Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_gay_hung_thu_hoc_tieng_anh.doc
- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SK 2019.docx
- tóm tắt sk.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi
- Đề tài: PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1. Lý do chọn đề tài: a) Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nó là một trong những ngôn ngữ quan trọng trên thế giới. Ở nước ta, tiếng Anh ngày nay chiếm một vị trí rất quan trọng và đang được xem là ngôn ngữ thứ hai (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) được ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên”.Vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng được quan tâm. Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy là một vấn đề rất quan trọng. Vì vậy muốn có một tiết học Tiếng Anh đạt được hiệu quả, tạo ra không khí hứng thú cho học sinh, tiếp thu bài học tốt thì người giáo viên phải là một diễn viên diễn xuất thành công trên sân khấu. b) Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên, vấn đề dạy cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tạo ra sự hứng thú, thu hút học sinh trong giờ học cũng như yêu thích môn học. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Tiếng Anh ở Trường Tiểu học. Với bản thân 1
- tôi đã nhận thấy việc sử dụng các trò chơi trong việc dạy học nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng thực sự bổ ích và hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú trong giờ học môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này. Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là bộ môn năng khiếu, mới lạ, đòi hỏi mỗi học sinh phải có tính hứng thú và đam mê. Người dạy và học ngoại ngữ nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là một việc bổ ích nhằm nâng cao việc dạy và học. Ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được chất lượng cao hơn nếu chúng ta sử dụng các trò chơi ngôn ngữ trong quá trình dạy học. Các trò chơi ngôn ngữ tạo được sự thích thú, làm tiết học thêm sôi nổi, sinh động và giúp giờ học bớt căng thẳng, nhàm chán đồng thời giúp người học hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Vì những lí do nêu trên nên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh cảm thấy yêu thích và hứng thú học tập, làm thế nào giúp các em nắm vững kiến thức mà không lặp đi lặp lại một cách khuôn mẫu, nhàm chán, tạo không khí thoải mái học mà chơi, chơi mà học. Vì thế tôi chọn đề tài Phương pháp gây hứng thú cho học sinh tiểu học thông qua một số trò chơi. Dưới đây, tôi xin đưa ra một số trò chơi ngôn ngữ mà mình đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp dụng vì chúng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và thực tế đã là như vậy. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Qua sáng kiến này, tôi mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh và để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Tiếng Anh thành công hơn trong việc giảng dạy của mình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng một số trò chơi học tập trong phần khởi động và củng cố tiết học nhằm tạo hứng thú, kích thích học sinh yêu thích học môn tiếng Anh ở tiểu học. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh khối 3,4 trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân 1.5. Phương pháp nghiên cứu: 2
- - Nghiên cứu cơ sở lý luận của các trò chơi theo phương pháp dạy và học tiếng Anh theo hướng đổi mới. - Nghiên cứu thực trạng tình hình học sinh trước khi vận dụng đề tài. - Vận dụng đề tài vào thực tiễn. - Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài. - Rút ra những bài học kinh nghiệm. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu : Khối 3,4 cho học sinh Trường TH Số 2 Hoài Tân năm học 2018-2019. 2. NỘI DUNG: 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục được coi là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Để sớm đưa đất nước hội nhập nền kinh tế toàn cầu Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mục đích của phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng ta được thể hiện rất rõ ràng trong văn kiện đại hội IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là trong những vấn đề trọng tâm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lao động, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, và nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững”. Để nền giáo dục nước nhà phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả, Bộ giáo dục và đào tạo đã đầu tư rất nhiều cải cách về vật chất và tinh thần trong việc phát triển toàn diện của học sinh, đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho các môn học, trong đó có môn Tiếng Anh. Việc dạy và học Tiếng Anh là một vấn đề đang được chú trọng và quan tâm. Vì Tiếng Anh là một môn ngoại ngữ, được coi là ngôn ngữ thứ hai trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng, do đó việc dạy và học tiếng Anh là một việc được toàn xã hội quan tâm, để thu hút học sinh và vận dụng Tiếng Anh vào thực tế trong cuộc sống lại là việc làm hết sức khó khăn. Học sinh cần phải tiếp thu về các vấn đề ngữ nghĩa để đưa vào vận dụng tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thông qua các hoạt động giao tiếp một cách hoàn hảo. Do đó, giáo viên phải 3
