Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học

doc 22 trang sangkien 15201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_luyen_hoc_sinh_yeu_kem.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hóa học

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LONG THẠNH Lâm Cúc Thanh Tháng 10 - 2011
  2. Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hoá học 2 MỤC LỤC Trang Phần I: Mở đầu I- Bối cảnh của đề tài: 3 II- Lý do chọn đề tài: 3 III- Phạm vi nghiên cứu: . 4 IV- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 4 Phần II: Nội dung I- Cơ sở lý luận: 6 a- Cơ sở pháp quy: 6 b- Cơ sở thực tiễn: 6 II- Thực trạng học sinh yếu, kém môn hoá học: 7 III- Các biện pháp tiến hành: . 7 1- Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: 8 2- Gây hứng thú từ những ứng dụng hoá học vào thực tế: 11 3- Phương pháp ôn – giảng – luyện: 12 4- Rèn kỹ năng giải bài tập: 13 IV- Hiệu quả đạt được: 15 1- Hiệu quả đối với học sinh: 16 2- Hiệu quả đối với giáo viên: . 16 3- Hiệu quả đối với tổ chuyên môn: 17 4- Những nguyên nhân thành công và tồn tại: . 17 a) Nguyên nhân thành công: 17 b) Những tồn tại: 17 c) Biện pháp khắc phục tồn tại: 18 Phần III: Kết luận I- Những bài học kinh nghiệm: 19 1- Đối với học sinh: . 19 2- Đối với giáo viên: 20 II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 20 1- Đối với học sinh: . 20 2- Đối với bản thân: . 21 3- Đối với tổ chuyên môn và nhà trường: 21 III- Khả năng ứng dụng, triển khai: 21
  3. Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hoá học 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Tân Châu là huyện biên giới, vừa được nâng lên thị xã vào đầu năm 2010. Trường THCS Long Thạnh là một trong những trường trung tâm của thị xã, đa số phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của các em học sinh so với các trường khác. Bên cạnh đó điều kiện học tập cũng thuận lợi hơn, đồng thời cũng có nhiều cám dỗ dễ làm các em xao lãng việc học, nhất là game online, khai thác mặt trái của internet, v.v Trong bối cảnh xã hội càng phát triển cũng mang theo nhiều hệ luỵ và mặt trái của nó. Vì vậy gia đình và nhà trường phải kịp thời có định hướng tinh thần và thái độ học tập đúng đắn cho các em để tránh sự tiêu cực, thiếu lành mạnh trong học tập, vui chơi, giải trí và sinh hoạt thường nhật. Ngày nay xã hội đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta. Yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của triết lý giáo dục cho đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính vì vậy, là một giáo viên tôi không ngừng bổ sung kiến thức, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng những đòi hỏi đó. II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đối với môn Hoá học, đây là môn học “vỡ lòng”, hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này làm cho các em ít nhiều bỡ ngỡ, một số ít các em có năng khiếu còn tìm tòi, thích thú đối với môn học mới lạ này, còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế đối với các em, khi học môn học này cần phải thuộc lòng các ký hiệu hoá học, tên gọi, hoá trị, cân bằng hoá học, . . . Các em còn lúng túng, mù mờ trong việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một phương trình phản ứng hoá học. Việc củng cố, rèn luyện cho các em đối với môn học này ở
  4. Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hoá học 4 bậc THCS giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo. Quán triệt quan điểm: “dạy thật, học thật”, chống lại “bệnh thành tích” trong giáo dục, đang là căn bệnh nhứt nhối mà riêng tôi cảm thấy rất bức xúc! Trong khuôn khổ chia sẻ “Kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học”, bản thân công tác trong ngành luôn trăn trở và luôn tìm giải pháp nâng cao chất lượng học sinh nói chung trong đó quan tâm nhiều đến học sinh yếu, kém nói riêng. II/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thời lượng giảng dạy trong tuần ở bậc THCS cho bộ môn này không nhiều so với các môn khác. Đầu năm lớp 9 có bố trí 01 tiết ôn tập kiến thức lớp 8 cho học sinh, nhưng quá ít ỏi nên dễ làm các em quên đi hoặc bỏ qua. Tiếp theo sau, suốt thời gian học tập ở bậc THCS bộ môn Hoá là một môn bị kéo theo trong hành trang của các em. Lâu dần lỗ hổng kiến thức càng nhiều, các em học sinh yếu kém chỉ còn cách chống chế, học miễn cưỡng, đối phó với tiết học cho qua hết giờ. Đặc biệt từng được phân công công tác chủ nhiệm nên có điều kiện hiểu rõ tâm lý, sinh lý của lứa tuổi mới lớn “sôi nổi”, nhất là tâm sinh lý học sinh yếu kém, các em cần được quan tâm, thương yêu, giúp đỡ, giáo viên phải luôn kiên nhẫn, đem tình yêu thương của người Thầy, mà từng bước nâng niu, tận tình giúp đỡ các em học tập tiến bộ! Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của các em, vì đó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, IV/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Trong những năm mới ra trường về giảng dạy ở nông thôn còn thiếu thốn điều kiện, phương tiện để các em tìm hiểu thực tế, đồ dùng dạy học không đủ, chỉ có trên hình vẽ tự làm; phòng thí nghiệm thực hành chưa đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu hoá chất, dụng cụ Tất cả những khó khăn đó sẽ khó gợi sự tìm tòi, sáng tạo của các em để dẫn đến sự yêu thích môn Hoá học. Sau khi được chuyển về giảng dạy ở Trường thuộc trung tâm thị xã, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn tương đối đầy đủ, đa số phụ huynh có quan tâm đến việc học của con em, đó là một
