Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học và THCS

doc 12 trang sangkien 7244
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học và THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học và THCS

  1. Trường THCS Long Giang Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2009 Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH CẤP TIỂU HỌC VÀ THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Tiếng Anh là một ngoại ngữ rất phổ biến và thông dụng. Mọi người hầu hết ai cũng biết tiếng Anh rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được dùng để giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có nhận thức như thế, đặc biệt là học sinh phổ thông ở các vùng xa, vùng quê như học sinh của chúng ta, có mấy em nhận thức được rằng mình học ngoại ngữ dùng để giao tiếp trước tình hình đó, giáo viên dạy môn Tiếng Anh cần phải chú trọng việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là chú trọng đến việc làm thế nào để cho học sinh cấp tiểu học và THCS có được một khái niệm cơ bản cho môn nói, hay nói cách khác là các em phải biết được những câu nói giao tiếp đơn giản. - Mặt khác, ngày nay người ta không dạy tiếng Anh một cách đơn thuần, mà còn sử dụng tiếng Anh như một công cụ chuyển tải kiến thức cho các môn học khác như toán, khoa học Nhiều nước đã đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục như vậy cần coi trọng tiếng Anh bậc tiểu học bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. Ngoài ra, một lý do cá nhân khiến tôi chọn bậc tiểu học và THCS để nghiên cứu về phương pháp giảng dạy là tôi rất yêu trẻ và thích làm việc với trẻ em. II. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: 1/ Thực trạng: - Những năm qua, môn ngoại ngữ giảng dạy tại nhiều trường phổ thông chủ yếu là tiếng Anh. Điều đáng quan tâm hiện nay là hoạt động dạy và học môn học này ở nhiều trường vẫn còn nặng về lý thuyết, học sinh học để lấy điểm, còn các kỹ năng thực hành vẫn còn nhiều hạn chế. -Trước đây, khi chưa đổi mới sách, giáo viên thường sử dụng phương pháp truyền thống như: reading, translation, và đặc biệt chú trọng đến ngữ pháp nên hầu hết học sinh học tiếng Anh bằng cách đọc và viết. Lớp học không sinh động, học sinh không được rèn luyện cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc viết, hơn nữa về phía giáo viên cũng không quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh của mình, đơn giản với một lý do là kỹ năng nói không nằm trong chương trình của sách giáo khoa. Gv: Trần Thị Hoàng Yến trang 1
  2. Trường THCS Long Giang Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2009 - Trước tình hình đó, ngành giáo dục thực hiện thay đổi sách giáo khoa trên quy mô cả nước và đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy và một trong những nội dung đổi mới đó là phát triển đủ cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trong chương trình mới, tuy nhiên hầu hết giáo viên đều có tâm trạng chung là gặp rất nhiều khó khăn trong giờ dạy các em nói, phần lớn là các em không nói được, nếu có nói thì các em cũng dựa vào mẫu câu có sẵn để đọc mà thôi. Điều này dẫn đến cả giáo viên và học sinh đều không hứng thú trong giờ học nói. - Trước khi trở thành giáo viên dạy Tiếng Anh bản thân tôi cũng đã từng là học sinh học chương trình của sách giáo khoa cũ, tuy nhiên tôi rất may mắn là đã có được một người thầy luôn luôn tận tụy vì học trò thân yêu của mình mà dạy dỗ rất cặn kẽ. Bằng mọi cách thầy đã chỉ ra cho chúng tôi thấy được tầm quan trọng của việc học ngoai ngữ. Bây giờ khi trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tôi rất băn khoăn trước thực trạng này là làm sao cho học trò của mình thấu hiểu được mục đích quan trọng của việc học ngoại ngữ để giao tiếp là như thế nào? Thế là tôi đã bắt tay vào việc làm sao cho học sinh của mình thích