Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân biệt dấu hỏi (?), ngã (~) cho học sinh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân biệt dấu hỏi (?), ngã (~) cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_phan_biet_dau_hoi_nga_cho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân biệt dấu hỏi (?), ngã (~) cho học sinh
- PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT DẤU HỎI(?), NGÃ(~)CHO HỌC SINH I- Đặt vấn đề: Qua khảo sát bài làm của học sinh phổ thông chúng tôi nhận thấy rằng: Tình hình lỗi chính tả của học sinh hết sức lo ngại, báo động. trong bài viết của học sinh lỗi chính tả xuất hiện đầy rẫy. Bài ít nhất cũng từ 7 đến 10 lỗi, nhiều nhất gần 100 lỗi. Đặc biệt là viết sai dấu câu (?, ~). Làm thế nào để giúp học sinh hạn chế khi viết dấu câu. Đó là vấn đề mà giáo viên dạy môn Ngữ văn hêt sức băn khoăn, trăn trở. Qua thực trạng trên chúng tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm “PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT DẤU HỎI(?), NGÃ(~) CHO HỌC SINH”. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là giúp học sinh phân biệt được dấu (?.~) trong quá trình làm bài, để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II- Giải quyết vấn đề: Có hai cách để chúng ta áp dụng phương pháp phân biệt (?,~). Thứ nhất là từ Thuần Việt, thứ hai là từ Hán Việt. 1. Đối với các từ láy âm của Tiếng Việt: Ta nên áp dụng qui luật trầm bổng. Đối với từ láy âm có hai chữ thì bao giờ hai chữ này cũng đều cùng là bổng, hoặc cùng là trầm. Bổng: thanh ngang (-), thanh sắc (/), thanh hỏi(?). Trầm: Thanh huyền(\), thanh nặng(.), thanh ngã(~). Ta có mẹo: “không hỏi sắc, huyền ngã nặng” Mẹo này có nghĩa là gặp một chữ mà ta không biết là dấu hỏi hay ngã thì phải tạo một từ láy âm. Nếu chữ cái láy âm của nó là thanh sắc, thanh ngang hay thanh hỏi thì viết là dấu hỏi. Trái lại, nếu chữ kia là thanh huyền, thanh nặng, thanh ngã thì nó sẽ là dấu ngã. Ví dụ 1: Hệ bổng: - Thanh ngang đi với thanh hỏi: mê mẩn, ngơ ngẩn, khẳng khiu, bảnh bao, đảm đang, trong trẻo, nhỏ nhen, thơ thẩn - Thanh hỏi đi với thanh hỏi: khủng khỉnh, đủng đỉnh, lẩn thẩn, lỏng lẻo, bủn rủn, lửng thửng, lỉnh khỉnh
- - Thanh sắc đi với thanh hỏi: sáng sủa, rẻ rúng, nhảm nhí, hối hả, gắt gỏng, hắt hủi, đắt đỏ, bướng bỉnh Ví dụ 2: Hệ trầm: - Thanh huyền đi với thanh ngã: não nùng, dỗ dành, rõ ràng, cũ càng, lõa lồ, dãi dầu, hãi hùng, bảo bùng, dễ dàng - Thanh ngã đi với thanh ngã: nhũng nhiễu, lẫm chẫm, lẵng nhẵng, lõa xõa, lõm bõm, nhũng nhẵng - Thanh nặng đi với thanh ngã: nũng nịu, rộng rãi, rộn rã, nhão nhẹt, thỗng thẹo, quạnh quẽ * Ghi chú: ngoài quy luật trên còn có một số trường hợp ngoại lệ (rất ít) nó thuộc về bất qui tắc. Ví dụ: ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ sở dĩ có trường hợp ngoại lệ này là vì: hai chữ này đồng nghĩa nhau, chữ thứ nhất dùng ở ngoài Bắc, chữ thứ hai dùng ở trong Nam. 2. Đối với từ Hán Việt Gặp trường hợp này ta áp dụng mẹo: “Mình nên nhớ là viết dấu ngã” Nghĩa là gặp một chữ Hán Việt bắt đầu bằng một trong những âm đầu của những chữ trong câu trên thì nên viết dấu ngã. Ví dụ: - Mình (m): mĩ mãn, mẫn cảm, mãnh hổ, mẫu số, mãng xà, miễn dịch, mã lực, kiểu mẫu, mãn khóa - Nên (n): truy nã, trí não, nam nữ, nỗ lực - Nhớ (nh): nhũng nhiễu, nhã nhặn, nhẫn nại, nhiễm độc, nhãn hiệu, thổ nhưỡng - Viết (v): vũ lực, vãng lai, vĩnh viễn, vĩ tuyến, hùng vĩ - Là(l): Phụ lão, kết liễu, lữ khách, lễ độ, lẫm liệt, thành lũy, lãng phí - Dấu (d): dã man, dũng cảm, dưỡng sinh, dĩ nhiên, diễm lệ, diễn viên - Ngã (ng): ngôn ngữ, tín ngưỡng, nghĩa vụ, hàng ngũ, ngũ sắc, nghiễm nhiên Ngoài 7 âm đầu trên các chữ Hán Việt đều viết dấu hỏi. Tuy nhiên, còn một số ngoại lệ viết dấu ngã: Ví dụ: - kĩ tài, bãi bỏ, bĩ đen. - hữu bạn, phẫu mổ, tĩnh yên, cữu hòm - tiễn đưa, tiễu diệt, trẫm vua - trĩ trẻ, trữ cất, huyễn mê, hỗ phùng - hỗn loạn, hãm hại, đãng buông - Hoãn chậm, ép cưỡng
- Nên nhớ qui luật: “ bất qui tắc” này thành một bài thơ như sau: “ kĩ tài, bãi bỏ, tĩnh yên Tiễn đưa, xa xã, sĩ em học trò Hữu phải, hữu có, cưỡng gò Tiễn làm, hoãn chậm quẫn lo vô cùng” Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh phân biệt được cách viết dấu (?, ~). III- Kết quả: Qua việc thực hiện phương pháp này đối với học sinh trường chúng tôi, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh viết sai chấm hỏi(?), ngã(~) trong bài văn đã giảm đáng kể. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Hi vọng phương pháp này sẽ được nhân rộng trong học sinh phổ thông, để giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh viết sai dấu (?,~). Góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sáng kiến này, không thể không có những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành, thẳng thắn của quí đồng nghiệp để chung tôi rút kinh nghiệm. Qua đó, để giúp cho chúng tôi thực hiện tốt hơn ở những đề tài sau.