Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy thực hành môn Vật lí

doc 9 trang sangkien 8780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy thực hành môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_thuc_hanh_mon_vat_li.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy thực hành môn Vật lí

  1. SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ Phương pháp dạy thực hành môn Vật lí A-PHẦN MỞ ĐẦU: I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Lý do khách quan: Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong họat động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức họat động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lý ở trường trung học phổ thông (THPT) cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vận dụng các kiến thức Vật lý để giải thích những hiện tượng Vật lý đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kỹ năng quan sát. Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lý còn có một sắc thái riêng, phải huớng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề Vật lý trong thực tế. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý cũng không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT. 2/ Lý do chủ quan : Bản thân là giáo viên dạy môn Vật lý cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý là vấn đề cần thiết trong việc tổ chức học nhóm cho HS nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình công các tại trường tôi thường xuyên được tập huấn về việc đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi được học về nghiệp vụ phụ trách và sử dụng thiết bị dạy học trong trường THPT. Qua việc nghiên cứu giảng dạy trên lớp cũng như những kinh nghiệm của giáo viên khác nhằm đưa ra những phương pháp thích hợp trong việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong giờ Vật lý. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu việc làm thí nghiệm Vật lý - nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, từ đó học sinh nắm chắc kiến thức hơn, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo môi trường giáo dục toàn diện và thân thiện - tích cực. III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : - Việc làm thí nghiệm Vật lý, xây dựng hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn. IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU: 1
  2. - Việc làm thí nghiệm Vật lý Giáo viên giảng dạy môn Vật lý khối lớp 11,12 Học sinh khối 11,12. Thái độ học của học sinh trong khi làm thí nghiệm Vật lý. Chương trình sách giáo khoa lớp 11, 12 . Hệ thống các bài thí nghiệm về điện trong giờ Vật lý. V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Phương pháp nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa Vật lý và tài liệu liên quan . a.Mục đích : Hệ thống các thí nghiêm. Tiến hành xây dựng hệ thống thí nghiệm. b.Tài liệu : Sách giáo khoa vật lý. Bảng phân phối chương trình Vật lý. Sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo . c. Cách tiến hành : Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: sách giáo khoa Vật lý, các bài học có làm thí nghiệm. Cần nghiên cứu kỹ kiến thức khi làm thí nghiệm. 2.Phương pháp trò chuyện phỏng vấn : a.Mục đích : Tìm hiểu tình hình học và làm thí nghiệm Vật lý của học sinh. Những khó khăn và thuận lợi khi xây dựng làm thí nghiệm phần điện học. b.Đối tượng : Giáo viên bộ môn. Học sinh khối 11,12. c.Nội dung : Đặt câu hỏi để tìm hiểu việc làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh. d.Cách tiến hành : Xác định mục đích và đối tượng cần trò chuyện . Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi phỏng vấn ( xem phần phụ lục ). Thực hiện phỏng vấn – ghi nhận kết quả . 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : a.Mục đích : Nắm được thực trạng việc tổ chức làm thí nghiệm Vật lý của giáo viên và của học sinh b.Đối tượng : Giáo án của giáo viên . Kế hoạch giảng dạy của giáo viên . c.Cách tiến hành : Xác định mục đích yêu cầu . Liệt kê những sản phẩm cần nghiên cứu . Mô tả có phê phán lại quá trình hoạt động đưa đến sản phẩm đó . 4.Phương pháp quan sát : a.Mục đích : Nắm được phương pháp giảng dạy của giáo viên . Nắm được tinh thần thái độ học tập của học sinh . 2