học môn học mà mình phụ trách. Có thể nhờ vào năng khiếu của mình một phần cộng thêm qua nhiều năm học hỏi kinh nghiệm của các bậc tiền bói, sự nghiên cứu và nổ lực không ngừng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm rất bổ ích cho học sinh thân yêu của mình là làm thế nào để có thể giao tiếp những câu đơn giản ở chương trình cấp tiểu học và trung học cơ sở. 2/ Thực hiện: 2.1- Đối với học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở: a. Cho học sinh xem tranh để nói tiếng Anh b. Cho nghe băng tiếng Anh và lặp lại c. Khuyến khích học sinh giải trí bằng tiếng Anh d. Tập cho học sinh kể chuyện bằng tiếng Anh e. Khuyến khích học sinh đọc sách báo bằng tiếng Anh f. Hướng cho các em viết nhật ký hoặc thư từ bằng tiếng Anh 2.2- Tiến hành thực hiện: Học tiếng Anh cũng giống như tập chạy xe đạp, ít ai có thể đi xe đạp thành thạo khi chưa ngã vài lần. Sau những lần vấp váp đó, tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm có thể sẽ rất hữu ích cho chúng ta, những giáo viên dạy tiếng Anh, nhất là áp dụng cho kỹ năng nói * Cho học sinh xem tranh để nói tiếng Anh: Phàm làm bất cứ việc gì cũng vậy, muốn thành công một cách mĩ mãn chúng ta phải nổ lực hết mình tập trung vào công việc nghiên cứu làm sao để đạt được đến mục tiêu cao nhất. Tôi tiến hành công việc của mình bằng cách quan sát những đứa bé bắt đầu bi bô tập nói. Khi dạy một ngôn ngữ, đặc biệt là Gv: Trần Thị Hoàng Yến trang 2
  3. Trường THCS Long Giang Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2009 ngoại ngữ nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu về điều này. Cách học đầu tiên và hay nhất * Thực hiện: Đối với bậc tiểu học, các bạn sử dụng tranh nói về hoa quả, các loài động vật hoặc các bộ phận của cơ thể người như mắt, mũi, miệng, tóc, tai, chỉ ngay tranh và nói từ hoặc câu được dùng cho tranh để các em nghe theo và lặp lại, một lần, hai lần, ba lần. Tôi đã thử nghiệm cách dạy này cho một số em thiếu nhi, lúc chưa thực hiện tôi nghĩ mình sẽ gặp rắc rối, nhưng khi thực hiện rồi tôi cảm thấy chính mình rất đắc ý vì học sinh ở lứa tuổi này rất thích tranh có đủ màu sắc, điều này cuốn hút sự quan tâm của các em rất nhiều, các em càng chú tâm các em càng học nhanh. Tôi chắc chắn dạy bằng cách này các em sẽ ghi sâu vào tâm não của mình và càng về sau khi gặp tranh hoặc vật thật các em sẽ sử dụng từ một cách chính xác cho từng vật ấy, thậm chí các em có thể nói cả câu theo ngữ cảnh mà mình bắt gặp. Còn các em học sinh ở bậc THCS, chúng ta đưa ra bức tranh của một trận đấu bóng đá chẳng hạn, yêu cầu các em hoạt động nhóm: xem trong bức tranh có bao nhiêu người? Họ đang làm gì? Có bao nhiêu người trong một đội bóng đang chơi trên sân? Em có thích chơi môn thể thao này không? Tại sao có và tại sao không? Trước khi cho các em nói, chúng ta nên gợi ý cho các em một vài cấu trúc có liên quan đến chủ đề. Thói quen thảo luận nhóm sẽ cho các em cơ hội nói chuyện một cách tự nhiên hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến tôi nghĩ đến việc mình phải sử dụng dụng cụ trực quan, tranh ảnh và từ gợi ý để làm cho các em làm việc tập thể. Một khi được làm việc theo nhóm thì các em học sẽ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau nhiều các em sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Vì vậy dùng tranh ảnh hoặc vật thật để dạy kỹ năng nói thật hết sức cần thiết. Trong một tiết học nói, giáo viên đứng lớp chỉ là người hướng dẫn, gợi mở cho học sinh, và học sinh phải đóng vai trò là chủ thể của một tiết học. Giáo viên không nên nói nhiều quá khi cho các em thực hành, cũng không nên sữa lỗi ngay sau mỗi câu nói của các em, mà phải chờ cho các em trình bày hết những ý của mình sau đó giáo viên sẽ cho feedback và correction để nhóm kế tiếp rút kinh nghiệm hay thậm chí giáo viên nên cho học sinh lặp lại từ hoặc