Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

doc 27 trang sangkien 9140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_1.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

  1. PHẦN I: Thông tin tác giả sáng kiến - Họ và tên tác giả sáng kiến; Nguyễn Thị Minh Thìn - Sinh ngày 04 tháng 4 năm 1976 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học xã Mông Sơn - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng tiểu học - Tên đề tài: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 - Đề nghị xét,công nhận sáng kiến: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở “Năm học 2014-2015 ” Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh “Năm học 2014-2015 ” - Lĩnh vức áp dụng “ Trong ngành giáo dục ” nhằm nâng cao kỹ năng viết cho học sinh lớp 1 trong các trường tiểu học trong huyện nói chung và trường Tiểu học xã Mông Sơn nói riêng.
  2. Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.Khái quát đặc điểm, tình hình trường Tiểu học xã Mông Sơn a. Đặc điểm chung của nhà trường: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường: 26 đồng chí. Trong đó :Cán bộ quản lý: 03 đồng chí; giáo viên: 21 đồng chí; nhân viên: 02 đồng chí. Trình độ : Tất cả các giáo viên trong trường đều có trình độ trên chuẩn. Năm học 2014-2015 nhà trường có 14 lớp học với tổng số 427 học sinh. Nhà trường có đầy đủ phòng học cho tất cả các lớp học 2 buổi / ngày. Khuôn viên nhà trường đẹp,có nhiều cây che bóng mát, có vườn hoa cây cảnh và có sân chơi dành riêng cho học sinh. Nhà trường vinh dự đón bằng công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia năm 2012. b. Đặc điểm chung của tổ chuyên môn lớp 1 trường Tiểu học xã Mông sơn Năm học 2014- 2015 tổ chuyên môn lớp 1 gồm 8 đồng chí cán bộ giáo viên ,nhân viên giảng dạy 3 lớp với tổng số 86 học sinh. Tất cả các em đều được học tập 2 buổi / ngày . Tất cả các cô giáo của tổ chuyên môn lớp 1 đều đạt trình độ trên chuẩn. Đảm bảo có đủ năng lực chuyên môn để tham gia giảng dạy và bồi dưỡng học sinh, cuối năm đảm bảo học sinh đều hoàn thành chương trình lớp 1. *Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao. Năm học Số lớp Số lớp Số HS Số HS Tỉ lệ so với kế hoạch Tỉ lệ so với kế hoạch 2014-2015 3 3/3= 100% 86 86/86 = 100% Năm học 2014-2015 tôi trực tiếp dạy học và chủ nhiệm lớp 1C. Ngay từ đầu năm học tôi đã tích cực và nghiêm túc thực hiện đầy đủ kế
  3. hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và của nhà trường. Bổ sung kịp thời các hoạt động của từng tháng, từng tuần và từng ngày trên mọi lĩnh vực công tác mà mình được phân công và phụ trách. Quyết tâm trong năm học cùng với tổ chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 2. Lí do chọn sáng kiến Như chúng ta đã biết chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại , truyền bá toàn bộ kho trí thức của nhân loại. Chẳng những vậy con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy con người muốn chữ viết cũng phải đẹp, đẹp cho chính nó, đẹp cho con người. Ngoài ra chữ viết còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh như tính cẩn thận, tính kỷ luật, khiếu thẩm mĩ. Nét chữ nết người đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người: Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ thông tin, chữ viết cũng có vi tính làm thay, vậy việc rèn chữ viết có quan trọng không? Từ năm học 2001- 2002 Bộ giáo dục và Đào tạo đã có quyết định về việc tổ chức thi viết đẹp hàng năm cho giáo viên và học sinh Tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp.Ngày 14/6/2002 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết (Quyết định 31). Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh chính là yêu cầu cần thiết của mỗi người giáo viên nhất là giáo viên lớp 1 . Chính vì chữ viết là hết sức cần thiết và cấp bách đối với học