- có những phương pháp riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết những gì mình sắp được học. Việc thành lập và tạo ra những tình huống hấp dẫn đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của giờ học là cả một quá trình đầu tư, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm lâu dài của giáo viên. Từ những vấn đề nêu trên, tôi cho rằng giáo viên phải biết các thủ thuật áp dụng, lồng ghép các trò chơi trong mỗi tiết học góp phần tăng hứng thú, ham muốn học tập cho học sinh. Đồng thời còn giúp học sinh hiểu bài dễ dàng hơn, nhanh hơn, ghi nhớ và khắc sâu bài học tốt hơn. Tổ chức trò chơi có nhiều hình thức, phong phú, đa dạng, có thể được áp dụng một cách rộng rãi tùy thuộc vào nội dung của mỗi bài học hay có thể trong giờ giải lao. Hơn thế nữa đó cũng là một hoạt động bổ ích, sôi nổi, sinh động nhằm giúp cho phương pháp dạy và học của bộ môn tiếng Anh được đổi mới và cải thiện đáng kể. Vì thế, mỗi giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ cần dành nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo vận dụng các trò chơi vào mỗi giờ học một cách lôgic, hợp lý nhằm gây sự hứng thú cho học sinh, giảm đi sự nhàm chán trong giờ học đối với giáo viên cũng như học sinh. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Là một giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh tiểu học nhiều năm qua, tôi nhận thấy rằng chỉ số ít học sinh thích thú, say mê, tìm tòi, sáng tạo bộ môn này, còn lại đa số học sinh không quan tâm và đầu tư thật sự cho môn học dẫn đến việc tiếp thu bài còn hạn chế, thụ động, thiếu tự tin trong giờ học tiếng Anh. Từ đó nhiều em không thích học hay ghét học môn học này. Điều này khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao số lượng học sinh đạt kết quả tốt ở bộ môn. Qua việc dạy và học tôi đã nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến số học sinh còn hạn chế, chưa yêu thích môn học nhiều là do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các em còn phụ giúp bố mẹ trong công việc nhà sau giờ học, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, thiếu thốn, chưa đầy đủ. Các em không có sách tham khảo, sách bài tập, băng hình, các máy hỗ trợ cho các em các kỹ năng nghe, nói, thực hành Nhưng nguyên nhân được các em trả lời nhiều nhất khi được hỏi là do các em cảm thấy chưa hứng thú với môn học, môn 4
- học này khó, các em chưa có một môi trường thuận lợi để thực hành giao tiếp hàng ngày nên các em có thể nhanh quên, từ đó dẫn đến sự nhàm chán, tiếp thu bài mới chậm, vì vậy mang lại kết quả học tập không đồng đều và chưa tốt. Xuất phát từ những nguyên nhân trên để động viên, kích thích sự hiếu động của học sinh tôi thiết nghĩ mỗi giáo viên cần biết áp dụng các thủ thuật dạy học, thiết kế bài giảng, nghiên cứu, lồng ghép trò chơi vào các tiết học sao cho phù hợp với nội dung giờ dạy, để thu hút học sinh tập trung vào nội dung bài học và trở nên đam mê môn tiếng Anh. 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp: Muốn thực hiện tốt việc lồng ghép trò chơi vào trong bài dạy của mình mỗi giáo viên cần nắm rõ vai trò, tác dụng của trò chơi, đó là: - Tạo sự thoải mái trong tiết học. - Hỗ trợ trong việc tạo hưng phấn, ham thích cho học sinh ở mỗi tiết học. - Hỗ trợ tạo sự động não, suy nghĩ của học sinh. - Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn. 2.3.1. Kết quả khảo sát học sinh về sự ham thích môn học và kết quả các bài kiểm tra trước khi thực hiện đề tài: STT Lớp Sĩ số Số Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ HS HS không ghét thích thích 1 3 32 8 25% 18 56,25% 6 18,75% 2 4 34 9 26,47% 19 55,88% 6 17,65% - Kết quả bài kiểm tra kì II (Năm học 2017 – 2018): STT LỚP SĨ SỐ HOÀN THÀNH TỈ LỆ KHÔNG HOÀN TỈ LỆ THÀNH 1 3A 32 26 81,25% 6 18,75% 2 4A 34 29 85,29% 5 14,71% 2.3.2. Tên các trò chơi - Bingo 5
- - Jumble words - Lucky number - Word chain - What and where - Whisper - The magic wheel - Simon says 2.3.3. Cách thực hiện trò chơi: a) Hình thức trò chơi dùng để tạo sự hứng thú cho giờ học * Trò chơi Bingo Ví dụ: Giáo viên có thể viết lên bảng 12 từ chỉ các thức ăn và cho học sinh chọn 5 từ trong số 12 từ này và ghi chúng vào giấy riêng của mình. Sau đó giáo viên đọc những từ này không theo thứ tự. Khi đọc học sinh lắng nghe và đánh dấu vào những từ mà chúng có trong giấy. Học sinh nào có đủ 5 từ liên tiếp đầu tiên sẽ hô to “Bingo”. BINGO fish, rice, bread, bananas, water, soda, orange juice, meat, noodles, chicken, milk, apple * Trò chơi: Jumble words Giáo viên có thể dùng trò chơi Jumble words để kiểm tra bài cũ của học sinh. Giáo viên viết một số từ đã được đảo lộn các chữ cái lên bảng. Gọi một vài học sinh lên bảng và sắp xếp lại các từ đúng của nó. Người thắng sẽ là học sinh hoàn thành công việc đúng và sớm nhất. Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng trò chơi Jumple words để kiểm tra lại các từ chỉ môn học mà học sinh đã được học ở tiết trước. 6