câu đúng bằng cách đọc đồng thanh. * Cho nghe băng tiếng Anh và lặp lại Chúng ta có từng nghĩ tại sao kỹ năng nghe lại đứng trước kỹ năng nói không? Đối với trẻ em, khi học một ngôn ngữ, các em hoàn toàn học theo cách bắt chước để lặp lại sau khi nghe người khác nói. Vì thế chúng ta những giáo viên dạy ngoại ngữ phải thường xuyên nói tiếng Anh khi lên lớp, không nhất thiết phải phát âm chuẩn giống như người bản xứ, thế nhưng chúng ta phải phát âm đúng vì từ chổ phát âm sai học trò của chúng ta nghe quen tai và khi nghe người khác phát âm đúng, các em sẽ chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu người đối diện với mình đang nói gì. Gv: Trần Thị Hoàng Yến trang 3
  4. Trường THCS Long Giang Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2009 * Thực hiện: Khi phát âm, giáo viên nhớ nhấn mạnh cho học trò của mình chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc của từ nói đến đây chúng ta thấy sự liên kết chặt chẽ giữa nghe và nói quan trọng dường nào. Vì thế chúng ta nên có kế hoạch cho học sinh nghe băng cho cụ thể trong giờ dạy listen, dạy cho các em nghe như thế nào để có thể nắm được ý chính của bài và có thể kể lại nội dung bài, không cần phải nghe hết từng chi tiết, từng từ của bài nghe. Ví dụ: ở chương trình lớp 8 có một bài nghe nói về chủ đề “làm cơm chiên Dương Châu” và chọn tranh, thì trước tiên chúng ta cũng hỏi các em một số câu hỏi gợi mở: Can you make Chinese fried rice? How can you make it? Which kinds of food do you choose to make it following these pictures? Chính những câu hỏi này sẽ làm cho học trò có chút ít khái niệm về nội dung bài mà các em sắp nghe và sau khi nghe các em có thể nói lại ý chính của bài. Rõ ràng chúng ta thấy học tiết nghe không chỉ để nghe thôi mà còn lồng vào đó là phần nói. Vì vậy chúng ta nên khuyến khích và hướng các em dành thời gian nghe băng hoặc đĩa ở nhà mỗi khi rãnh rỗi hay thậm chí trong lúc các em ngủ vẫn nên mở máy vì khi ngủ các em nghe vẫn có thể nhập tâm. Nghe thường xuyên sẽ giúp các em ăn sâu vào đầu từng câu, từng chữ và khi cần nói tự động các em sẽ phát ra được cả câu. * Khuyến khích học sinh giải trí bằng tiếng Anh Việc phát triển tiếng Anh không đơn thuần chỉ là rèn luyện bốn kỹ năng, mà theo tôi còn phải có một sự bổ trợ khác. Nó gắn liền với chương trình học và phương pháp của giáo viên. Đó chính là các hoạt động ngoại khóa. * Thực hiện: Tôi muốn nhấn mạnh về việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em. Đây là một lứa tuổi rất đặc biệt nên các hoạt động ngoại khóa thì thật cần thiết và chúng ta cần thiết kế sao cho không chỉ mang đến buổi vui chơi, giải trí mà còn được xây dựng theo chuẩn mực để phát triển cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và kỹ năng xã hội. Vì thế trong hoạt động ngoại khóa tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên dừng lại cho các em thực hiện theo chủ đề của tháng bằng tiếng Việt một cách đơn thuần mà nên đan xen vào cho các em tiết thực hành nói tiếng Anh. Tâm trạng vừa được học vừa được vui chơi một cách thoải mái thế này thì hiệu quả của một tiết học sẽ như thế nào chắc chúng ta có thể đoán được. Thông qua những hoạt động này, ngoài nâng cao kỹ năng nghe nói tiếng Anh, các học sinh, đặc biệt là các em thiếu nhi và thiếu niên còn tự khám phá ra nhiều khả năng tư duy, sáng tạo đặc biệt của mình cùng với phát triển những kỹ năng "mềm" như làm việc nhóm, thương lượng, thuyết trình, giải quyết vấn đề là những điểm nhấn cho những người thành đạt trong tương lai. * Tập cho học sinh kể chuyện bằng tiếng Anh: Với đối tượng được giảng dạy là học sinh bậc tiểu học và THCS đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp riêng, phải đưa ra các ý tưởng làm sao cho lớp học càng sinh động, vui vẻ càng tốt. Việc lồng ghép kiến thức vào các trò chơi, Gv: Trần Thị Hoàng Yến trang 4