Sáng kiến kinh nghiệm Phép chia hết trong N

doc 23 trang sangkien 6720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phép chia hết trong N", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phep_chia_het_trong_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phép chia hết trong N

  1. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N A. Phần mở đầu I/ Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, sự nghiệp giáo dục cũng không ngừng đổi mới. Các nhà trường đã ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng giáo dục toàn diện bên cạnh sự đầu tư thích đáng cho giáo dục mũi nhọn. Với vai trò là môn học công cụ, bộ môn toán đã góp phần tạo điều kiện cho các em học tốt các bộ môn khoa học tự nhiên khác. Dạy như thế nào để học sinh không những nắm chắc kiến thức cơ bản một cách có hệ thống mà phải được nâng cao để các em có hứng thú, say mê học tập là một câu hỏi mà mỗi thầy cô chúng ta luôn đặt ra cho mình. Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và nhu cầu học tập của học sinh đặc biệt là học sinh khá, giỏi. Điều đó đòi hỏi trong giảng dạy chúng ta phải biết chắt lọc kiến thức, phải đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng và phát triển thành tổng quát giúp học sinh có thể phát triển tốt tư duy toán học. Với đối tượng học sinh khá, giỏi, các em có tư duy nhạy bén, có nhu cầu hiểu biết ngày càng cao, làm thế nào để các học sinh này phát huy hết khả năng của mình, đó là trách nhiệm của các giáo viên chúng ta. Bản thân tôi, trong 3 năm học vừa qua được nhà trường phân công dạy toán lớp 6. Qua giảng dạy tôi nhận thấy “phép chia hết" là đề tài lí thú, phong phú và đa dạng của số học lớp 6 và không thể thiếu khi bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn toán 6 cũng như môn toán THCS. Với bài sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 1
  2. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N viết này, tôi không tham vọng lớn bàn về việc dạy " phép chia hết" và ứng dụng của nó trong chương trình toán học phổ thông, tôi chỉ xin đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 giải các bài tập về" phép chia hết" trong tập hợp số tự nhiên mà tôi đã từng áp dụng thành công. Tôi hy vọng nó sẽ có ích cho các đồng nghiệp khi bồi dưỡng học sinh khá, giỏi II. Nhiệm vụ của đề tài Trong khuôn khổ đề tài này bản thân tôi sẽ trình bày “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 giải các bài tập về phép chia hết trong tập hợp N” . Cụ thể là : - Các phương pháp thường dùng khi giải các bài toán về phép chia hết. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức để giải các bài toán về phép chia hết. - Củng cố và hướng dẫn học sinh làm bài tập. III. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu qua các tiết dạy về “Phép chia hết trong N” trong SGK Toán 6 tập 1, qua định hướng đổi mới phương pháp dạy toán 6. Đối tượng khảo sát : Học sinh lớp 6 IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thực hành - Đúc rút 1 phần kinh nghiện qua các đồng nghiệp và bản thân khi dạy phần Phép chia hết. sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 2
