Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh Lớp 7 (Chương trình 10 năm)

doc 24 trang sangkien 31/08/2022 16325
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh Lớp 7 (Chương trình 10 năm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_ngu_am_tieng_anh_cho_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh Lớp 7 (Chương trình 10 năm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS HUYỆN VĂN LÃNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP RÈN NGỮ ÂM TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 7 (CHƯƠNG TRÌNH 10 NĂM) Tên tác giả: Bùi Văn Phúc Chức vụ: GV môn: Tiếng Anh Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Tiếng Anh Đăng ký danh hiệu thi đua cấp: Cơ sở NĂM HỌC 2014- 2015
  2. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới gia tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - đã trở lên phổ biến và ngày được quan tâm hơn. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh những năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng, việc luyện phát âm Tiếng Anh là nỗi khổ sở của học sinh chúng ta, đặc biệt là các em khối lớp 6 và lớp 7 cho dù cho các em đã được học suốt 3 năm ở cấp tiểu học, rồi cuối cùng các em vẫn không phát âm Tiếng Anh được chuẩn. Có phải việc học phát âm khó đến mức không thể học được hay không? hay là phương pháp dạy chưa phù hợp? cấu trúc sách giáo khoa chưa hợp lý? hoặc các em chưa biết cách học? Đối với học sinh trường PTDT Nội Trú, đọc tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi cảm đã là một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và khó khăn hơn nhiều; song không thể để cho học sinh học tiếng Anh cho vui, vô bổ. Để giúp các em học sinh khối lớp 7 trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng đang tham gia học Tiếng Anh chương trình 10 năm của nhà trường vượt qua trở ngại này tôi chọn nội dung sáng kiến " Phương pháp rèn ngữ âm Tiếng Anh cho học sinh lớp 7" để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm giúp các em học sinh khối lớp 7 trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng đang học chương trình Tiếng Anh 10 năm hiểu rõ về hệ thống các âm trong Tiếng Anh, đặc biệt là những âm được học trong chương trình sách giáo khoa lớp 7, học kỳ I. Qua đó các em nhận thức được tầm quan trọng của ngữ âm trong việc học Tiếng Anh nói chung và giao tiếp Tiếng Anh nói riêng để các em có thể hiểu được những gì người khác nói cũng như những gì các em nói người khác có thể hiểu được. - 1 -
  3. 3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối lớp 7 của trường đang tham gia học chương trình Tiếng Anh 10 năm do tôi giảng dạy. Lớp 7A: 28 học sinh Lớp 7B: 27 học sinh Hệ thống các âm trong các bài học của sách giáo khoa lớp 7 học kỳ I, chương trình 10 năm. Gồm các âm: Âm Thuộc đơn vị bài học /E/; /¨:/ Unit 1 /f/; /v/ Unit 2 /k/; /g/ Unit 3 /S/; /Z/ Unit 4 /ó/; /Ø:/ Unit 5 /tS/; /dZ/ Unit 6 4. Phạm vi nghiên cứu. Trong học kỳ I của năm học 2014-2015 tiến hành trong phạm vi học sinh khối lớp 7 của trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng để rút kinh nghiệm đưa vào áp dụng cho các khối lớp ở các năm học tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu. Điều tra thực trạng. Tìm hiểu ngữ âm Tiếng Anh. Giới thiệu ký hiệu phiên âm trong các đơn vị bài học. Tổ chức luyện phát âm với các âm bằng các phương tiện nghe nhìn. Tổng kết, so sánh đối chiếu, rút ra bài học kinh nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý thuyết Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học ở Việt Nam. Về cơ bản, học sinh bắt đầu được học từ lớp 3, tuy nhiên việc rèn cho các em đọc và nói Tiếng Anh chuẩn cũng còn - 2 -
