Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ

doc 16 trang sangkien 6040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_khai_thac_nhip_dieu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ

  1. I. PhầN Mở ĐầU 1. Lý do chọn đề tài - Trong sách giáo khoa văn 11,12, tác phẩm thơ chiếm 59,4%, số lượng tiết học chính khoá và thêm (Lớp 11 :35/54 bài chiếm 64,8%; lớp 12 25/47 bài chiếm 53,19%). Vì vậy dạy thơ trong chương trình chiếm một khối lượng lớn đòi hỏi người giáo viên phải nắm được đặc trưng, kỹ năng phân tích thơ. - Thơ là phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ được hình thành nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Trong dòng chảy của thơ, con người được đắm chìm mình trong tình cảm của nhà thơ và của chính mình. Thơ thấm vào lòng người bởi những cảm xúc trực tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, những ý tứ sâu xa, sức quyến rũ của tiết tấu và thanh điệu. Tất cả những yếu tố ấy ùa vào lòng người đọc xoá đi hay khắc sâu thêm những tình cảm, tạo nên ấn tượng khó phai mờ. Đọc thơ để hiểu người. Giảng thơ để dạy làm người Làm thế nào để chúng ta – vừa là người đọc, vừa là người giảng thơ để tạo ra và truyền được cái cảm hứng “ uống xong lại khát” ấy. Xin mượn lời nhà văn Nguyễn Tuân để trao đổi với bạn bè đồng nghiệp một kĩ năng nhỏ trong việc dạy thơ: “ Văn học có cái vui là phong cách, cách nói, cách viết khác nhau. Vậy mà nhiều anh dạy văn lại không đi vào đấy, chỉ nói về nội dung tư tưởng chung chung, nên trở nên nhạt nhẽo, vô duyên”. Vâng, trong một bài thơ ngoài yếu tố hình ảnh, từ ngữ, câu chữ - “ những phần nổi”, người dạy thơ thường bám vào phân tích còn có những “ phần chìm”- khoảng trống, khoảng lặng nằm im sau câu chữ. Đó chính là nhịp điệu. Bởi vậy, khi phân tích thơ người dạy cần xác định rõ kĩ năng khai thác nhịp điệu, tính chất của các loại nhịp thơ, đặc tính của từng loại nhịp – những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ sự im lặng của các từ ngữ để trở về với tiếng lòng mình đến với những trạng thái tâm hồn cảm xúc. Đó chính là những lý do đưa tôi đến với đề tài: “ Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ” . Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ 1
  2. 2. Mục đích nghiên cứu: - Giúp người dạy văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với tác phẩm thơ. - Giúp học sinh thực sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Các tác phẩm thơ trong chương trình lớp 10, 11, 12 THPT và một số tác phẩm thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Trãi - Học sinh lớp 10, 11, 12 THPT. 4 Giới hạn của đề tài: - Viết bài này, tôi không có ý định đi sâu bình giải một số tác phẩm thơ, mà chủ yếu qua các tác phẩm thơ để tìm hiểu thêm về cách khai thác nhịp điệu trong dạy thơ, để thấm thía thêm bài học muôn đời của nghề nghiệp: Muốn hiểu tới cội nguồn của văn chương để giảng dạy cho tốt, đừng quá lệ thuộc vào chủ đề, tư tưởng chủ đạo, hình ảnh mà phải chăm chú tìm kiếm sức quyến rũ của tiết tấu, nhịp điệu trong bài thơ để lắng nghe cho thấu những âm vang, cảm xúc của người nghệ sỹ và những tiếng dội của cuộc đời. 5. Những luận điểm bảo vệ: - Khái niệm nhịp điệu thơ. - Các thao tác tiến hành khai thác nhịp điệu trong thơ. - Những dẫn chứng minh hoạ. - Kết luận. 6. