Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hoá học

doc 35 trang sangkien 01/09/2022 7802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lap_dun.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hoá học

  1. “ Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” – Nguyễn Thị Huyền – THCS Đông Tảo PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP ĐÚNG PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC A.MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ương đảng lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh ở tất cả các cấp học. Trong quá trình giáo dục phải kiên trì nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Việc thay đổi phương pháp dạy và học là một công việc to lớn, khó khăn, phức tạp, tác động đến tất cả các khâu từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, trình độ đào tạo, thi cử, đến đánh giá, kiểm định chất lượng. Đây là công việc liên quan tới tất cả các bộ phận cấu thành của giáo dục nên cần có sự đổi mới đồng bộ từ nội dung đến phương pháp để đạt được mục đích đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”. Việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, nói thì đơn giản, nhưng khi thực hiện quả là không dễ vì thói quen đọc - chép trong dạy và học hình thành đã lâu, đã “ngấm sâu” vào cả người học và người dạy. Để 1
  2. “ Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” – Nguyễn Thị Huyền – THCS Đông Tảo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực yêu cầu đối với người dạy và người học cần quán triệt và vận dụng tốt các nội dung sau: Thứ nhất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần nâng cao nhận thức về phương pháp dạy học tích cực. Nắm chắc mục đích, nội dung, trường hợp vận dụng của một số dạng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực thường được sử dụng, đó là: phương pháp dạy học nêu vấn đề; phương pháp bàn tay nặn bột; phương pháp thảo luận các vấn đề học tập, phương pháp trắc nghiệm khách quan, Thứ hai, đội ngũ giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nắm chắc nội dung bài giảng, xây dựng các tình huống có liên quan đến bài học, phù hợp với trình độ nhận thức, kích thích được sự hứng thú, sáng tạo, tìm tòi của học sinh. Giáo viên phát huy tốt vai trò là chủ thể tổ chức, điều khiển, quyết định cho mức độ tham gia tích cực của học sinh trong giải quyết vấn đề. Thứ ba, học sinh phải nắm chắc kiến thức đã được trang bị, nêu cao tính tích cực, chủ động tham gia vào quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập với trạng thái tích cực, với ý thức chủ thể mạnh mẽ. Thách thức lớn nhất trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học chính là ở người dạy và người học, bởi đây là chủ thể chính của quá trình đổi mới. Nếu chủ thể thờ ơ, không quyết tâm thực hiện, hoặc thực hiện không đúng hướng thì việc đổi mới không đạt kết quả cao. Do vậy, các cấp quản lý giáo dục cần chú trọng tuyên truyền, có chính sách động viên khích lệ và định hướng để giáo viên quán triệt tốt, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện hiệu quả chủ trương này nhằm kích thích tính chủ động hoạt động nhận thức của học sinh. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách mạng mới. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, nghĩa là lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, còn học sinh thì tự lực hoạt động tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức mới. 2
  3. “ Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” – Nguyễn Thị Huyền – THCS Đông Tảo Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất - đến lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học này, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học. Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành và cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Bộ giáo dục và đào tạo, bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn hóa học nhận thấy việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, hóa học là một môn học hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 8, mà khối lượng kiến thức cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê sẽ giúp các em phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên. Trong môn hóa học có rất nhiều nội dung kiến thức cần phải chiếm lĩnh. Vì mới bắt đầu làm quen với môn hoá học, nên có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này, nhất là khi tự mình lập nhanh và đúng các phương trình hoá học - mặc dù được giáo viên hướng dẫn khá rõ khi học bài “lập phương trình hóa học”. Trong hóa học, phương trình hóa học là một nội dung kiến thức rất quan trọng, do đó việc lập đúng phương trình hóa học lại 3
  4. “ Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” – Nguyễn Thị Huyền – THCS Đông Tảo càng quan trọng hơn. Vì lập đúng phương trình hóa học thì các em mới giải đúng các bài toán hoá học (bài toán tính theo phương trình hóa học). Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức, do đó việc lập phương trình hoá học là một nội dung khó đối với học sinh. Thực tế học sinh đã học lập phương trình hóa học từ lớp 8 nhưng lên lớp 9 nhiều em vẫn còn lập phương trình hóa học sai. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hoá học” để giúp các em học sinh tham khảo, học tập, tự rèn luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn hoá học một cách tự tin và hứng thú. Tôi cho rằng, lập phương trình hoá học không phải là vấn đề mới đối với học sinh trung học cơ sở, nhưng để lập đúng phương trình hoá học là việc làm không dễ đối với nhiều học sinh lớp 8-9. Vì khi dạy bài “lập phương trình hóa học” lớp 8 giáo viên không đủ thời gian để liệt kê các phương pháp cân bằng mà chỉ giới thiệu cách lập chung (theo sách giáo khoa) nên nhiều học sinh chưa nắm được. Với đề tài này tôi sẽ trình bày một số phương pháp lập (cân bằng) phương trình hóa học cụ thể, hệ thống mà trong sách giáo khoa và các sách tham khảo khác chưa đề cập đến hoặc chưa tổng hợp thành hệ thống. Đây là tính mới của đề tài, có thể áp dụng ở trường trung học cơ sở và giáo viên có thể thực hiện đề tài này qua các buổi dạy chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém qua các giờ củng cố, ôn tập, luyện tập chính khóa. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung, định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học cũng được coi trọng theo hướng quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng 4
  5. “ Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” – Nguyễn Thị Huyền – THCS Đông Tảo tạo trong hoạt động học giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học băng nhiều biện pháp khác nhau như: - Khai thác đặc thù dạy – học bộ môn để tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng và phong phú. - Đổi mới hoạt động học của học sinh và tăng thời gian hoạt động cho học sinh trong giờ học. - Tăng mức độ hoạt động nhận thức, hoạt động trí lực, tính chủ động sáng tạo của học sinh như thường xuyên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học phức hợp để kích thích học sinh tìm tòi chiếm lĩnh tri thức về hóa học. Đổi mới bước đầu đã đem lại kết quả cao về chất lượng bộ môn ở nhiều mặt. Tuy nhiên kiến thức hóa học cấp THCS chỉ ở mức độ thấp: các khái niệm, định luật được đưa vào chương trình phần nào mang tính chất khô cứng buộc học sinh phải biết và vận dụng vào việc giải quyết bài tập và thực tiễn. Nội dung chương trình chưa dành nhiều thời gian đi sâu vào quá trình giải quyết vấn đề một cách triệt để nên ở nhiều nội dung học tập học sinh thấy chán nản, khó tập trung để tiếp thu và vận dụng kiến thức có hiệu quả đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình – yếu. Vì vậy sau một quá trình dạy học hóa học ở cấp Trung học cơ sở, tôi mạnh dạn trình bày “ Phương pháp hướng dẫn học sinh lập đúng phương trình hóa học” được áp dụng ở trường THCS Đông Tảo qua từng năm học theo hướng đổi mới giới thiệu đến các đồng nghiệp dạy học hóa học và quý thầy cô cùng tham khảo. 2. Cơ sở thực tiễn Học sinh được học về phương tình hóa học từ chương 2 của chương trình hóa học lớp 8, chỉ với 2 tiết dạy – học trên lớp với mục tiêu đảm bảo nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập của học sinh nên thời gian luyện tập ít, nhiều học sinh chưa nắm rõ, hiểu sâu về cách lập phương trình hóa học đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình - yếu. Hơn nữa sách giáo khoa cũng chỉ 5