  3. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N B. Nội dung I/ Trước hết học sinh cần nắm vững định nghĩa phép chia hết trong SGK lớp 6 tập 1, các dấu hiệu chia hết cũng như các tính chất về quan hệ chia hết. 1. Định nghĩa Cho 2 số tự nhiên a và b, trong đó b khác 0, nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a, thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a: b= x 2.Các dấu hiệu chia hết a) Dấu hiệu chia hết cho 2 Một số chia hết cho 2 khi và chỉ khi chữ số tận cùng của số đó là số chẵn. b) Dấu hiệu chia hết cho 3 (hoặc 9) Một số chia hết cho 3 (hoặc 9) khi và chỉ khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3 (hoặc 9). Chú ý: Một số chia cho 3 (hoặc 9) dư bao nhiêu thì tổng các chữ số của số đó chia cho 3 (hoặc 9) cũng dư bấy nhiêu và ngược lại c) Dấu hiệu chia hết cho 5 Một số chia hết cho 5 khi và chỉ khi chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 d) Dấu hiệu chia hết cho 4 (hoặc 25) Một số chia hết cho 4 (hoặc 25) khi và chỉ khi 2 chữ số tận cùng của số đó chia hết cho 4 (hoặc 25) e) Dấu hiệu chia hết cho 8 (hoặc 125) Một số chia hết cho 8 hoặc 125 khi và chỉ khi 3 chữ số tận cùng của số đó chia hết cho 8 hoặc 125. sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 3
  4. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N f) Dấu hiệu chi hết cho 11 Một số chi hết cho 11 khi và chỉ khi hiệu giữa tổng các chữ số hàng lẻ và tổng các chữ số hàng chẵn (từ trái sang phải) chia hết cho 11. 3. Tính chất của 2 quan hệ chia hết + 0 chia hết cho b với b là số tự nhiên khác 0 + a chia hết cho a với mọi a là số tự nhiên khác 0 + Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho a thì a = b + Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a chia hết cho c + Nếu a chia hết cho b và a chia hết cho c mà (b, c) = 1 thì a chia hết cho b.c + nếu a chia hết cho m và a chia hết cho n thì a chia hết cho BCNN(m,n) + Nếu a.b chia hết cho c và (b,c) =1 thì a chia hết cho c + Nếu a chia hết cho m thì k.a chia hết cho m với mọi k là số tự nhiên. + Nếu a chia hết cho m, b chia hết cho m thì (a b) chia hết cho m + Nếu a chia hết cho m, b không chia hết cho m thì (a b) không chia hết cho m + Nếu a chia hết cho m, b chia hết cho n thì a.b chia hết cho m.n + Nếu (a.b) chia hết cho m và m là số nguyên tố thì a chia hết cho m hoặc b chia hết cho m. + Nếu a chia hết cho m thì an chia hết cho m với n là số tự nhiên + Nếu a chia hết cho b thì an chia hết cho bn với n là số tự nhiên sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 4
  5. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N II/ Khi học sinh đã nắm chắc các vấn đề nêu trên thì giáo viên có thể đưa ra một vài phương pháp thường dùng để giải các bài toán chia hết. Với học sinh lớp 6 tôi thường sử dụng 5 phương pháp sau: 1. phương pháp 1: Dựa vào định nghĩa phép chia hết Để chứng minh a chia hết cho b ( b khác 0), ta biểu diễn số a dưới dạng một tích các thừa số, trong đó có 1 thừa số bằng b (hoặc chia hết cho b). a = b.k ( k N) hoặc a =m.k ( m chia hết cho b) Ví dụ 1: Chứng tỏ rằng số có dạng aaaaaa bao giờ cũng chia hết cho 7 Giải : aaaaaa = a.111111 = a. 7.15873 chia hết cho 7 Ví dụ 2: Chứng tỏ rằng số có dạng abcabc bao giờ cũng chia hết cho 11, chia hết cho 7 và chia hết cho 13. Giải : Ta có : abcabc = abc000 abc = abc .(1000+1) = abc .1001 = abc .11.7.13 nên abcabc chia hết cho 11, chia hết cho 7 và chia hết cho 13. Ví dụ 3: Chứng minh rằng, nếu lấy một số có 2 chữ số cộng với số gồm 2 chữ số ấy viết theo thứ tự ngược lại, ta luôn được một số chia hết cho 11 Giải . Gọi 2 số đó là ab và ba . Ta có : ab + ba = 10a + b + 10b + a = 11a + 11b = 11( a + b) chia hết cho 11 2. Phương pháp 2 : Dùng các tính chất của phép chia hết. 2.1. Dùng tính chất chia hết của một tổng, một hiệu * Để chứng minh a chia hết cho b ( b 0) ta có thể làm như sau: sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 5
