Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt các phân môn Mỹ thuật

doc 13 trang sangkien 10420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt các phân môn Mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_cac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt các phân môn Mỹ thuật

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ thuật được sinh ra từ thực tế cuộc sống, và quay lại phục vụ cho cuộc sống. Với môn mỹ thuật là dạy học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp trong nghệ thuật, yêu cái đẹp từ đó biết cách lao động bằng bàn tay và óc quan sát của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy tính sáng tạo, độc lập. Vì vậy mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện dáp ứng yêu cầu phát triển của xã hôi. Qua giảng dạy chúng ta nhận thấy học sinh rất yêu thích môn học vẽ. Chúng ta biết cách xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả theo yêu cầu đặt ra. Về nhận thức tùy theo trình độ và năng khiếu của từng em, theo độ tuổi khác nhau mà người dạy biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng đối tượng. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập. Xuất phát từ thực tế giảng dạy của các bộ môn trong nhà trường, và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, bản thân luôn đặt cho mình mục tiêu là: “ Làm gì để thực hiện yêu câu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mỹ thuật. Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là các phân môn vẽ tranh. Vẽ theo mẫu. Vẽ trang trí Vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo, sự tìm tòi, đưa ra ý tưởng của mình như thế nào cho hợp lý. Nhằm khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là việc tạo ra “phương pháp giúp học sinh học tốt các phân môn mỹ thuật”.
  2. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Đề tài này được thực hiện trong một thời gian ngắn vì vậy tôi sẽ hướng đến học sinh ở bậc THCS, đồng thời cũng có thể với các em ở độ tuổi làm quen với chương trình học năng khiếu ngành mỹ thuật, các em sẽ vững tin hơn với kỷ năng của mình và mạnh dạn hơn trong việc sáng tác bài vẽ của chính mình có hiệu quả tốt nhất. Nắm vững kiến thức cơ bản về các vẽ, biết kết hợp, vận dụng linh hoạt các kỹ năng và tư duy sáng tạo khi làm bài thực hành. 2. Thực trạng đề tài Từ yêu cầu thực tế của xã hội phát triển, nền giáo dục được quan tâm và đặt lên hàng đầu để tạo ra những con người mới có kiến thức và toàn diện về mọi mặt, vì vậy phải đổi mới phương pháp trong dạy và học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Cẩm Tân Cẩm Thuỷ, là xã miền núi điều kiện kinh tế xã hội của người dân cũng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên trình độ dân trí đã được nâng cao so với trước kia, người dân đã có ý thức về tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. Đời sống của nhân dân được nâng lên, nên người dân có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con em mình học tập. Năm học 2013- 2014 này, trường có 8 lớp học, 198 học sinh. Nhà trường với tập thể giáo viên của nhà trường có nghị lực, bản lĩnh, đầy nhiệt huyết.Trước đây chất lượng học sinh thấp nhưng với sự nỗ lực của tập thể giáo viên nhà trường cùng với các em học sinh đã đưa chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng tiến bộ, gần đây luôn đạt kết quả tốt. Thực trạng môn Mỹ Thuật các em chưa quen cách sắp xếp bố cục cũng như có ý tưởng sáng tạo trong các phân môn vẽ tranh, vẽ theo mầu, vẽ trang trí nên sắp xếp các hình mảng trong bài chưa tốt. Học sinh chưa chịu khó sưu tầm tư liệu phục vụ cho môn học, thiếu sự sáng tạo riêng thường chỉ nhìn vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động, thiếu đi yếu tố tạo nét riêng, nổi bật trong bài vẽ của mình. Bên cạnh đó về phía gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học mỹ thuật của con em mình với quan niệm là “là những môn học phụ không quan trọng” nên không chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, họa phẩm cần thiết như: Thiếu giấy vẽ, thiếu viết chì, thiếu màu vẽ, vào giờ học các em lung túng về việc này nên tình trạng không tập trung dẫn đến