  3. b.Nội dung : Quan sát cách dạy của giáo viên . Quan sát cách làm thí nghiệm của học sinh . Quan sát tất cả các hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh khi làm thí nghiệm. c.Cách tiến hành : Chuẩn bị mục đích, nội dung, cách quan sát và tiêu chuẩn đánh giá . Sau khi quan sát cần ghi chép kết quả và có sự thống nhất của những người cùng quan sát . Tóm lại : Qua việc nghiên cứu bằng các phương pháp nêu trên, ta cần rút ra những kinh nghiệm tiên tiến và tìm ra những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ của vấn đề . B-PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Môn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại giữa các môn khác. Việc tổ chức dạy học Vật lý THPT cần rèn luyện cho học sinh đạt được: - Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết. - Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản. - Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và các dữ liệu thu được từ các quan sát hoặc thí nghiệm. - Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống - Khả năng đề xuất các dự đóan hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng vật lý. - Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thiết đã đề ra. - Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý. - Khối lượng nội dung của tiết học Vật lý được tính toán để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu sau: - Tạo điều kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tựơng vật lý. - Tạo điều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu. - Tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết. - Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp. CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG LÀM THÍ NGHIỆM: Tổ chức HS làm thí nghiệm Vật lý chủ yếu trong các hoạt động nhóm, nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản, kĩ năng phân tích và xử lí các thông tin, các dữ liệu thu được từ thí nghiệm. 3
  4. Qua thí nghiệm học sinh có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong thực hành thí nghiệm. Làm thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong nhiều giờ học Vật lý. Khi làm thí nghiệm thành công thì HS cơ bản đã nắm được kiến thức, nội dung của bài học. Muốn làm thí nghiệm thành công cũng không phải chuyện dễ vì môn Vật lý có nhiều thí nghiệm, mỗi bài học có một kiểu thí nghiệm khác nhau. Giáo viên phải suy nghĩ xem mình phải chuẩn bị những gì cho thí nghiệm ở bài học này và những gì cho thí nghiệm ở bài học khác, nhưng tổ chức cho HS làm thí nghiệm ở những bài học khác nhau cũng có những đặc điểm chung: 1. Chuẩn bị: + HS: tổ chức HS làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có thể chia lớp thành 4 6 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm . Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể. + GV phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Vẽ hình sẵn nếu cần thiết. 2. Giới thiệu đồ dùng: GV giới thiệu và cách sử dụng từng đồ dùng có trong thí nghiệm hoặc qua hình vẽ HS nêu được các đồ dùng cần thiết trong thí nghiệm hoặc HS có thể tự đề xuất phương án làm thí nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó. 3. Giáo viên có thể làm mẫu cho HS xem: có những thí nghiệm tương đối khó thực hiện, GV có thể làm trước cho HS xem trước các bước hoặc có những đồ dùng các em chưa từng thực hiện thì GV cũng có thể thao tác cho HS thấy. 4. Tiến hành thí nghiệm: các nhóm HS đồng loạt tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã phân công trong nhóm. 5. Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả: sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong (có thể trong quá trình thí nghiệm) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà GV đã hướng dẫn trước đó. 6. Lớp thảo luận thống nhất: sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm GV cho cả lớp cùng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thhực hiện được. rong những bài thí nghiệm ở phần Điện học trình tự tiến hành thí nghiệm như trên tuy nhiên nó cũng có những đặc thù riêng của phần Điện học, cụ thể: - Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện, đồ dùng (nên soạn riêng từng mâm cho mỗi nhóm) - Vẽ hình mạch điện lên bảng phụ, yêu cầu HS cho biết công dụng và cách mắc từng bộ phận trong sơ đồ mạch điện - Dựa vào mạch điện, hướng dẫn từng bước cho HS mắc mạch điện theo sơ đồ. - Chú ý đặt các dây dẫn điện phải liên tục để dễ quan sát (hạn chế đan chéo nhau) - GV nhắc HS trong khi ráp mạch điện phải để khóa K hở. Sau khi nhóm nào báo ráp xong, GV đến kiểm tra cho HS đóng khóa K. - Nếu nhóm nào khi đóng khóa K mà thấy kim của các dụng cụ quay ngược lại thì lập tức ngắt khóa k và kiểm tra, đổi cực ở hai chốt của dụng cụ. - HS biết đọc các số chỉ thị trên mặt đồng hồ đo, giá trị một khoảng chia ( đối với những loại vôn kế hoặc ampe kế có 2 thang đo thì phải đọc thang trên hay thang dưới) - GV phải biết cần cho HS mắc vôn kế và ampe kế với thang đo như thế nào để không hỏng dụng cụ. 4