  6. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N - Viết a = m + n mà m  b và n b - Viết a = m - n mà m  b và n b * Để chứng minh a không chia hết cho b ta viết a dưới dạng tổng của các số mà chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho b, còn các số hạng khác đều chia hết cho b. Ví dụ 4: Chứng tỏ rằng : a) Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp là một số chia hết cho 3 b) Tổng của 4 số tự nhiên liên tiếp là một số không chia hết cho 4. Giải. a) Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp là n, n +1 , n + 2. Tổng của 3 số đó là : n + ( n +1) + (n+ 2) = 3n +3 = 3( n + 1)  3 b) Gọi 4 số tự nhiên liên tiếp là : n , n+1, n+2, n+3. Tổng của 4 số đó là : n + ( n+1) + (n+2) + (n+3) = 4n + 6 = 4n + 4 + 2 = 4(n+1) + 2 không chia hết cho 4 Vậy tổng của 4 số tự nhiên liên tiếp không chia hết cho 4. Giáo viên chốt lại: Tổng của n số tự nhiên liên tiếp chưa chắc đã chia hết cho n. 2.2 Dùng tính chất chia hết của 1 tích. Để chứng minh a chia hết cho b (b 0) ta có thể chứng minh bằng một trong các cách sau: + Ta chứng minh (a.m) chia hết cho b; (m, b) = 1 a chia hết cho b + Biểu diễn b = m.n với (m,n)= 1, sau đó chứng minh a chia hết cho m, a chia hết cho n + Biểu diễn a= a1 . a2,, b = b1.b2, rồi chứng minh a1 chia hết cho b1; a2 chia hết cho b2 sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 6
  7. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N Ví dụ 5: chứng minh (1980a + 1995b) chia hết cho 15 với  a, b là số tự nhiên. Giải: Vì 1980 chia hết cho 3 nên 1980.a chia hết cho 3 với  a. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995.b chia hết cho 3 với  b Nên (1980a + 1995b) chia hết cho 3. Chứng minh tương tự ta có: (1980a + 1995b) chia hết cho 5 với  a, b mà (3,5) = 1. (1980 a + 1995b) chia hết cho 15 Ví dụ 6: chứng minh rằng tích của 2 số chẵn liên tiếp luôn chia hết cho 8. Giải: Gọi 2 số chẵn liên tiếp là 2n, 2n +2 ( n N) Tích của 2 số chẵn liên tiếp là 2n.(2n +2) = 4.n.(n+1) Vì n và n + 1 là 2 số tự nhiên liên tiếp nên n.(n+ 1) chia hết cho 2 Mà 4 chia hết cho 4 nên 4.n.(n+1) chia hết cho (4.2) 4.n.(n+1) chia hết cho 8 2n.(2n + 2) chia hết cho 8 * Giáo viên nhận xét : Như vậy khi gặp những bài toán chứng minh một tổng, một hiệu hoặc một tích chia hết cho một số mà các tổng, hiệu, tích đó có thể phân tích được thành tích các thừa số, ta thường sử dụng các tính chất của phép chia hết. 3. Phương pháp 3: Dùng định lí về chia có dư để chứng minh n chia hết cho p ta xét mọi trường hợp về số dư khi chia n cho p: sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 7
  8. Giúp học sinh lớp 6 giải các bài toán về " phép chia hết" trong tập hợp N Ta viết n = p.k + r, trong đó r = 0, 1, , p-1; k N. Rồi xét tất cả các trường hợp của r. Ví dụ 7: Chứng tỏ rằng với mọi số tự nhiên n thì tích (n + 3).(n +6) chia hết cho 2. Giải: Với mọi n ta có thể viết hoặc n = 2k + 1 hoặc n= 2k - Với n= 2k +1 ta có: (n+3).(n+6) = (2k+1 +3).(2k+1+6) = (2k+4).(2k+7) = 2.(k+2).(2k+7) chia hết cho 2. - Với n= 2k ta có : ( n+3)(n+6) = (2k+3)(2k+6) = (2k+3)(k+3).2 chia hết cho 2. Vậy với mọi n N thì (n+3)(n+6) chia hết cho 2. Ví dụ 8: chứng minh rằng: a) Tích của 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3 b) Tích của 4 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 4. Giải: a) Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp là n, n+1, n+2 Tích của số tự nhiên liên tiếp là : n.(n+1).(n+2) Mọi số tự nhiên khi chia cho 3 có thể nhận một trong các số dư 0;1;2 - Nếu r = 0 thì n chia hết cho 3 n.(n + 1).(n+ 2) chia hết cho 3 - Nết r = 1 thì n = 3 k + 1 (k là số tự nhiên) n+2 = 3k +1 + 2 = (3 k +3) chia hết cho 3 n. (n+1).(n+2) chia hết cho 3 - Nếu r = 2 thì n = 3k+ 2 (k là số tự nhiên) n+1 = 3k +2 +1 = 3k +3 chia hết cho 3 n.(n+1) . (n+2) chia hết cho 3 sáng kiến kinh nghiệm năm 2005 8