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: - Đối với giáo viên: Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trong quá trình dạy thơ có thể đi từ cái “ vốn như thế” liên hệ, mở rộng tới những cái thực tế “ khác thế”, “trái hẳn như thế”để chuyển tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của bạn đọc, thơ trong ngôn từ, nhịp điệu, thành “ thơ trong mỗi tâm hồn học sinh”. - Đối với học sinh: Nâng cao khả năng cảm thụ thơ, người học không còn cảnh không chú ý câu chữ, nhịp điệu cụ thể của tác phẩm mà chỉ chú ý ý tứ chung chung. Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ 2
  3. 7. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát thực tế các giờ dạy của bản thân và đồng nghiệp. - Đi sâu tìm hiểu thi pháp thơ. - Phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các tác giả, tác phẩm thơ trong và ngoài chương chình phổ thông. Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ 3
  4. II. Phần nội dung II.1. Nhịp điệu trong thơ II.1. 1. Nhịp điệu trong thơ là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng và sự lặp lại đều đặn những âm thanh trong bài thơ “ Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ” (Mai acốp xki ). Nhịp điệu không thuần tuý là những ngân vang bên ngoài đi kèm theo ý thơ mà có lúc như thoát ra khỏi ý thơ, nó vừa như có cái gì xác định cụ thể, lại vừa như mơ hồ, mơ hồ xa xôi. Nó vừa là âm thanh điểm nhịp đều đặn như tiếng chuông quả lắc đồng hồ lại vừa là nhịp vang vọng, âm thầm trong trái tim mỗi người nghe, người đọc. Nhịp điệu trong thơ toát ra từ âm hưởng của bài thơ, phụ thuộc vào độ dài ngắn của câu thơ và chỗ ngừng ngắt, độ mạnh, nhẹ của từng từ thông qua giọng điệu của người đọc và cường độ cảm xúc của người nghe. II. 1.2 Nhịp điệu trong thơ linh hoạt hơn nhịp điệu trong nhạc. Nhịp điệu trong thơ không những phụ thuộc và sự sắp xếp âm thanh, từ ngữ trong bài thơ mà còn phụ thuộc vào cảm xúc và giọng điệu của người đọc cũng như sự tiếp nhận và rung động của người nghe. II. 2 Các thao tác tiến hành khai thác nhịp điệu trong thơ II. 2. 1 Xác định tính chất của các loại nhịp trong thơ. Nhịp trong nhạc đo bằng độ mạnh, nhẹ trong những đơn vị thời gian nhất định. Còn nhịp trong thơ đo bằng sự ngừng, ngất theo các từ ngữ của câu thơ để tính nhịp. Nếu câu thơ ngắt theo một từ, ba từ, năm từ, bảy từ thì gọi là nhịp lẻ. Còn ngắt theo hai từ, bốn từ, sáu từ thì gọi là nhịp chẵn. Như vậy, trong thơ có hai loại nhịp cơ bản: Đó là nhịp lẻ và nhịp chẵn. II. 2.2 Đặc tính của loại nhịp lẻ: So với nhịp chẵn, nhịp lẻ thường là loại nhịp được trhể hiện mạnh mẽ hơn trong khi đọc. Trong nhịp lẻ thì câu thơ ngắt theo nhịp 1 ( tức ngắt theo một từ ) là nhịp mạnh mẽ nhất. Độ mạnh mẽ giảm dần nếu ngắt theo nhịp 3, nhịp 5, nhịp 7. Ví dụ: Trong câu thơ (“ Đổ trời muôn ngọc qua muôn lá” – Thơ duyên – Xuân Diệu ). Ta ngắt theo nhịp 1 – 3 -3. “ đổ” tách ra thành 1 nhịp, khẳng định một hành Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ 4
