Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại

doc 20 trang sangkien 10180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_phan_tich_tac_pham_tho_hie.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại

  1. RÈN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI A. PHẦN MỞ BÀI 1. Bối cảnh của đề tài: Năm 2009-2010 là một năm học tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Năm thực hiện tích cực việc "Đổi mới phương pháp dạy học" theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Môn Ngữ Văn cũng là một môn học thực hiện tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học. Bước đầu đưa ra một số vấn đề có tính định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học văn. Đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong nhận thức cảm thụ và ứng dụng các kiến thức, kĩ năng văn học. Giáo viên không còn là người chỉ biết truyền thụ kiến thức cho học sinh mà có vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá để hiểu cảm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn phỏng đoán hay nhai lại. Từ đó học sinh sẽ dễ hiểu, cảm cái hay,cái đẹp của tác phẩm văn học, bộc lộ sự hiểu cảm ấy bằng ngôn ngữ và tâm lí của lứa tuổi. Các kỹ năng đọc, phân tích, bình giá, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói viết sẽ được hình thành chắc chắn và vững bền. Năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 tôi được phân công dạy môn ngữ văn 9, tôi nhận thấy học sinh khi phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam còn chưa thực sự chú ý đến vai trò của thể loại tác động đến nội dung tư tưởng của bài thơ. Hay thậm chí học sinh còn mơ hồ về khái niệm thể loại. 2. Lí do chọn đề tài: "Văn học là nhân học" văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn văn học khác. Học tốt môn văn học sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Môn văn trong nhà trường bậc trung học cơ sở ban hành năm 2002, nội dung kiến thức của 3 phần môn tích hợp với nhau một cách chặt chẽ. Trong đó phân môn văn học và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt đối với lớp 9 các em đã học phương thức biểu đạt nghị luận, có thể áp dụng khi dạy ôn tập, cho học sinh phân tích tác phẩm văn học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói " Dạy văn học là chủ yếu dạy học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật - 1 -
  2. điều mình muốn nói". "Dạy học là một quá trình rèn luyện toàn diện" (Nghiên cứa Giáo Dục số 28 tháng 11 năm 1973). Trong thực tế 2 năm học 2009-2010 và 2010-2011 giảng dạy môn văn học lớp 9 theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. tôi nhận thấy học sinh đã có những sự tích cực chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức văn học. Nhưng khi tiếp nhận và phân tích tác phẩm văn học, tôi thấy học sinh chưa để ý đến vai trò của thể loại văn học. Khi hành văn, các em còn lẫn lộn chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa nội dung chủ đề của tác phẩm văn học với thể loại. Thực tế đó đặt ra cho tôi một câu hỏi. Vì sao học sinh chưa biết tiếp nhận, phân tích tác phẩm văn học từ góc nhìn thể loại? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng cảm nhận và phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại cho học sinh trung học cơ sở? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Chương trình trung học cơ sở ban hành năm 2002, phần nội dung chương trình quy định các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam được học rải rác một số tiết ở lớp 6 và lớp 7, và thơ hiện đại Việt nam từ 1945 đến nay ở lớp 9 kì I và II. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến vấn đề phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại. Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh khối 9 khi dạy ôn tập với những trường tổ chức dạy 6 buổi/tuần cho học sinh. 4. Mục đích của đề tài. Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam cho học sinh THCS? Tôi muốn chia sẻ và cùng bàn bạc với các đồng nghiệp để tìm ra biện pháp thiết thực và khả thi nhất trong việc dạy học sinh cảm nhận và phân tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại. Giúp học sinh nhận thức rõ khái niệm của thể loại và vai trò của thể loại văn học . Bởi vì thể loại văn học (VH) là 1 trong những phạm trù cơ bản của VH, liên quan mất thiết đến chủ thể sáng tác và quá trình sáng tạo tác phẩm, đến người đọc và quá trình tiếp nhận, đồng thời thể loại còn là một phương diện quan trọng trong tiến trình VH ở mỗi nền VH dân tộc và VH thế giới. Đọc tiếp nhận và phân tích tác phẩm VH nói chung, thơ Việt Nam hiện đại nói riêng cũng không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm (TP). Bởi vì thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của TP, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Thể loại còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên một kênh giao tiếp giữa người đọc và TP. Với mong muốn tìm ra biện pháp giải quyết triệt để tình trạng học sinh bộc lộ tình cảm, cảm xúc, cảm nhận, phân tích tác phẩm (PTTP) thơ hiện đại một cách hời hợt phiến diện. Tôi viết sáng kiến KN này - 2 -