  4. sinh lớp 1. Bởi vậy qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp với ý thức lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em có được chữ viết đúng, đẹp thông qua đề tài “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”. Đề tài mà tôi nghiên cứu cũng được nêu nhiều trong sách, báo nhưng đó là phương pháp luyện viết chung. Do đặc điểm riêng của từng vùng miền, của từng trường mà mức độ học sinh tiếp thu khác nhau. Mặt khác mỗi lớp có đặc thù riêng nên tôi bắt đầu nghiên cứu tìm ra kinh nghiệm hữu hiệu nhất giúp các em rèn chữ viết. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 các em còn nhỏ vừa ở lớp mẫu giáo lên . Các em chưa qua một trường lớp đào tạo nào về chữ viết,thậm chí có em còn không hiểu chữ viết là gì? Hay nói đúng hơn là các em học sinh lớp 1 chính là một tờ giấy trắng cần được thầy cô cầm bút vẽ lên những tác phẩm của chính mình Mặt khác : theo chương trình cải cách giáo dục , mục tiêu chiến lược hàng đầu là giúp học sinh phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo; làm chủ trong các hoạt động nói chung và hoạt động viết nói riêng. Đó là cơ sở tạo vốn ban đầu để các em có thể học lên các lớp trên và trở thành người công dân có kiến thức văn hóa, là người làm chủ đất nước trong tương lai. Là một giáo viên dạy tiểu học,đối tượng học sinh là những mầm non ngây thơ, trong sáng. Nhưng tôi biết đằng sau những mặt đó ẩn chứa những khả năng là tất cả thông minh và trí tuệ, các em chịu sự giáo dục của nhà trường trực tiếp là sự chỉ bảo , hướng dẫn của các thầy , cô – những người giúp các em phát triển về trí tuệ, vươn dậy các tri thức từ các môn học. Đặc biệt là kỹ năng viết. Là một người tâm huyết với nghề , tôi luôn trăn trở mình phải dạy gì? Và phải dạy như thế nào?đối với phân môn Tiếng Vệt nói chung và kỹ năng viết cho học sinh. Ở cấp Tiểu học để phát huy được kỹ năng cũng như kỹ thuật viết cho học sinh giúp học sinh yêu thích môn học thì mỗi giáo viên phải hiểu tâm lý của trẻ, hiểu được các hoạt động của các em, biết được khả năng viết của từng em để đưa ra biện pháp dạy phù
  5. hợp. Hơn nữa là một giáo viên dạy lớp 1 tôi thấy cần thiết phải biết được kỹ năng viết của từng em trong lớp mình giảng dạy để có phương pháp dạy phù hợp, đạt hiệu quả hơn.Chính vì thế mà tôi quyết định viết sáng kiến này Với đề tài “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” là năm học đầu tiên tôi áp dụng thực hiện . Trong một số giải pháp này tôi không đề cập toàn bộ năm học mà chỉ giới hạn ở học kỳ I để nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp, kịp thời đáp ứng dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng ban đầu thuận lợi cho phát huy viết chữ đẹp ở học kì II và những lớp trên. Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này. 3. Mục đích của sáng kiến Là một giáo viên đã công tác lâu năm trong nghề. Hàng năm được tham gia tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. tôi luôn muốn làm sao có phương pháp , biện pháp dạy học phù hợp nhất để truyền thụ hết tri thức cho học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này.Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy tập viết cho học sinh một cách tối ưu. Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức của các em có hiệu quả. Để học sinh nắm vững kiến thức và quy trình viết từng nét, từng âm , từng tiếng và vận dụng quy trình đó vào viết bài trên lớp đạt kết quả tốt nhất? Đó cũng là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tri thức khoa học cho các em. Học Tiếng Việt chính là học làm người. Viết lại là một yếu tố quan trọng của môn học này nên học viết cũng chính là học làm người, rèn kỹ năng viết chính là rèn tính nết cho con người. Hoạt động viết rất cần thiết cho các em, nó giúp cho các em hình thành những thói quen , quy luật và rèn tính cẩn thận, kiên trì. Hiện nay đất nước đang cần những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn cũng như tri thức Thể hiện trên sự toàn diện ấy ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các em cần phải được trang bị đầy đủ những kến thức, kỹ năng trong đó có kỹ năng viết.
