Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào trong nhà trường Tiểu học

doc 23 trang sangkien 30/08/2022 10140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phong_trao_trong_nha_truong_tieu_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phong trào trong nhà trường Tiểu học

  1. Trường TH Chiềng Lương 2 Phong trào trong nhà trường tiểu học Năm học 2007 - 2008 Lời cảm ơn Tôi : Trần Văn Bằng Phó hiệu trưởng: Trường THChiềng Lương 2– Chiềng Lương– Mai Sơn – Sơn La Xin trân trọng cảm ơn : Chi bộ Đảng Trường Tiểu học Chiềng Lương 2 Ban giám hiệu trường tiểu học Chiềng Lương 2 Cùng tập thể anh chị em giáo viên trong nhà trường Đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ Sư phạm : “ Phong trào trong nhà trường tiểu học ” Mặc dù rất nhiệt tình và tự tin trong quá trình nghiên cứu xong tôi tin chắc vẫn còn nhiều thiếu xót. Vậy tôi kính mong các tổ chức đoàn thể, quí thầy cô đóng góp những ý kiến quý báu để tôi tự hoàn thiện mình hơn. Qua đó tôi cũng kính chúc các thầy cô giáo trong nhà trường ngày càng nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy. Chúc quí thầy cô mạnh khoẻ, thành đạt, hạnh phúc. Xin trân trọng cảm ơn . Người viết Trần Văn Bằng Trần Văn Bằng 1
  2. Trường TH Chiềng Lương 2 Phong trào trong nhà trường tiểu học Năm học 2007 - 2008 Mục lục Lời cảm ơn Trang : 1 Mục lục 2 A. Những vấn đề chung 3 I. Phần mở đầu 3 II. Lí do chọn đề tài 4 III. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 5 IV. Phạm vi đề tài nghiên cứu 5 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 VI. Địa bàn khách thể nghiên cứu 6 VII. Phương pháp nghiên cứu 6 B. Nội dung 7 Phần 1: Cơ sở lý luận 7 I Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐPT trong nhà trường T H 7 II. Những nội dung chủ yếu của HĐPTNGLL 9 Phần II. Cơ sở thực tiễn 10 I. Đặc điểm tình hình 10 II. Điều tra 11 Phần III. Đề xuát giải pháp 12 I. Giải pháp 1 14 II.Giải pháp 2 15 III. giải pháp 3 16 Phần IV. Hoạt động thực nghiệm 16 Chủ đề : Kính yêu thầy cô giáo 16 Phần V. Kết luận 21 Phần VI. Kiến nghị 21 Trần Văn Bằng 2
  3. Trường TH Chiềng Lương 2 Phong trào trong nhà trường tiểu học Năm học 2007 - 2008 A. Phần mở đầu I. Phần mở đầu: Hoạt động phong trào trong các nhà trường nói chung và trong nhà trường tiểu học Chiềng Lương 2 nói riêng ,đang là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội , nhất là của các bậc quản lý giáo dục, bởi đây là một hoạt động giáo dục, nó hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò trong các nhà trường được tốt hơn. Nó góp phần vào mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo và phát triển con người mới có đủ, tài đức để gánh vác sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới cho đời sau. Trong giai đoạn hiện nay hoạt động phong trào trong các nhà trường tiểu học , đã được Đảng và nhà nước quan tâm, hiện nay trong bậc tiểu học (HĐPT) đã giúp thầy trò có những tiết học, những kinh nghiệm, những kiến thức lịch sử của đất nước ta trải qua thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhưng phần đa trong công tác phong trào của các nhà trường còn mang tính thụ động, chưa sáng tạo (Hoạt động theo chỉ đạo của cấp trên, hoặc đến gần các ngày kỷ niệm mới hoạt động). Nói tóm lại việc HĐPT của các nhà trường vẫn còn “cách nhật”. Việc lồng ghép các hoạt động chưa thực sự có thu hút trong các phong trào thể dục- thể thao với văn hoá văn nghệ. Chính công tác HĐPT trong các nhà trường đã góp phần đắc lực vào kết quả dạy và học của thầy và trò trong nhà trường. Nói một cách khác HĐPT trong các nhà trường luôn luôn đi song song cùng dạy và học tập của thầy và trò. HĐPT là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp, với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động lao động, văn hoá-văn nghệ, thể dục- thể thao Hay nói cụ thể hơn đó là sự chuyển hoá giữa giáo dục với tự giáo dục. Thì phải thông qua các hoạt động học tập, lao động sinh hoạt tập thể, Trần Văn Bằng 3
  4. Trường TH Chiềng Lương 2 Phong trào trong nhà trường tiểu học Năm học 2007 - 2008 xã hội vui chơi giải trí và giao lưu với bè bạn với các thầy cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh. II. Lý do chọn đề tài. Học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình cảm. Vì thế HĐPT lại càng cần thiết và quan trọng, nhằm giúp trẻ làm quen với các hoạt động, tích luỹ dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống, đồng thời HĐPT cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ. Và đây cũng là con đường để giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Chúng ta hàng ngày chứng kiến một hiện tượng suy thoái về tư cách và phẩm chất ở một ít học sinh, các em đang đứng trước sự tấn công cám dỗ của các tệ nạn xã hội, như nghiện hút, cờ bạc đang len lỏi vào các nhà trường tiểu học. Nết sinh hoạt và cách ứng sử của các em trong gia đình và xã hội đôi lúc còn làm thất vọng các bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Nếu chúng ta chỉ dạy các em cái chữ mà không thông qua cái chữ để đưa vào các hoạt động phong trào trong các nhà trường thì hiện tượng trên sẽ là một nguy cơ lớn đối với thế hệ cách mạng của đời sau. HĐPT ở đây hiểu nghĩa hẹp là. Hoạt động trong các nhà trường. Nó được thể hiện thông qua các chủ đề đã được bộ giáo dục và các cấp quy định. Mà ở đây muốn đề cập là HĐPT của trường tiểu học theo chủ đề: - Truyền thống nhà trường( Thời gian thực hiện: Tháng 9- 10) - Kính yêu thầy cô giáo ( Thời gian thực hiện: Tháng 11) - Yêu đất nước Việt Nam( Thời gian thực hiện: Tháng 12) - Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc (Thời gian thực hiện: Thấng 1-2) - Yêu quý mẹ và cô giáo ( Thời gian thực hiện : Tháng 3 ) - Bác Hồ kính yêu (Thời gian thực hiện: Tháng 5) Thông qua các chủ đề trên trong học tập thì HĐPT trong trường sẽ giúp các em thực hiện các chủ đề đó theo từng chủ điểm. Trần Văn Bằng 4
