Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một

doc 11 trang sangkien 10162
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_mot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một

  1. A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế. Để đất nước ngày càng phát triển thì giáo dục và đào tạo phải gánh vác một trách nhiệm vô cùng to lớn. Đó là phải đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực hùng hậu để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập. Đây là điều mà tất cả những người làm công tác trong ngành giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng cũng rất trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh. Giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp Một, giúp các em học tốt và thích học. Nhất là giúp các em có một nền móng vững chắc trong học tập bởi lớp Một là nền móng cho sự phát triển của các em sau này ở các lớp kế tiếp. Người ta thường nói “Cấp một là nền, lớp một là móng” vì thế móng có chắc thì nền mới vững. Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Cùng với kỹ năng viết, kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo, Từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình. Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: nghe, nói, đọc, viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em tốt. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một”. 2. Cơ sở lý luận Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần và khả năng ghép các âm với nhau thành vần, ghép âm với vần thành tiếng và khả năng đọc từ, đọc câu, sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một đoạn thơ ngắn, Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu mà các em viết. 3. Cơ sở nghiên cứu 1
  2. Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 1 các tài liệu liên quan: Sách Giáo Viên, Sách Giáo Khoa, Tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt, các ấn phẩm: Để học tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Một, Sách báo, Các loại sách tham khảo, bổ trợ Tiếng Việt lớp Một . . . 4. Cơ sở thực tiễn Trong phạm vi trường Tiểu học Long Phước và tình hình địa phương nơi công tác, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: * Giáo viên: - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những tiết thao giảng, dự giờ ở trường bạn để học tập kinh ngiệm, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. - Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. - Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm. * Học sinh: - Ở độ 6-7 tuổi của học sinh lớp Một các em đa số rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ, động viên khen thưởng, . - Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh. Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường, cho giáo viên và đồng hành cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà. b. Khó khăn Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau: * Giáo viên: - Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư. - Đèn chiếu, máy tính trang bị trong phòng học chưa có, mỗi lần dạy phải di chuyển, kết nối mất nhiều thời gian. * Học sinh: - Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. Một số em chưa cố gắng, còn lười. 2
  3. - Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai v / d; n/ng; ch/tr, . - Đa số phụ huynh trong lớp là công nhân, đi làm thuê, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà. - Một số trường hợp học sinh cha mẹ các em khoán trắng việc học hành cho giáo viên và nhà trường nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi Trường Tiểu học Long Phước. Học sinh lớp 1B năm học 2016- 2017 B. NỘI DUNG I. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng những biện pháp sau: 1. Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo sát điều tra kiến thức đầu năm. - Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở mẫu giáo hay ở nhà và kết quả điều tra năm thu được như sau: Tình hình học sinh: lớp Một B sĩ số: 37 học sinh Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái: + Học sinh không biết chữ cái nào: 7 em + Biết 6 – 10 chữ cái : 14 em + Nhận biết hết bảng chữ cái : 7 em + Nhận biết âm hai chữ cái : 6 em + Nhận biết được một số vần : 3 em Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao. Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự giác, cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. 2. Biện pháp a. Biệp pháp tác động giáo dục - Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học: Đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học. - Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài, đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, cách phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng, để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. 3
  4. - Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong luyện đọc . - Xây dựng đôi bạn học giỏi – chậm kèm cặp nhau. - Giáo viên có thể cho học sinh học chậm, đọc chậm ngồi gần với một học sinh đọc nhanh, đọc tốt. Bạn đọc tốt sẽ giúp bạn đọc chậm khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng. - Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm giáo viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo từng mức độ. Đối với các học sinh chậm, sau khi giáo viên dạy xong 24 chữ cái đơn giản mà các em chưa nhìn được mặt chữ cái hoặc chưa biết đủ 24 chữ cái đơn giản này, giáo viên nên dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho các em, ôn và dạy lại 24 chữ cái cơ bản cho các em bắt đầu học lại những nét cơ bản. b. Biện pháp trong từng phần học * Phần học các nét cơ bản: Giáo viên nên dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ này tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau. VD: Các nét chữ cơ bản và tên gọi: Nét sổ thẳng Nét ngang Nhóm 1: Nét xiên Nét xiên phải Nét xiên trái Nhóm 2: Nét móc Nét móc trên Nét móc dưới Nét móc hai đầu Nhóm 3: Nét cong Nét cong hở phải Nét cong hở trái Nét cong kín Nhóm 4: Nét khuyết Nét khuyết trên Nét khuyết dưới Nhóm 5: Nét thắt Nét thắt trên Nét thắt bụng * Phần học âm: Sau khi cho học sinh học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học chữ cái. 4
  5. Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu. Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo như chữ a, chữ g thi tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó cũng là chữ a hay chữ g để khi gặp kiểu chữ đó được in trong sách báo trẻ dễ hiểu, dễ đọc không bị lúng túng. Từ việc học kỹ cấu tạo âm bởi những nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ như trên sẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của các âm VD: + Âm d: gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên trái và nét sổ thẳng ở bên phải. Đọc là : “ dờ” + Âm b: gồm 2 nét: Nét cong kín nằm ở bên phải và nét sổ thẳng nằm ở bên trái. Đọc là : “bờ”. Sang phần âm ghép (chữ có hai âm ghép lại với nhau). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó. VD: + Các âm ghép: c - ch n - nh t - th k - kh g - gh p - ph ng - ngh + Còn lại các âm : gi, tr, qu tôi cho học kỹ về cấu tạo. + Phân từng cặp : ch - tr, ng - ngh, c - k, g - gh, d - gi để học sinh phát âm chính xác và viết chính tả tốt. Sang phần âm ghép đa số học sinh chậm trong lớp rất nhanh quên cách đọc của những âm này nên trong các bài ôn tập tôi luôn cho học sinh đọc, ghép, viết nhiều giúp các em ghi nhớ tên âm và mặt chữ. Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của trẻ thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ, . . . từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh. * Phần học vần Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng. Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen: nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững. 5