi, k,c, q, ngh, ng, gh. b- vần: ai, ay c- dấu thanh: ~ / ? . 2) Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng cơ bản để HS lớp 3 viết đúng chính tả. Để giúp học sinh khắc phục những sai lầm trên và giúp học sinh rèn một số kỹ năng viết chính tả đúng qua nghiên cứu thực trạng và bằng kinh nghiệm ít ỏi của mình tôi có một đề xuất sau: a) Hướng dẫn chính tả. - Giáo viên đọc đúng, rõ ràng, đúng ngữ điệu trường hợp gặp câu gì dài giáo viên có thể đọc từng phần rõ nghĩa, tuyệt đối không nên đọc từng từ riêng lẽ, vì như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa ngữ ngiĩa để xác định cách viết. - Cho HS đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và tìm hiểu nội dung của bài. - Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài hoặc giáo viên chỉ ra những lỗi thường gặp hướng dẫn cho học sinh cách viết đúng. A1: Cách sửa lỗi về phụ âm. Phụ âm đầu các em thường sai trong bài viết : tr/ ch Ví dụ: Mái trường / mái chường trong lớp / chong lớp Gặp trường hợp này tôi sẽ hướng dẫn học sinh học thuộc các dạng tương tự , luyện tập nhiều rồi có thói quen và dùng đúng chứ cách phân biệt của phụ âm này không có quy luật riêng, cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ hoặc tôi sẽ phân tích tiếng (trường) 2
  3. Ví dụ: Trường tr + ương + thanh huyền Chường ch + ương + thanh huyền Trường, trong (mái trường) là dùng để gọi nơi các em đến học, còn (chường) thì dùng trong (chán chường) cách sửa lỗi phụ âm: d, r, gi. Học sinh hay sai ở các trường hợp: Ví dụ: - duyệt ninh / ruyệt binh - giáo dục / dáo dục - rì rào / dì dào Tôi hướng dẫn học sinh nắm vững luật chính tả: g và r không kết hợp với âm đệm, nếu âm đầu vần (là âm đệm) thì luôn đi với d, trong trường hợp các em viết (ruyệt binh) là sai vì âmđầu vần này là âm đệm, mà âm đệm thì sẽ không đi với âm “r”. Ví dụ: Tiếng (duyệt) d + uyêt + thanh nặng Những tiếng trong từ (Hán- việt) mang thanh ngã, nặng thì viết với phỏng tiếng động đều được viết với (r) Ví dụ: Rả rích các sửa phụ âm k/c/q ; ngh ; ng ; gh. Tôi sẽ hướng dẫn hcọ sinh vận dụng vào các quy luật chính tả. Ví dụ: - Viết là k khi đứng trước: i , e, ê, iê. - Viết là q khi đứng trước âm đệm: (ua) ua - Viết là c trong các trường hợp : ơ, a, u, ư - Viết là ngh khi đứng trước : i, e, ê, iê - Viết là gh khi đứng trước: i, e, ê,iê - Viết là ng trong các trường hợp còn lại : a, ă, â, o, ô, ơ nếu học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả thì khi viết bài hcó inh sẽ có cách viết đúng. A2: cách sửa lỗi về vần: Không những hướng dẫn các em sửa lỗi về âm tôi còn chú trọng đến một số 3
  4. lỗi sai về vần. Như trong bài chính tả (Nhớ - viết) “Bài hát trồng cây” Tiếng Việt lớp 3 , tập 2 học sinh hay viết sai: ay, ai Ví dụ: mê say / mê sai Trong trường hợp này tôi giải thích cho học sinh rõ nghĩa của từ đó thì học sinh sẽ xác định đúng cách viết, không những với từ (mê say) mà còn nhiều tiếng có vần ay. A3: Cách sửa lỗi về dấu thanh: Trên thực tế không ít học sinh viết sai dấu thanh từ chỗ các em chưa nắm vững hoặc chưa phân biệt được. Ví dụ: Nghĩ ngợi / nghỉ ngơi Trong ví dụ trên học sinh dễ viết lỗi thanh (ngã) thành (hỏi) Trong cấu tạo từ láy thanh diệu được viết kết hợp theo 2 nhóm đó là nhóm: ngang, hỏi, sắc và huyền, ngã, nặng. Tôi hướng dẫn học sinh bằng cách đặt câu các số tự nhiên để ký hiệu cho các dấu thanh thì học sinh dễ nhớ. Nhóm 1: Ngang , hỏi, sắc Nhóm 2: Huyền ; ngã , nặng Như vậy nhóm 1 là các số lẻ, còn nhóm 2 là các số chẳn, sau đó tôi cho học sinh học thuộc. Việc này sẽ giúp học sinh khi viết chính tả dựa vào cấu tạo các dấu thanh đã được xếp sẳn có cơ sở để phân biệt khi viết. Ví dụ: Nghĩ ngợi / nghỉ ngợi Trong trường hợp này học sinh phải đánh dấu (ngã) bởi vì thanh (ngã) luôn đi với thanh (nặng) Ví dụ: Nghỉ ngơi / Nghĩ ngợi ở ví dụ này tôi lại hướng dẫn học sinh phải đánh dấu (hỏi) bởi vì dấu (hỏi) luôn luôn ai với thanh (ngang) Để giúp học sinh viết chỉnh tả đúng phải cần chú trọng đến khâu hướng dẫn này , bởi có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thì học sinh mới hiểu được, mà học sinh hiểu và nắm được quy tắc viết chính tả thì sẽ viết đúng. 4
  5. 3) Thí nghiệm: ở lớp 3B tôi dạy bài chính tả (nhớ - viết) “Bài hát trồng cây” SGK tiếng Việt lớp 3 tập 2 với cách dạy lâu nay thì số lỗi nêu trên học sinh mắc nhiều, khi chấm bài tôi thấy tỉ lệ đạt điểm 7 - 8 chỉ chiếm 30%, điểm 9- 10 là 0%, còn số học sinh dưới điểm trung bình là 40% còn lại là điểm trung bình. Cũng với bài này tôi dạy ở lớp 3A, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào các biện pháp nêu trên thì tôi thấy số học sinh khi viết bài gặp những lỗi nêu trên các em đều viết tương đối đúng kết quả là khi chấm bài học sinh đạt điểm 7- 8 chiếm 70% không còn số học sinh dưới điểm trung bình. đây là thực tế mà tôi đã áp dụng ở lớp 3A đã đạt hiệu quả cao hơn nhiều. Số học sinh mắc lỗi chỉ còn một vài trường hợp không đáng kể, thật sự tôi thấy rất mừng đã tìm ra một giải pháp để góp phần trong việc đổi mới phương pháp dạy phân môn chính tả. III. kết luận. Trên dây là một kinh nghiệm trong quá trình dạy học phân môn chính tả mà tôi đã nghiên cứu và rút ra được từ thực tế nhằm góp phần nâng cao việc rèn luyện chữ viết cũng như giúp học sinh viết đúng chính tả đối với học sinh lớp 3. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp. Thọ Tiến, ngày tháng. năm 2006 Người viết Nguyễn Thị Sơn hà 5