  6. Các em biết viết, viết đúng, viết đẹp là điều kiện để các em phát triển toàn diện. Mặt khác trong hoạt động học thì viết là một trong 4 kỹ năng cơ bản mà học sinh cần phải có “nghe – đọc – nói – viết” ở đó kỹ năng viết là một trong 4 kỹ năng quan trọng và được chú ý hơn cả. Các em viết đúng cũng có nghĩa là các em đọc đúng kéo theo những tri thức mà các em tiếp thu sẽ được chính xác , đầy đủ và chuẩn xác giúp cho việc học các môn học khác được tốt hơn, trình độ hiểu biết của các em cũng được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển các mặt giáo dục. Hiệu quả giảng dạy cũng chỉ đạt hiệu quả cao khi học sinh có kỹ năng viết thông thạo. Giáo viên phải nắm được kỹ năng viết của từng học sinh trong lớp để có các biện pháp tác động tích cực giúp học sinh có công cụ chìa khóa bước vào khám phá lâu đài văn hóa phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục. Tôi luôn mong ước mình sẽ là một giáo viên có đủ tri thức để truyền đạt cho học sinh . Để đạt được những mơ ước đó tôi luôn học hỏi những đồng nghiệp đi trước cũng như rèn luyện thêm kỹ năng viết của bản thân thông qua các giờ học Tiếng việt và Tập viết. Và tôi thấy rằng mình lựa chọn viết sáng kiến rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 là rất đúng. Viết cũng là một hình thức nói thông qua tri giác văn bản mà người xưa thường nói “Học ăn – Học nói – Học gói- Học mở”. Đó là mục đích khiến tôi lựa chọn viết sáng kiến này. 4. Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến Với yêu cầu bước đầu làm sáng kiến. Bằng việc vận dụng những kiến thức tâm lí giáo dục Tiếng việt đã học vào việc kiểm tra kỹ năng viết của học sinh lớp 1C trường tiểu học Mông Sơn để tập hợp những kinh nghiệm làm cơ sở cho việc rèn luyện kỹ năng viết và giảng dạy sau này. Từ
  7. yêu cầu nghiên cứu của sáng kiến và qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy tôi đã kết hợp và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a.Phương pháp nêu gương Học sinh lớp 1 rất thích được khen, vì vậy khi HS đạt được thành tích gì dù là nhỏ nhưng giáo viên cũng phải biết để động viên, khuyến khích học sinh kịp thời. Khi viết bài cũng vậy, nếu thấy học sinh nào có tiến bộ, có những thành tích về chữ viết dù là chút ít tôi cũng thường tuyên dương các em trước lớp trong giờ học đó. Đặc biệt hiện nay theo thông tư 30/ 2014/TT- BGD&ĐT ngày 28/ 8 / 2014 về đánh giá học sinh tiểu học thì không chấm điểm số cho học sinh tiểu học ở các tiết học nữa mà thay vào đó là những nhận xét , đánh giá bằng lời của giáo viên nhằm khuyến khích , động viên để học sinh hứng thú học tập. b. Đề cao sự gương mẫu của giáo viên Học sinh lớp 1 , đến với mái trường tiểu học thầy cô là hình ảnh người mẹ hiền thứ hai trong lòng các em. Cho nên các em luôn thấy hình ảnh việc làm của thầy cô là chuẩn mực. Vì vậy, để rèn chữ viết của học sinh đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên phải rèn chữ viết của mình. Chữ viết của thầy cô khi viết bài, chấm chữa bài cần phải chân phương gương mẫu. Lời nhận xét của giáo viên luôn mang tính động viên, khuyến khích học sinh. c.Giáo dục tính cẩn thận Bất kì một con chữ hoặc một văn bản nào cũng cần phải viết đúng từng chữ thì người đọc mới hiểu được nội dung người viết muốn thể hiện gì. Mặt khác nét chữ, nết người cho nên với học sinh lớp 1, giáo viên cần phải giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, giáo dục qua các bài học, qua các gương trong thực tế ngay từ thời gian đầu để học sinh không có thói quen viết ngoáy. Nếu có, giáo viên phải giúp học sinh dần dần khắc phục nhược điểm này, người thầy phải ân cần, dịu dàng uốn nắn, kể cả lỗi do vụng về mà để vở bị dây bẩn hay quăn góc. Thông qua rèn chữ viết cần