Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện khả năng nghe và tập kể chuyện cho học sinh

doc 10 trang sangkien 05/09/2022 6660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện khả năng nghe và tập kể chuyện cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_kha_nang_nghe_va_tap_ke_chuy.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện khả năng nghe và tập kể chuyện cho học sinh

  1. Sáng kiến kinh nghiệm A- Đặt vấn đề I. Lời mở đầu: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm trí tuệ, thể chất và kỹ năng cơ bản để tiếp tục học tiếp trung học cơ sở”. Vậy muốn thực hiện được mục tiêu đã đặt ra thì nhất thiết chúng ta phải dạy đủ 6 môn bắt buộc đã quy định. Trong hệ thống các môn học bắt buộc đó. Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, được coi là công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt nhiều phân môn trong đó có phân môn kể chuyện, các môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau, học tốt phân môn này sẽ góp phần học tốt phân môn khác. Phân môn kể chuyện có vai trò và nhiệm vụ đặc biệt với chương trình thay sách mà giáo viên và học sinh lớp 1 là đối tượng được tiếp cận đầu tiên. vậy lmà thế nào để nâng cao hiệu quả tiết dạy đặc biệt là lamd thế nào để học sinh được nghe (nắm văn bản) và tập kể lại câu chuyện một cách hấp dẫn, hồn nhiên Đây là một trong những băn khoăn trăn trở của tôi và chắc rằng củng là của nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Tuy chưa nhiều kinh nghiệm song tôi củng xin đóng góp một số phương pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng học tập môn kể chuyện cho học sinh. Đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng nghe nói cụ thể là “rèn luyện khả năng nghe và tập kể chuyện cho học sinh”. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng: a) Đối với học sinh. Qua tìm hiểu tôi được biết các em rất thích học môn kể chuyện. Đặc biệt trong giờ để chuyện các em thích nghe thầy kể hơn là thích nghe đọc. Nếu được gọi là kể thì các em chỉ kể theo gợi ý của truyện sau mỗi tranh, chưa liên kết được các bức tranh để được một đoạn truyện. Lý do là các em chưa kịp nắm được nội dung truyện khi nghe kể và kỹ năng nói và kém, mặc dù sai mỗi bài học vần và Người viết: Lê Danh Thắng -1-
  2. Sáng kiến kinh nghiệm bài tập đọc các em đã được rèn kỹ năng nói. Song vẫn có một số ít học sinh biết kể lại cả truyện (4 tranh) một cách trôi chảy và hấp dẫn, biết nhập vai nhân vật trong truyện để kể lại. Qua đó ta thấy rằng cái hay của chương trình thay sách là có thêm phần luyện nói (bổ trợ cho phân môn kể chuyện). Nhưng thực ra chưa giúp các em nắm văn bản và mạnh dạn diễn đạt nội dung văn bản. Nếu khả sát chất lượng giữa kỳ I - Lớp 1B. Kể chuyện hay, hấp dẫn Biết kể đúng nội Tổng số HS Chưa biết kể (Mức trung bình) dung truyện 23 em Nam: 10 em 3 em 2 em 18 em Nữ : 13 em b)Về giáo viên. Qua tìm hiểu tôi được biết hầu như giáo viên đều chưa xác định đúng vai trò trách nhiệm của mình đối với học sinh. Còn với phân môn kể chuyện chưa được thực sự quan tâm đúng mức, vì họ cho rằng kể chuyện chỉ để giải trí cho các em, các môn khác quan trọng hơn nên đầu tư cho các em nhiều. Do đó sự chuẩn bị của giáo viên không chu đáo dẫn đến tiết dạy, giờ học chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hơn thế nữa nhiều giáo viên rất ngại dạy tiết kể chuyện nhất là đợt thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khâu kể chuyện không hấp dẫn chuẩn bị cho một giờ kể chuyện lại mất công rườm rà, sợ mình khai thác nội dung, ý nghĩa chưa hết, ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy mạch lạc vì kỹ năng nói còn kém. Còn đối với những giáo viên có tâm huyết với nghề và dày kinh nghiệm thì cho tằng kể chuyện là một môn học hấp dẫn, thú vị với học sinh nhưng làm sao để có cách kể hay cho học sinh nghe và nhớ được tuyện, sau đó sẽ luyện tập thế nào cho học sinh kể lại từng đoạn tuyện một cách tự nhiên. 