  4. gặp rất nhiều khó khăn. Để cải thiện điều này cần đến sự cố gắng rất lớn của đội ngũ các thầy cô giáo và các em học sinh. Tiếng Anh mới chương trình 10 là bước đột phá trong thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020. Cấu trúc sách đã dành một phần thích hợp cho rèn phát âm để việc dạy và học Tiếng Anh trở lên toàn diện hơn. 2. Cơ sở thực tiễn: Đối với học sinh khối lớp 7 trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng, các em đã học Tiếng Anh chương trình 10 được 2 năm nhưng việc phát âm Tiếng Anh của các em vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát âm của các em rất gượng ép, luôn bị Việt hóa dẫn đến đọc sai, nói sai, không nhận ra các âm trong các từ khi làm các bài tập ngữ âm. Ví dụ như: Từ Hello: đáng ra các em phải đọc là /hələu/ thì các em lại đọc là /hê lô/ Từ Today: đáng ra các em phải đọc là /tədei/ thì các em lại đọc là /tu đây/ Từ ago: đáng ra các em phải đọc là /əgəu/ thì các em lại đọc là /ơ gâu/ và còn nhiều từ khác nữa. Qua kiểm tra khảo sát đối với bài tập xác định âm /ə/ và /ɜ:/ (SGK, TA7, trang 9) được kết quả như sau: Exercise: Listen and put the words in the correct column /ə/ or /ɜ:/ answer - burn - birth - away - hurt - common - neighbour - heard * The correct answer: /ə/ /ɜ:/ answer burn away birth common hurt neighbour heard * Kết quả làm bài của học sinh: Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Sĩ HS 8 từ 7 từ 6 từ 5 từ 4 từ 1 đến 3 từ số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7A, 7B 55 0 0 2 3,6 4 7,3 7 12,7 11 20 31 56,4 - 3 -
  5. Khảo sát về cảm nhận của học sinh khi học ngữ âm thì thu được kết quả như sau: Sĩ Rất khó Khó Dễ Rất dễ Ghi chú Lớp số SL % SL % SL % SL % 7A, 7B 55 33 60 16 29,1 5 10,9 0 0 Từ kết quả trên đã thôi thúc tôi cần phải làm một điều gì đó giúp các em cải thiện khó khăn này, hoặc ít ra cũng giúp các em không cảm thấy ngại, thấy khó khi học phát âm. 3. Nội dung sáng kiến nghiên cứu thực hiện 3. 1. Tìm hiểu về ngữ âm Tiếng Anh Vậy ngữ âm là gì? Đó là học ngữ điệu và âm thanh. Bất kỳ ngôn ngữ nào đều có ngữ điệu và âm thanh riêng. Ở Việt Nam nói riêng và rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, những người học tiếng Anh cảm thấy khó phát âm chuẩn như người bản xứ vì ngữ điệu và âm thanh của Tiếng Anh khác với tiếng mẹ đẻ của họ. Những nhân tố chính gây nên khó khăn này có thể kể đến như sau: Thứ nhất, âm mới. Trong Tiếng Anh xuất hiện một số âm mà trong tiếng Việt không có, và chúng làm cho học sinh cảm thấy khó có thể phát âm chuẩn được. Hãy lấy ví dụ với âm /†/. Khi được nghe qua về cách đọc của phụ âm này thì học sinh cho rằng thật dễ, song thực tế lại hoàn toàn khác. Có không ít học sinh không thể phát âm đúng và dễ dàng nản lòng với cách đọc của chỉ một âm, chứ chưa nói đến những âm khác. Thứ hai, cách phát âm bị "Việt hoá". Vốn đã quen với cách phát âm trong tiếng Việt, nên các bộ phận tạo nên âm thanh, đặc biệt như lưỡi, môi, răng rất khó điều chỉnh để phát âm đúng trong Tiếng Anh. Bản thân học sinh thấy bất lực trong việc điều khiển chúng theo ý muốn của mình. Khi muốn đặt một chút đầu lưỡi giữa hai hàm răng để phát âm âm /ð/ thì răng cứ míp chặt và lưỡi lại thụt vào trong Thứ ba, trọng âm của từ. Trong Tiếng Anh, với những từ có 2 âm tiết trở lên thì đều có trọng âm. Trọng âm của từ sẽ rơi vào một trong những âm tiết - 4 -
