Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 6 trong giờ học Tập làm văn

doc 5 trang sangkien 11300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 6 trong giờ học Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop_6_tro.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 6 trong giờ học Tập làm văn

  1. Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. PHẦN CHUNG: TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG GIỜ HỌC TẬP LÀM VĂN Họ và tên người viết: Nguyễn Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Trần Nguyên Hãn II. NÊU VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi người đều cần đến các hoạt động giao tiếp. Giao tiếp được thực hiện thông qua sử dụng ngôn ngữ được chọn lọc để diễn đạt nhằm giúp người khác biết và hiểu những thông tin đến đối tượng cần giao tiếp đồng thời giúp cho việc giao tiếp đạt hiệu quả. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi người giáo viên hướng dẫn, giảng dạy sao cho học sinh của mình có được kỹ năng giao tiếp thật tốt. Việc rèn kỹ năng nói đã giúp cho học sinh có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây ngô của con mắt học sinh thông qua các phân môn văn, tiếng việt và tập làm văn. Từ xưa đến nay, ngôn ngữ - tiếng nói đã góp phần quan trọng trong giao tiếp, trao đổi thông tin, biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng trong biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Ví thế, giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: “Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Với học sinh lớp 6, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói” Ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục THCS nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục học sinh ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn” Trường THCS Trần Nguyên Hãn nằm ở địa bàn dân cư có mặt bằng dân trí chưa cao. Do chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em học sinh ở đây có một thực tế rất đáng quan tâm đó là các em ngại giao tiếp, giao tiếp kém hoặc có thì nói năng cộc lốc, không biết cách điễn đạt hết ý của mình. Trong giờ ra chơi, các em nói chuyện với bạn bè rất lưu loát, tranh luận sôi nổi, có thể tìm được những lý lẽ bảo vệ ý kiến của mình. Nhưng trong giờ học, khi tôi gọi lên nói các em lúng túng, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế. Vì vậy, tôi băn khoăn đặt ra câu hỏi làm thế nào để các em mạnh dạn hơn trong giờ học đặc biệt là kể chuyện và tập làm văn nói và có hứng thú học tập. Tiếp đó, rèn những kỹ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng trong dạy phân môn tập làm văn. Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm giảng phân môn: “ Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 6 trong giờ học Tập làm văn” 2. Mục đích nghiên cứu: Phân môn tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu). Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, kĩ năng đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt và góp phần rèn luyện nhân cách học sinh. Người viết:Nguyễn Thị Huệ - 1 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Phân môn tiếng Việt cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói) kỹ năng đọc cho học sinh. Phân môn văn rèn các kỹ năng phát âm chuẩn, nghe và viết. Kĩ năng kể chuyện rèn kỹ năng nghe và nói.Trong giờ kể chuyện, học sinh kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học trong tiết tập làm văn Phân môn tập làm văn rèn cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Trong giờ tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết). Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, là một giáo viên được tiếp cận với những đổi mới đó tôi vừa dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Một số giải pháp nhằm rèn kỹ năng nói trong giờ học Tập làm văn cho học sinh lớp 6: Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý phong phú, điều trước tiên là tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói. Giáo viên cần gợi ý sao để tất cả học sinh đều được nói, không đi quá xa với chủ đề. Sau đó, tôi cần nắm bắt thực tế về khả năng nói của từng em để đưa ra phương pháp, hình thức dạy luyện nói phù hợp với đối tượng. Qua một số tiết học đầu năm, tôi phân loại đối tượng học sinh môt lớp theo khả năng nói làm ba loại cụ thể như sau: Khả năng Số lượng học sinh Tỷ lệ % Nói tốt 10 HS 28.6% Nói nhỏ ấp úng 15HS 42.8% Nói chưa được 15HS 28.6% Sau phân loại, tôi đã vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học nhằm khai thác cao nhất tính tự giác, tích cực ở các em. - Đầu tiên, tôi phân các chủ đề ra thành nhiều nhóm khác nhau để chọn lựa phương pháp và hình thức khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm với các hình thức đối thoại, độc thoại và tổ chức các hoạt động trò chơi, tạo hứng thú giúp các em mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia trong quá trình luyện nói. - Tiếp đó là phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học sao cho tiết học được sinh động và đạt hiệu quả.Sự hiểu biết của các em về các lĩnh vực tự nhiên xã hội qua các bài trong môn văn, tiếng Việt + Môn tiếng Việt, với các từ mới, khó tôi gợi ý cho học sinh tìm nghĩa của từ, học sinh đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa để các em khắc sâu Ví dụ khi dạy bài tiếng việt: “Nghĩa của từ”. Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ mấp máy và nhấp nháy để các em hiểu rõ hơn về nghĩa của từ. + Môn Tập làm văn: Luyện nói kể chuyện, học sinh được quan sát và nêu lại cácdiễn biến câu chuyện đã được nghe kể - Các em còn được rèn luyện kỹ năng “nói” nhờ khả năng quan sát của bản thân kết hợp với người diễn đạt trong phần luyện nói của tiết học phân môn văn , tiếng Việt và các môn khác trong chương trình. Chẳng hạn, khi học môn tập làm văn kể chuyện, giáo viên thường cho học sinh quan sát tranh. Sau đó dựa vào tranh và kể lại nội dung câu chuyện. Ví dụ kể lại câu chuyện:Ông lão đánh cá và con cá vàng Người viết:Nguyễn Thị Huệ - 2 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong SGK, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh; nhận ra từng nhân vật qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh. + Giáo viên hướng dẫn học sinh kể bằng ngôn ngữ tự nhiên, tránh đọc thuộc lòng theo sách giáo khoa. - Giáo viên phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp và tiến hành sắp xếp chỗ ngồi sao cho phân bố đều khắp ba đối tượng học sinh trong các tổ, các nhóm. Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta từng nói: “học thầy không tày học bạn” + Giáo viên thường xuyên cho học sinh được thực hành luyện tập “nói” trong tất cả các tiết học Tập làm văn . Nhờ vậy khả năng giao tiếp của các em ngày càng được hoàn thiện. Việc “nói” sao cho trôi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện biểu cảm rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học sinh. Các loại bài thực hành rèn luyện kĩ năng nói ở lớp 6 chia làm bốn loại cụ thể như sau: * Loại bài tập luyện phát âm theo chuẩn: Ở phần này, giáo viên chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các tiếng từ khó cần rèn đọc trong phần luyện đọc ở phân môn văn . Đa số học sinh trong lớp 6 K, 6G, 6F do tôi giảng dạy môn văn thường phát âm sai l / n, tr /ch và một số vần dễ nhầm. Do đó khi học văn và tiếng việt tôi luôn quan tâm , lựa chọn những từ ngữ, bài tập có âm đầu l/n, tr/ch để học sinh rèn luyện. Chẳng hạn như khi học văn , tôi luôn chú ý luyện đọc và sửa chữa cách phát âm cho các em. Còn khi học tiếng việt tôi thường cho các em thi đua xem ai điền từ, tìm từ nhanh và đúng như bài tập Phân biệt l\n: ên on mới biết. on cao uôi con mới biết công ao mẹ thầy Hoặc cho học sinh thi đua trong các tổ tìm nhanh từ có các âm đầu, vần dễ nhầm lẫn. * Loại bài tập kể chuyện: thường áp dụng trong môn tập làm văn. Giáo viên lựa chọn những câu chuyện và phân vai cho học sinh kể. Cần chú ý tới tư thế, giọng kể, tình cảm sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện. Ví dụ: Phân vai dựng chuyện bài:Ông lão đánh cá và con cá vàng - Đầu tiên, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh quan sát tranh rồi nói nhanh nội dung từng tranh - Học sinh thảo luận nhóm kể từng đoạn chuyện trong nhóm. Sau mỗi lần một bạn kể, các bạn trong nhòm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên gọi đại diện ba nhóm thi đua kể nối tiếp câu chuyện. - Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân vai dựng lại cả câu chuyện, với mỗi nhân vật có giọng kể khác nhau như: Giọng ông lão ôn tồn, trìu mến khẽ khàng, rụt rè. Giọng mụ vợ chua chát, dữ dằn. Giọng cá vàng thì rõ ràng - Gọi học sinh nhận xét bạn kể chuyện và giáo viên ghi điểm để khuyến khích các em. - Cuối buổi học, giáo viên đưa câu hỏi mang tính tổng hợp để học sinh nói theo suy nghĩ của mình như: Qua câu chuyện này em học được điều gì từ các nhân vật? Còn đối với học sinh khá giỏi thì giáo viên nêu câu hỏi khó hơn như: Câu chuyện này khuyên em điều gì? Khuyến khích nhiều học sinh trả lời * Loại bài tập tình huống: Hình thức tổ chức lớp học thay đổi, không còn tính chất “cổ điển”. Chương trình Tập làm văn THCS mới chú trọng đến loại bài tập tình huống để học các nghi thức lời nói và phát triển khẩu ngữ. Chẳng hạn các tiết học môn Tiếng Việt giúp học sinh tăng cường ngôn ngữ qua các bài mở rộng vốn từ theo chủ đề, rèn luyện cách đặt câu đúng theo các mẫu câu như Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Khi nào? Ở đâu? Và tìm các từ ngữ làm phong phú thêm vốn từ của các em. Ví dụ: như tiết Tiếng Việt các em học bài:Chữa lỗi dùng từ Bài tập 1: giáo viên cho học sinh thi đua giữa các tổ tìm nhanh từ ngữ có chứa tiếng học hoặc tiếng tập vào bảng phụ. Tìm được càng Người viết:Nguyễn Thị Huệ - 3 -