  5. Trường TH Chiềng Lương 2 Phong trào trong nhà trường tiểu học Năm học 2007 - 2008 Ví dụ: Chủ đề (Truyền thống nhà trường được đặt lên đầu tiên trong năm học thì HĐPT trong những ngày đầu năm học với yêu cầu giáo dục sẽ là: Giáo dục sự hiểu biết và trách nhiện của người học sinh với truyền thống của nhà trường. - Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt ở người học sinh tiểu học. - Bồi dưỡng tình cảm, thái độ với trường lớp. Các hình thức hoạt động: - Tổ chức tập duyệt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. - Tập múa hát ca ngợi trường lớp, ca ngợi thày cô giáo, ca ngợi bạn bè. - Học tập nội quy trường lớp, tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, nhũng chỉtiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấucủabản thân và của tập thể lớp trong năm học mới(Trong các buỏi sinh hoạt sao- đội) - Chăm sóc bảo vệ cây cối trong nhà trường. - Gìn giữ trường lớp sạch đẹp . Tất cả các bài học môn: Tập đọc, tự nhiên xã hội .điều giúp các em trong các hoạt động có ý thức yêu quý thầy cô, bạn bè, trường lớp . Chính vì tầm quan trọng công tác HĐPT trong nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: (Hoạt động phong trào trong nhà trường tiểu học) III. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: - Giáo viên, học sinh trường tiểu học Chiềng lương 2- Chiềng Lương- Mai Sơn- Sơn la - Các hoạt động ngoài giờcủa trường tiểu học Chiềng Lương 2 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng – hiệu quả hoạt động phong trào của thầy và trò trong nhà trường tiểu học. IV. Phạm vi đề tài nghiên cứu: Trần Văn Bằng 5
  6. Trường TH Chiềng Lương 2 Phong trào trong nhà trường tiểu học Năm học 2007 - 2008 Nghiên cứu các hoạt động của thầy và trò trong nhà trường tiểu học thuộc các buổi ngoại khoá, văn nghệ, thể dục-thể thao, tìm hiểu lịch sử dân tộc, phòng chống ma tuý trong học đường. V. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận trong HĐPT ở nhà trường tiểu học. 2. Nghiên cứu thực trạng: Thực trạng HĐPT của nhà trường tiểu học Chiềng Lương 2. VI: Địa bàn khách thể nghiên cứu: - Toàn bộ cán bộ giáo viên, học sinh trường tiểu học chiềng Lưng 2. - Hoạt động phong trào của thầy và trò trong nhà trường. VII. Phương pháp nghiên cứu: 1.Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Đọc tài liệu: + Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp( Bộ giáo dục & Đào tạo và dự án pháp triển giáo viên tiểu học. + Sinh lý học trẻ em(Bộ giáo dục& đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học. + Giáo trình công tác đội (Nhà xuất bản giáo dục năm 2001) + Các tạp chí giáo dục tiểu học và một số tài liệu liên quan. Ngoài ra còn sưu tầm các hoạt động của các nhà trường có phong trào mạnh. 2. Phương pháp quan sát. Quan sát quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các biên bản ghi lại hoạt động ở các chủ điểm về các yêu cầu giáo dục, hình thức hoạt động, kết quả các hoạt động đó. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Thực nghiệm điều tra: Điều tra kết quả hoạt độngphôg trào của giáo viên theo đúng quy trình mới. Trần Văn Bằng 6
  7. Trường TH Chiềng Lương 2 Phong trào trong nhà trường tiểu học Năm học 2007 - 2008 - Tham gia tổ chức phong trào: Kính yêu thầy cô giáo( Thời gian thực hiện tháng 11-12 năm 2007) b. nội dung cơ sở lý luận Phần I: I. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐPT trong nhà trương tiểu học: 1. Vị trí của hoạt động phong trào. - Qua quá trình sư phạm tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục (Theo nghĩa tương đối hẹp ) - Quá trình dạy học và HĐPT bổ sung, hỗ trợ, thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ. - Quá trình dạy học không những giúp người học lĩnh hội những tri thức khoa học một cách hệ thống, mà còn nhằm hình thành nhân cách sống thông qua các môn học cụ thể trong chương trình. Đồng thời tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình hoạt động ngoài có hiệu quả. - Hoạt động phong trào là một quá trình giáo dục giúp người học nắm được nội dung: Hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng sử và thói quên hành vi thể hiện tong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình thành ở người học nhũng mặt xã hội, tâm lý, thể chất, cách ứng sử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau rong học tập tập thể, trong nhóm, trong cá hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động xã hội. - Cùng với day học ở trên lớp thì HĐPT là một bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiết trong quá trình dạy học. - Giáo dục ở nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Hai bộ phận gắn bó hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục . Trần Văn Bằng 7