  3. bài vẽ thường chưa hoàn chỉnh, hoặc bỏ dở giữa chừng. Với những thực trạng như vậy hầu như đều không đảm bảo được yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học. Bản thân tôi suy nghĩ và đưa ra quyết định nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn để dạy tốt môn mỹ thuật cấp THCS nói chung và các phân môn nói riêng vì đây là bộ môn học sinh thích học nhưng chưa được sản phẩm tốt nhất từ những tác phẩm của các em. Từ đó tôi cũng tự hỏi: Học sinh hiểu và học tốt môn vẽ bằng cách nào? Từ đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang trên là: các em chưa hiểu rõ được nội dung, yêu cầu của bài vẽ, chưa nắm bắt được các câu hỏi gợi ý, chưa có sự tưởng tượng phong phú; chưa quan sát thực tế nhiều, chưa chịu khó thu thập thông tin bên ngoài, chưa biết cách đưa ý tưởng của người vẽ vào trong bài vẽ của mình. Theo thống kê chất lượng bộ môn khối THCS đầu năm học 2013- 2014 như sau: Khối TS HS CĐ Tỉ lệ Đ Tỉ lệ % % 6 64 7 10,9% 57 89,1% 7 60 4 6,7%. 56 93,3% 8 49 3 6,1% 46 93,3% 9 52 3 5,8% 49 94,2% TS 198 17 8,6% 208 91,4% Như vậy kết quả trên cho thấy tỷ lệ % đạt chưa cao, con nhều em chưa đạt. Vậy tôi đã tìm ra các giải pháp thực hiện sau. 3.Các biện pháp giải quyết a. Nguyên nhân
  4. - Học sinh chưa vận dụng tốt kỹ năng thực hành của mình, không có ý tưởng cụ thể, lung túng trong bài vẽ, thiếu sự tự tin khi làm bài, không mạnh dạn thể hiện nét vẽ trên giấy. - Chưa đổi mới trong phương pháp học của bản thân, có quan niệm vẽ bài theo kiểu sao chép, copy trong tài liệu có sẵn. - Vẫn giữ lối vẽ rất hồn nhiên của lứa tuổi nhỏ nghĩ cái gì vẽ là vẽ ra chứ không cần biết vẽ như thế có đúng chưa, hợp lý chưa, . - Với bậc phụ huynh chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho con em có được học cụ đầy đủ đáp ứng cho những môn học năng khiếu. b. Nội dung cần giải quyết. - Luôn luôn động viên, khuyến khích các em là điều cần thiết với việc học trong giờ thực hành. - Tạo được niềm tin trong học sinh, từ đó các em sẽ tự tin vào bài của bản thân các em, tăng thêm tư duy về ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, thị hiếu thẩm mĩ của học sinh. - Có phương pháp học hợp lý trong từng phân môn, tự ý thức nâng cao kỹ năng thực hành qua thời gian rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất đối với sản phẩm của mình làm ra. - Sưu tầm nhiều tư liệu, dụng cụ phục vụ cho các phân môn : Tranh, ảnh, sách, họa phẩm - Muốn gây được hứng thú cho các em trong tiết học thầy cô giáo phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều khiển mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động nhận thức riêng của học sinh. c. Biện pháp. Khi môn Mỹ thuật được xem như những môn học khác phải chuẩn bị các “phương pháp chung “thì cần có thêm những “phương pháp riêng biệt”. Trong đề tài này tôi sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để các em tự tìm ra phương hướng khi học các phân môn, để các phương pháp này được phát huy một cách có hiệu quả thì bản thân người học phải có được sự tự tin với kỹ năng thực hành của chính mình. Muốn vậy tôi phải tập cho mình một tư thế đĩnh đạc, tác phong nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm. Bước lên bục giảng tôi phải là một người hoàn toàn mới, đầy nhiệt huyết với nhiệm vụ cao cả là đưa các em bước vào một thế giới nghệ thuật của trí tưởng tượng, tính sáng tạo, thế giới của