  3. với mục đích cuối cùng thảo luận chia sẻ với đồng nghiệp hướng phân tích tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại cho học sinh lớp 9. Tham gia góp phần vào sự nghiệp trồng người, đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân -Thiện -Mĩ. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Chương trình môn Ngữ văn THCS được xây dựng mới , thể loại là một trục chính để sắp xếp hệ thống văn bản đưa vào chương trình SGK. Vì thế tri thức về thể loại VH về tiến trình thể loại, kĩ năng PTTP theo đặc trưng thể loại là những yêu cầu rất quan trọng. Để nhằm giúp cho học sinh có thêm những hiểu biết về thể loại thơ VN hiện đại, đồng thời rèn luyện kĩ năng PTTP thơ hiện đại VN từ góc nhìn thể loại. trong thực tế trực tiếp rèn luyện kĩ năng PTTP thơ VN hiện đại từ góc nhìn thể loại, tôi nhận thấy học sinh đã biết xác định được hình tượng cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình trong bài thơ. Mà trong thơ cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình đóng một vai trò rất quan trọng. Từ việc xác định hình tượng cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ học sinh sẽ có ý thức PT hình tượng cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình trong bài thơ. Để từ đó tìm thấy sự đồng cảm cũng như cảm xúc , tư tưởng tình cảm của chủ thể trữ tình trong tác phẩm thơ và như vậy học sinh sẽ PTTP thơ không khô khan cứng nhắc mà còn bằng cả sự rung động của tâm hồn. Kết cấu trong một bài thơ VN hiện đại cũng rất đặc biệt . Tìm hiểu nội dung trữ tình của bài thơ, nhất thiết phải tìm ra được diễn biến triển khai của tâm trạng, cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình. Vì vậy khi PT TP thơ cũng cần PT kết cấu của bài thơ trữ tình. Và cuối cùng là PT ngôn ngữ của bài thơ để thấy được cái hay cái lạ trong ngôn ngữ của bài thơ, nội dung tư tưởng, cảm xúc tình cảm của bài thơ. Với cách PTTP thơ hiện đại VN từ góc nhìn thể loại, học sinh không chỉ thành thục kĩ năng PTTP mà còn thực sự được sống với TP và thực sự nó không chỉ dừng ở một bài PT khô khan mà nó sẽ trở thành một sản phẩm tinh thần của mỗi học sinh. B.PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận : 1. Thể loại văn học. Thể loại VH là một phạm trù cơ bản và phổ biến của VH , chi phối cả sáng tác , lưu truyền và tiếp nhận VH . Bất kỳ TPVH nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định . Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức TP , tổ chức lời văn. Thể loại VH chính là sự phân chia loại hình TP theo những căn cứ nêu trên . Thể loại VH là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng thức VH và phương thức tái hiện đời sống. Thể loại VH là những dạng tồn tại trong những dạng cụ thể đã từng có - 3 -
  4. trong lịch sử VH thế giới , mang tính đặc thù của mỗi thời đại VH , mỗi nền VH dân tộc hay khu vực . Thể loại vừa có tính ổn định lại vừa có sự vận động biến đổi trong tiến trình VH . Mỗi thể loại được sinh ra ở một thời kì nhất định rồi được duy trì , biến đổi hoặc mất đi trong các thời đại VH khác , được thay thế bằng những thể loại khác . Thể loại cũng gắn liền với đặc thù của từng nền VH dân tộc hay khu vực. Nhưng quá trình giao lưu giữa các nền VH , nhiều thể loại từ một nền Vh , một khu vực đã được du nhập vào các nền VH khác , để trở nên những thể loại mang tính quốc tế. Ví dụ nhiều thể văn , thơ , phú cảu Trung Quốc thời cổ đại đã được du nhập và trở thành phổ biến trong VH trung đại VN. Ở nửa nửa đầu thế kỉ XX , VHVN đã tiếp nhận nhiều thể loại từ nền VH phương Tây đã thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền VH nước nhà. Đọc và PTTP VH không thể không quan tâm đến đặc thể loại của TP ấy. Bởi vì thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của TP , tổ chức liên kết các yếu tố nội dung và hình thức , từ đề tài , chủ đề , cảm hứng đến hệ thống nhân vật , kết cấu và lời văn nghệ thuật . Thể loại thường được ghi ngay sau nhan đề của TP . Trong VH trung đại VN thể loại thường được gộp vào tên TP . Ví dụ Truyền kì mạn lục , Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ , Vũ trung tuỳ bút, Hoàng Lê nhất thống chí. Thể loại không những quy định cách tổ chức TP mà còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả , tạo nên kênh giao tiếp giữa TP và người đọc . Nhà văn khi sáng tác đều ít nhiều chịu sự chi phối của thể loại , nhưng đồng thời luôn có nhu cầu sáng tạo vượt ra khỏi những mô hình đã có để tạo nên cấu trúc độc đáo , in dấu ấn cá nhân của mình. Vì vậy PTTP VH nói chung và thơ VN hiện đại nói riêng từ góc nhìn thể loại không chỉ dừng lại ở những đặc điểm chung của thể loại thể hiện trong TP mà còn cần chỉ ra nét riêng biệt , độc đáo thể hiện sự sáng tạo của tác giả. 2. Xác định một quan niệm về thơ. Thơ là một trong những dạng cổ xưa nhất của VH và vẫn tồn tại cùng với con người , qua hàng ngàn năm lịch sử , từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Dù vị thế của thơ trong hệ thống các thể loại VH có thể thay đổi qua các thời đại và cũng khác nhau ở từng nền VH . Nhưng để tìm một định nghĩa đầy đủ về thơ lại là điều hầu như không thể được , dù cho từ xưa đến nay người ta đã đưa ra cả ngàn định nghĩa . Trong giới hạn của SKKN , tôi chỉ xin giới thiệu tóm tắt những quan niệm tiêu biểu toàn diện về thơ của một số nhà nghiên cứu , nhà thơ để nhằm xác định một quan niệm về những đặc trưng cơ bản của thơ để làm điểm tựa cho việc tìm hiểu , PTTP thơ hiện đại VN. Thơ ( ở đây giới hạn trong phạm vi thơ trữ tình ) về cơ bản thuộc loại hình trữ tình , dù trong thơ có thể chứa đựng những yếu tố của tự sự , kịch hay nghị luận . Hơn nữa thơ được xem là thể loại tiêu biểu hơn cả cho loại hình trữ tình. Vì thế thơ , trước hết cũng mang những đặc điểm của loại hình trữ tình." Nếu - 4 -