2. Kết quả, hiệu quả: Kể chuyện là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống đặc biệt là với trẻ em. Các em rất thích nghe kể chuyện từ lúc 3 - 4 tuổi các em đã được nghe lời kể của bà, của mẹ, của thầy cô giáo. Niềm say mê càng lớn dần Người viết: Lê Danh Thắng -2-
  3. Sáng kiến kinh nghiệm cùng độ tuổi các em. Khi đã biết đọc, biết viết song trẻ vẫn thích nghe thầy kể chuyện, mỗi câu chuyện là một tình huống hẫp dẫn đều có sức thu hút mạnh mẽ sẽ chú ý của các em. Do đó môn kể chuyện và bước đầu tập kể chuyện của các em. Bên cạnh đó kể chuyện còn là phương tiện giáo dục rất cơ bản quan trọng và có hiệu quả. Qua mỗi bài kể chuyện đều là sự tích hợp kiến thức các phân môn trong tiếng việt và vốn hiểu biết của tất cả các thứ đó đều được vận dụng 1 cách hợp lý và sáng tạo. Đặc biệt rèn kỹ năng nghe, nói rất nhiều. Kể chuyện giúp các em diễn đạt vấn đề một cách trôi chảy, lưu loát, biết biến câu chuyện mà mình được nghe thành văn bản của mình để kể lại. Bên cạnh đó kể chuyện còn bồi dưỡng tâm hồn trẻ góp phần hình thức cảm xúc và thẩm mỹ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết của trẻ nhằm phát triển tư duy và nâng cao trình độ tiếng việt cho các em. Từ những thực trạng và hiệu quả của phân môn kể chuyện trong trường tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1. Tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình dạy học lâu dài của bản thân. Kết quả đạt được giữa học kỳ II lớp 1B trường tiểu học Thọ tiến như sau: Kể chuyện hay, hấn dẫn Biết kể đúng nội Tổng số HS Chưa biết kể (Mức trung bình) dung truyện 26 em Nam: 12 em 10 em 12 em 4 em Nữ : 14 em B- Giải quyết vần đề: I. Các phương pháp thực hiện: 1) Phương pháp thuyết minh. 2) Phương pháp đoàm thoại. 3) Phương pháp quan sát. 4) Phương pháp thảo luận. 5) Phương pháp đóng vai. II. Các biện pháp : Người viết: Lê Danh Thắng -3-
  4. Sáng kiến kinh nghiệm 1) Cơ sở lý thuyết cần chuẩn bị cho tiết kể chuyện. a. Rèn luyện kỹ năng nghe chuyện: Để rèn kỹ năng nghe và hiểu trong tâm là việc dạy của giáo viên: a.1: Chuẩn bị cho tiết dạy. Nghiên cứu và nắm vững nội dung truyện (đọc kỹ văn bản cho thật hiểu và nhớ truyện) - Phải có tranh minh hoạ cho chuyện (tranh SGK - có thể phóng to) - Lựa chọn địa điểm dạy (ngoài trời hay lên lớp) tuỳ theo nội dung truyện. - Nhằm học sinh xem tranh và đọc câu hỏi dưới tranh, phỏng đoán nội dung truỵên (xem ở nhà) - Coi trọng phần luyện nói ở phân môn tập đọc (đặc biệt là các tiết tập đọc) a.2: Giáo viên kể chyện: Nêu kể truyện (không nên đọc lài văn bản) để tăng sức hấp dẫn khi nghe chuyện. Kể 1,2,3 lần (vừa kể vừa kết hợp chỉ tay) - Cần sử dụng giọng kể chuyện linh hoạt, tuỳ theo nội dung câu truyện lời nói nhân vật. - Phải có kỹ thuật kể chuyện. + Giọng kể: Vui hay buồn, hào hùng hay êm ả Có giọng kể cho cả bài, có giọng kể cho từng đoạn. + Nhịp điệu : Nhanh hay chậm, dồn dập, gấp gáp hay hiền hoà khoan khoái + Ngát giọng tâm lỳ: Ngắt giọng với chủ ý gây ấn tượng. - Khi kể giáo viên phải coi trọng các thủ pháp mở đầu câu truyện thêm tình tiết cho bản truyện (nếu mở đầu hay tạo hững thú, sự chờ mong và càng kích thích trí tò mò của các em.) Thông qua môn học khác: Học tốt môn tập đọc cũng là bước đã vững chắc cho môn kể chuyện. đặc biệt là phần luyện nói học sinh mạnh dạn nói đủ câu chú ý luỵên kỹ phần này. b. Biện pháp hướng dẫn tập kể chuyện. b.1: Cần luyện nói: Thực hành tốt phần luyện nói ở phân môn tập đọc (100% học sinh phải được nói theo chủ đề của từng bài học) Người viết: Lê Danh Thắng -4-