  5. cái đẹp với “phương pháp tạo được hứng thú” cho học sinh và tìm hiểu nó thông qua các bài học vẽ tranh đề tài. Và lúc đó cả thầy trò chúng tôi mới tạo ra được một giờ học, một tác phẩm mang một phong cách chuyên nghiệp hơn với những ai theo học bộ môn năng khiếu này. Học mỹ thuật, “phương pháp vấn đáp” được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ. Trong các tình huống vấn đáp người thầy phải biết đặt ra nhiều tình huống để lôi cuốn được các em trách áp đặt nội dung quá nặng nề và buồn chán. Để hướng đến những mục tiêu cần đạt được thì người giáo viên phải chuẩn bị cho mình một hành trang “vững chắc về kiến thức”, khả năng “thực hành thông thạo, minh họa trực quan tốt”, “Vừa giảng vừa phải kết hợp được kỹ năng minh họa đặc biệt nhanh, chính xác” của người hướng dẫn các em ngoài ra còn phải đảm bảo khi hướng dẫn các em phải thu hút được sự chú ý, tập trung gây nên hứng thú khi học và thấu hiểu những nội dung cần thiết của học sinh muốn biết điều gì là trọng tâm. Ví dụ: Để vào một bài vẽ tranh cụ thể như bài “Vẽ tranh đề tài phong cảnh’’ Hỏi phải hợp lý: Em hiểu thế nào là tranh phong cảnh? “Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật xung quanh em. Tranh phong cảnh vẽ cảnh là chính có thể điểm thêm người, con vật cho bức tranh thêm sinh động.” Ta cần phải hỏi như thế vì sao? Phải làm thế nào để có những câu hỏi vừa sát nội dung lại vừa dễ hiểu? Với điều này tôi đã tự đặt mình vào trường hợp một người cần vẽ một tranh về phong cảnh và chắt lọc ra những nội dung cần biết mà còn phải liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày của chính bản thân mình. Điều này sẽ thôi thúc người học vẽ phải tư duy, nghĩ lại những hoạt động đã và đang xảy ra xung quanh mình một cách tự nhiên, những ấn tượng sâu đậm về điều mình đang tìm tòi sẽ hiện ra trong sự suy nghĩ, tưởng tượng đây là điểm quan trọng nhất trong bài vẽ tranh. Với bài “Vẽ tranh đề tài lao động’’ tôi cho các em quan sát tranh và đặt câu hỏi cụ thể như sau: GV: Bức tranh vẽ người đang làm gì? (Tranh vẽ người đang gặt lúa) GV: Hình dáng, điệu bộ của người trong tranh vẽ như thế nào?
  6. (Hình dáng: sinh động, mỗi người một tư thế, người khom lưng, người xoay ngang, người vác lúa )GV: Nêu nhận xét gì về màu sắc trong bức tranh này? ( Màu sắc tươi sáng, ấm áp tạo không khí gặt hái hăng say của người nông dân, hình chính, phụ phải có độ đậm nhạt sáng, tối ) Đối với phân môn vẽ trang trí, vẽ theo mẫu. Cần có nhưng câu hỏi gựi mở để các em liên tưởng đến những đồ vật có ở xung quanh các em.VD trang trí hình vuông các em liên tưởng tới nhưng vên gạch hoa trong gia đình mình, nhưng khi làm bài cần phải thêm bớt các họa tiết sao cho tránh tình trạng sao chép nguyên bản để bài các em đẹp và có tính sáng tạo hơn. Hoặc phân môn vẽ theo mẫu cũng vậy. Để vẽ được một bài vễ theo mẫu đạt yêu cầu học sinh cần lầm những việc gì là cần thiết, như quan sát nhận xét đồ vật một cách chủ động, cách tìm hình, bố cục ra sao vvv. Những câu hỏi vừa hợp lý vừa tạo được sự hưởng ứng phát biểu của học sinh do đó một việc không thể thiếu khi giáo viên biết khai thác nội dung và chú ý đến tinh thần học tập tích cực của các em tạo sự say mê và học tập tốt hơn nữa, giáo viên tận tình giúp đỡ, động viên sau những câu trả lời của các em không được chê sẽ làm các em mất hứng thú và xấu hổ với bạn cùng lớp và dần dần sẽ lười phát biểu. Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh mà học sinh nói tới trong bài. Các em mới thấy rõ câu trả lời của mình đúng hay chưa đúng. Lúc đó giáo viên cần chốt và bổ xung lại cho học sinh nghe không quên lời khen nếu các em có ý hay trong câu trả lời. d.Hướng dẫn học sinh tìm nội dung, bố cục. Bằng một “phương pháp tạo tình huống” nội dung có thể phù hợp theo từng lớp để hướng dẫn các em chọn nội dung và đề tài như: trò chơi, mẫu chuyện, đoạn video clip, có những hình ảnh nói đến trong bài học. Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm, ” Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những chủ đề cụ thể, phù hợp. Cho học sinh xem và phân tích theo yêu cầu của từng bài. VD: “vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian” thì giáo viên sẽ trực tiếp là hướng dẫn viên cho các em tham gia trực tiếp vào trò chơi dân gian các em sẽ thấy rõ hơn về nội dung và