  5. động mạnh mẽ nhất thể hiện sự táo bạo mãnh liệt và cũng rất thi vị trong cách cảm nhận mùa thu của Xuân Diệu khiến cho bầu trời mùa thu không xanh ngắt , tĩnh lặng như trong thơ Nguyễn Khuyến mà căng đầy sức sống. Hay trong câu thơ “ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” ( Tây Tiến – Quang Dũng ). Ta ngắt theo nhịp 1 – 3 – 1 – 2, nhịp 1 là nhịp mạnh mẽ nhất, sau đó đến nhịp 3 và nhịp có độ nhẹ hơn cả là nhịp 2, khiến cho cung bậc của nỗi nhớ cùng được bộc lộ trong kết cấu âm điệu của câu thơ, những âm tiết mở như kéo dài câu thơ, làm rộng thêm nỗi nhớ. Điệp từ “ nhớ” tách thành nhịp lẻ được khắc lại như khẳng định nỗi nhớ thương. Nhịp 2 cuối câu thơ “ chơi vơi” góp phần định hình nỗi nhớ, tạo thành cảm giác luyến láy, ngân rung như bâng khuâng, như da diết như mênh mang, như âm thanh tiếng sáo ai chơi vơi đầu núi, như có hình, có sóng, lan xa làm nghiêng ngả cả núi rừng. - Ngay trong nhịp 3 của câu thơ ta cũng có thể ngắt theo nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: Câu thơ “ Cội rễ bền rời chẳng động” ( Tùng – Nguyễn Trãi ) ta có thể ngắt theo kiểu nhấn mạnh vào từ “cội” và từ “rời” còn hai từ sau rễ bền”, “ chẳng động” là những phách nhẹ theo kiểu mạnh / nhẹ / nhẹ thì hiệu quả khác hẳn vời việc nhần mạnh vào từ “ bền” và từ “ động” theo kiểu kết cấu nhẹ / nhẹ / mạnh, nhẹ / nhẹ / mạnh. - Đôi khi ngắt theo nhịp 3, người nghe vẫn có cảm giác như ngắt theo nhịp 2 bởi hai từ đầu là từ lấy đà như thu nhập vào làm một. Ví dụ: Trong bài “ Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư: “ Em không nghe/ mùa thu Dưới trăng mờ/ thổn thức” Thì ba từ “ em không nghe”, “ dưới trăng mờ” là nhịp 3 có hai từ “ em không” và “ dưới trăng” là những từ lấy đà chuyển sang phách mạnh “ nghe” và “ mờ” II. 2. 3. Đặc tính của loại nhịp chẵn So với nhịp lẻ, thì loại nhịp chẵn thường là loại nhịp nhẹ nhàng và êm dịu hơn, những câu lục bát trong thơ dân gian của ta thường ngắt theo nhịp chẵn, theo Phan Ngọc trong “ Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” 9 NXB KHXH, 1985 – Trang 205 ): Nếu đọc kỹ ca dao, dân ca thì: “ Chắc chắn có thể nói hàng trăm câu mới gặp một câu có kiến trúc 3/3 hay 4/4, đó là loại kiến trúc không có Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ 5
  6. trong thơ dân gian. Khi gặp nó trong thơ ca dân gian, ta phải cảnh giác, đó không phải là ca dao mà là thơ thực sự, chỉ có điều diễn đạt bằng thể lục bát mà thôi”. Ví dụ: Đọc bài “ Việt Bắc” của Tố Hữu ta thường ngắt theo nhịp 2: “Mình về/ mình có/ nhớ ta Mười lăm năm ấy/ thiết tha mặn nồng Mình về/ mình có/ nhớ không Nhìn cây nhớ núi/ nhìn sông nhớ nguồn” Cùng một câu thơ sáu chữ, nhưng sự ngắt nhịp khác nhau thì sự biểu hiện và tính hiệu quả của nó sẽ khác nhau. Ví dụ: Cùng những câu 6 trong 3 bài thơ “ Tùng” của Nguyễn Trãi.