  5. Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hoá học 5 thuận lợi cho việc rèn luyện học sinh yếu kém, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, rút ngắn khoảng cách học sinh khá – giỏi với học sinh yếu – kém. - Trong quá trình giảng dạy nói chung và trong năm học này nói riêng, tôi may mắn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy từ 2 tiết lên 3 tiết trong tuần đối với môn Hoá học 9, nên có thời gian ôn luyện, hướng dẫn các em vận dụng kiến thức vừa học để làm các bài tập nhằm giúp các em nhớ và khắc sâu lý thuyết, lấy lại tự tin trong học tập. Tóm lại, đối với học sinh yếu kém thì tình yêu thương của thầy, cô là rất cần thiết! Có vậy, các em sẽ thích học bộ môn và từng bước tiến bộ. Mỗi thầy, cô giáo luôn khẳng định quyết tâm: “Tất cả vì học sinh thân yêu!”.
  6. Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hoá học 6 PHẦN II: NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN a) Cơ sở pháp quy: Cùng với quan điểm của Đảng luôn xem giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”1 Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Mỗi thầy cô giáo có ít nhất một sáng kiến” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện! b) Cơ sở thực tiễn: “Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên đi các học sinh yếu, kém có tiến bộ. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu, kém” 2. Thật vậy, việc khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên, khích lệ học sinh yếu, kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong nhà trường. Sự đổi mới trong giảng dạy là một yêu cầu thực tế của xã hội. 1 Trích các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng – NXB Chính trị quốc gia - 2011 2 Trích buổi làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại Nghệ An về một số vấn đề liên quan đến GD & ĐT
  7. Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hoá học 7 II/ THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HOÁ HỌC Ở bất cứ địa phương nào, trường nào, khối học nào và lớp học nào cũng có học sinh yếu, kém. Vấn đề ở chổ nguyên nhân dẫn đến việc học yếu, kém; cũng như một bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh dựa trên cơ sở theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng và những triệu chứng của bệnh để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp thì bệnh sẽ khỏi. Ở đây đối với học sinh yếu, kém nguyên nhân thì có nhiều, có em do khả năng hạn chế của bản thân; có em lười học lâu ngày mà trở nên hỏng kiến thức, hạn chế hoặc mất hẳn kỹ năng làm toán; có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có động lực học tập, chán nản, không có ý chí phấn đấu, hoặc gia đình thiếu quan tâm đến việc học .v.v Yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc học tập của các em, sự quan tâm, động viên của gia đình tạo động lực cho các em học tập. Hơn nữa, giáo viên phải giúp các em ý thức được rằng xã hội tri thức ngày nay luôn chú trọng đến kiến thức, chỉ có học mới có thể hoà nhập vào sự phát triển của xã hội, nếu không xã hội sẽ đào thải cũng là một tất yếu. Lại thêm, môi trường xã hội cũng không kém phần quan trọng, với lứa tuổi phát triển tâm - sinh lý chưa hoàn chỉnh, dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ của xã hội, nhất là những tệ nạn “thời đại” trong đó nghiện game online và khai thác mặt trái của internet làm các em xao lãng việc học, nhất là môn học “vỡ lòng” mới mẽ này. III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Từ những thực trạng nêu trên, bản thân cũng đã ứng dụng một số kinh nghiệm trong học tập khi còn là giáo sinh kết hợp với quá trình giảng dạy qua nhiều thế hệ học sinh, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước đã giúp các em từ sự chán nản, bỏ hẳn môn học mà có thể lấy lại tự tin, tự chủ trong học tập. Đây thực sự là nỗi niềm trăn trở của những người đứng lớp giảng dạy. Nghệ thuật của người Thầy đứng lớp là làm sao cho học sinh yêu thích môn học. Từ những nguyên nhân nêu trên, bản thân đã vận dụng một số biện pháp để giúp học sinh lấy lại tự tin, yêu thích và khám phá môn học có nhiều thú vị này. Dưới dây là một số phương pháp bản thân đã áp dụng mang lại kết quả khả quan.