  5. Sáng kiến kinh nghiệm - Nói trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo (tạo cho học sinh nói đủ ý để người khác hiểu) Mạnh dạn, tự nhiên kho nói trước đông người. b.2: Xem tranh phỏng đoán nội dung câu chuyện trước khi nghe kể. - Lắng nghe lời cô kể, nắm chắc cốt chuyện. - Giáo viên cần phải tạo mọi điều kiện cho học sinh ở trình độ khác nhau đều được kể chuyện, nói về truyện về nhà có thể kể lại cho người khác nghe - Hướng dẫn học sinh cùng tham gia: ở lớp học sinh lớp 1 chưa thể tổ chức hoạt động theo nhóm nên giáo viên cần theo dõi chỉ đạo, học sinh hào hứng tham gia trò chơi. ví dụ: “kể chuyện tiếp xúc”(theo đoạn) kể chuyện phân vai, đóng vai dựng hoạt cảnh. ở mỗi tiết học cần thay đổi hình thức để tạo sự hấp dẫn . Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn truyện, (truyện ngắn) Khi tập kể chuyện quan trọng nhất là phải dạy học sinh cốt chuyện (không bỏ qua tình tiết, chi tiết cơ bản) Vì vậy ta phải bám sát tranh minh hoạ và những câu hỏi gợi ý nhưng có thể chưa đủ để học sinh nhớ chuyện mà kể lại được truyện nên giáo viên có thể viết vắn tắt cốt chuyện với tình tiết cơ bản nhất lên bảng lớp (vì lúc này học sinh đã biết đọc). - Khuyến khích để học sinh thích kể chuyện, kể tự nhiên, hồn nhiên (giọng kể một cách hồn nhiên,sáng tạo,không máy móc rập khuôn từng chữ như đã nghe) - Luyện kể từng trang (đoạn) liên kết các tranh bằng câu chuyện ngắn. Tóm lại: Muốn kể câu chuyện một cách tự nhiên ta cần phải rèn cho học sinh biết kể chuyện, nắm cốt chuyện, nhập vai nhân vật mạnh dạn sẽ kể lại một cách hấp dẫn. 2. Đề xuất quy trình dạy học. Từ các bước dạy của quá trình thay sách tôi xin đề xuất quy trình riêng dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu về việc “Rèn luyện kỹ năng nghe truyện và biện pháp hướng dẫn tập kể chuyện” quy trình gồm 5 bước. Người viết: Lê Danh Thắng -5-
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Bước 1: Hoạt động cá nhân. - làm quen với câu chuyện. - Xem kỹ tranh và câu hỏi dưới tranh - Phỏng đoán nội dung câu chuyện. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học (tranh). - Dự kiến thực hiện hiện bài dạy, địa điểm, cách tổ chức. Bước 2: Hoạt động chuẩn bị tư thế. - Giáo viên thông báo cách tổ chức, tiến hành bài học, địa điểm học. - ổn định tư thế, tâm lý học sinh tự kiểm tra sự chuẩn bị (có xem qua tranh) - Giới thiệu bài. - Thu thập thông tin xung quanh bài kể chuyện. - Phát hiện nhu cầu hứng thú của học sinh. Bước 3: Hoạt động nhận thức sáng tạo. - Giáo viên kể lần 1, học sinh luyện nghe, ghi nhớ - Kể lần 2,3 kể từng đoạn kết hợp giới thiệu hình ảnh từng tranh. Thầy trò cùng hợp tác xử lý tình huống trong từng tranh. Trò tự giải quyết vấn đề theo hướng của thầy. + Nội dung: Tìm chi tiết, tình huống trogn chuyện. + Nghệ thuật: Lời kể và giọng điệu nhân vật. + khái quát chủ đề: cả chuyện. + Nhận xét việc cảm thụ câu chuyện. + rút ra ý nghĩa câu chuyện. Bước 4: rèn kỹ năng kể. - Hướng dẫn cho học sinh xử lý tình huống diễn cảm, tự nhiên. - Rèn luyện kỹ năng kể bằng các hình thức. + Kể từng đoạn(dựa theo tranh)theo yêu cầu của GV(cá nhân, nhóm) + kể cả câu chuyện. + Kể theo lời nhân vật. Bước 5: Hoạt động kiểm tra đánh giá. Người viết: Lê Danh Thắng -6-