ở bài tứ tuyệt 1: Câu 6 được ngắt theo nhịp 2 “ Một mình/ lạt thuở/ ba đông” giúp cho ta thấy tính chất của cảnh thu, trời thu và đông êm dịu, nhẹ nhàng hơn hẳn câu 6 ở bài 2 “ cội rễ bền/ dời chẳng động”thể hiện sự chống chọi với khí hậu, với thiên nhiên khắc nghiệt. Câu 6 ở bài 3 “ Dành/ còn để trợ/ dân này” lại ngắt theo những nhịp chẵn lẻ khác nhau tạo nên một sự mạnh mẽ đặc biệt, thể hiện một ý đẹp đẽ và trong sáng. Điều đó cũng là lý tưởng cao đẹp của nhà nho đối với dân, với nước. II.2.4. Sự kết hợp của hai loại nhịp chẵn lẻ - Sự kết hợp của hai loại nhịp điệu chẵn, lẻ trong một câu thơ sẽ tạo nên tính hài hoà trong câu thơ như ở thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn. Ví dụ: “Sao anh / không về / chơi thôn Vĩ Nhìn nắng / hàng cau / nắng mới lên Vườn ai / mướt quá / xanh như ngọc Lá trúc / che ngang / mặt chữ điền” ( Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử ) Tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ, tìm hiểu chỗ ngừng , ngắt, độ mạnh nhẹ của từng lời thơ và sử dụng giọng điệu, âm lượng cho thích hợp để đọc một bài thơ theo đúng nhịp điệu đã định. “ Huế ơi / quê mẹ / của ta ơi Nhớ tự ngày xưa / tuổi chín mười Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ 6
  7. Mây núi hiu hiu / chiều lặng lặng Mưa nguồi gió biển / nắng ra khơi” (Tố Hữu) - Cùng trong câu thơ bảy chữ, nhưng ngắt nhịp khác nhau thì nội dung, cảm xúc biểu hiện và tính hiệu quả khác nhau. Ví dụ : “Sau lưng thềm nắng lá vơi đầy”( Đất nước – Nguyễn Đình Thi). Câu thơ này có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Có ý kiến cho rằng: hai câu thơ nên ngắt theo tiết tấu 3/4: Nắng vàng và lá vàng cùng một lúc rơi xuống mặt thềm tĩnh lặng. Câu thơ gợi lên một sắc thái riêng của vẻ đẹp mùa thu, nhưng hơi cầu kỳ. Có người khẳng định, nên ngắt theo nhịp 2 /2 / 3. Cách ngắt nhịp này tạo nên sợ ngập ngừng, lưu luyến trong lòng người ra đi trước cảnh thu Hà Nội. Nguyễn Đình Thi dã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp mùa thu là vẻ đẹp giản dị, sâu lắng nên lời thơ ngắt theo nhịp quen thuộc 4/3. Vì thế, trong giờ giảng thơ người thầy cần chú ý khai thác những tiết tấu khác nhau trong cách ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả cao nhất. II.3. áp dụng trong công việc tìm hiểu II.3.1. Tìm hiểu nhịp điệu bài thơ “ Sóng” – Xuân Quỳnh thông qua hoạt động đọc. - Trước khi đi vào phân tích tác phẩm để tạo tâm thế cho giờ học, người giáo viên yêu cầu học sinh đọc, hiểu tác phẩm. Đó là công việc nhằm khẳng định một hiệu quả tiếp nhận văn học, để tái hiện toàn bộ hình tượng của tác phẩm và quan trọng hơn là xác định tiết tấu, giọng điệu và khắc sâu kiến thức. Muốn xác định được giọng điệu của tác giả, có thể dựa trên dấu hiệu hình thức và nguyên tắc tổ chức hình tượng của tác phẩm, có thể căn cứ vào thể loại để tìm ra đặc điểm, tiết tấu, thanh âm, nhịp điệu của ngôn ngữ. - Giáo viên cần định hướng cho học sinh về tác giả, tác phẩm: Xuất hiện trong làng thơ Việt Nam như “ Một chồi thơ sắc biếc” thơ Xuân Quỳnh giàu nữ tính, hồn hậu, chân thành, thể hiện sự gắn bó sâu sắc với con người và cuộc sống đời thường. Xuân Quỳnh là một trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại được gọi là nhà thơ tình yêu. Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ 7