  6. nhất định, và âm tiết đó sẽ được đọc nhấn mạnh hơn so với những âm tiết còn lại. Trong tiếng Việt của chúng ta không có trọng âm của từ, vì từ trong tiếng Việt là những từ có 1 âm tiết. Và đây lại là một khó khăn khác với học sinh. Thứ tư, ngữ điệu của câu. Ngữ điệu của câu trong tiếng Anh rất đa dạng và phong phú. Có thể cùng một câu nói, nhưng chúng ta có thể lên giọng, hoặc xuống giọng ở cuối câu nhằm chuyển tải thông tin khác nhau đến người nghe. Tiếng Việt cũng vậy. Song chính vì tiếng Việt cũng như vậy, nên lại làm cho học sinh cảm thấy khó. Các em đã quen với cách lên xuống của câu trong tiếng Việt, nên khi chuyển sang tiếng Anh, không ít thì nhiều, ngữ điệu của câu trong tiếng Việt sẽ ảnh hưởng sang tiếng Anh, hoặc nếu không, sẽ mất rất nhiều thời gian để học và sửa. Nhìn chung khi học ngữ âm của một ngoại ngữ chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định về ngữ điệu và âm thanh. Song, điều quan trọng là làm thế nào để khắc phục chúng và đạt được mục đích cuối cùng là sử dụng ngôn ngữ đó như một ngôn ngữ hai. Sự cố gắng, kiên trì và không nản lòng đã giúp cho nhiều người thành công trong học ngoại ngữ. 3.2. Học các ký hiệu phiên âm được dùng ở các tiết luyện âm trong sách giáo khoa Tiếng Anh 7. Tất cả mọi người khi bắt đầu học ngoại ngữ đều phải học các quy tắc phát âm, điều này rất quan trọng trong việc phát âm một cách chính xác. Mục đích chính của việc học ngoại ngữ là để có thể giao tiếp với mọi người, nhưng phát âm tồi có thể gây ra nhiều hiểu nhầm không đáng có. Vì thế, các quy tắc phát âm quan trọng với người học ngoại ngữ là điều hiển nhiên. Ngay từ tiết đầu tiên của chương trình Tiếng Anh 7 (an introduction to English 7), tôi đã dành nhiều thời gian để giới thiệu cho các em biết qua về các ký hiệu phiên âm quốc tế mà các em sẽ phải làm quen trong quá trình học môn Tiếng Anh. Ban đầu các em có thể chẳng hiểu gì và biết gì về nó cả. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là sau này các em cũng sẽ không hiểu gì về nó cả. Trong bảng giới thiệu các ký hiệu đó, có các ký hiệu phiên âm quốc tế và các âm tương ứng của nó trong Tiếng Việt để - 5 -
  7. cho học sinh dễ hình dung. Sau đây là bảng gồm các ký hiệu phiên âm quốc tế trong sách giáo khoa Tiếng Anh 7 chương trình 10 năm của học kỳ I. A. Nguyên âm. Âm Trong từ Ký hiệu Ví dụ minh họa Đơn vị bài học /E/ about / E’baʊt / today, ago, nature, colour Unit 1 /¨:/ fur / f¨:(r) / stir, nurse, shirt, skirt Unit 1 /ó/ got / gót / hot, cod, spot, cock, slot Unit 5 /Ø:/ saw / sØ: / more, course, store, ashore Unit 5 B. Phụ âm Âm Trong từ Ký hiệu Ví dụ minh họa Đơn vị bài học /f/ fall / fØ:l / photo, finish, fat, cough Unit 2 /v/ van / vAn / voice, very, violent, move Unit 2 /k/ cat / kAt / cow, copy, skull, thank Unit 3 /g/ get / get / game, bag, gather, guide, gun Unit 3 /S/ shoe / Su: / show, sheep, wash, sheet Unit 4 /Z/ vision / ‘viZn / measure, decision, usually Unit 4 /tS/ chain / tSeIn / chip, choice, teach, cheers Unit 6 /dZ/ jam / dZAm / bridge, village, join, jam, Unit 6 Một khi các em đã có bảng phiên âm, với sự trợ giúp của các thầy cô giáo, các em được hướng dẫn phát âm các từ mà các em thường phát âm sai cũng như không biết cách phát âm. Khuyến khích các em học thuộc lòng mỗi ngày ít nhất khoảng 2-3 từ cùng với các ký hiệu phát âm của các từ đó 3.3. Tổ chức triển khai thực hiện: Để các em học đỡ nhàm chán và không cảm thấy căng thẳng trong các giờ học phát âm giúp mang lại hiệu quả cao, cá nhân tôi đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của nhà trường như đài, bảng tương tác điện tử, đường truyền Internet để phục vụ cho việc dạy và học. - 6 -