Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền Lớp 9

doc 31 trang sangkien 11001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền Lớp 9

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS TAM ĐA  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 Lĩnh vực : Thể dục Tên tác giả : Nguyễn Đình Bạch Giáo viên môn : Thể dục . Năm học: 2015 – 2016
  2. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 PHẦN I : LÝ LỊCH Họ và tên: : Nguyễn Đình Bạch Chức vụ: Giáo viên thể dục Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Đa – Phù Cừ - Hưng Yên Tên đề tài: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền lớp 9 - 1 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa
  3. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 PHẦN II: NỘI DUNG A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định con người là vốn quý nhất của xã hội, là nguồn lực to lớn nhất và quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời cũng khẳng định sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, để tạo ra tài sản trí tuệ vật chất cho xã hội. Sinh thời Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta đã dạy “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Nghe lời dạy của Người trong sự nghiệp giáo dục, xác định nền tảng hết sức quan trọng nhằm phát triển nguồn lực con người cho đất nước đó là công tác giáo dục thể chất trong mỗi nhà trường. Bởi vì thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhất là việc phát triển thể chất cho các em học sinh bậc trung học cơ sở. Ở lứa tuổi này các em đang có sự chuyển biến mạnh về tâm sinh lí, giới tính và thể chất. Chính vì thế rất cần có sự giáo dục, định hướng cho sự phát triển tâm sinh lí và thể chất cho các em. Trong đó việc định hướng và giáo dục thể chất cho các em là một trong những nhiệm vụ giáo dục hết sức quan trọng. Qua nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất tôi nhận thấy việc giáo dục sức bền cho học sinh bậc THCS gặp nhiều khó khăn như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ môn học, sức ì của học sinh, thái độ của học sinh còn coi môn Thể dục là môn phụ, phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến phát triển thể chất cho con em mình Do đó đã thôi thúc tôi trăn trở phải làm thế nào để rèn ý - 2 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa
  4. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 thức tự giác cho các em học sinh của mình trong việc rèn luyện thân thể. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh lớp 9 sức ì lớn, nhưng thể chất phát triển mạnh mẽ hơn so với các khối học khác. Chính vì vậy bằng những kiến thức đã học trong trường chuyên nghiệp và những kinh nghiệm đã tích lũy được tôi viết lên sáng kiến kinh nghiệm:“Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy học chạy bền lớp 9”. Mong đây cũng là một tư liệu tham khảo để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học chạy bền, nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy chạy bền lớp 9 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lí luận của việc giảng dạy chạy bền trong trường trung học cơ sở - Thực trạng việc giảng dạy và học tập phần chạy bền của học sinh trường THCS Tam Đa huện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất các phương pháp giảng dạy chạy bền cho học sinh lớp 9 trường THCS Tam Đa, Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả của giờ dạy, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU –PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Kế hoạch nghiên cứu : Thời gian ba năm học( 2012-2013, 2013-2014, 2014- 2015), - 3 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa
  5. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9 Trường THCS Tam Đa, huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Để tiến hành làm đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thông tin trên Internet. + Phương pháp so sánh + Áp dụng những kinh nghiệm đã tích lũy để đưa ra giải pháp thực nghiệm trên lớp học. + Phương pháp kiểm tra đánh giá thu thập số liệu phản hồi từ học sinh. + Phương pháp thống kê. + Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh VII. THỜI GIAN HOÀN THÀNH: Tháng 9 năm 2015. - 4 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa
  6. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”. Một trong những mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết xác định "giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân" . Vậy môn Giáo dục thể chất làm gì để góp phần “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”. Như chúng ta đã biết muốn làm bất cứ việc gì cũng cần phải có sức khỏe. Chính vì thế môn giáo dục thể chất được đưa vào tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN kể cả Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ. Đối với bậc học THCS mục tiêu về giáo dục thể chất đơn giản chỉ là tổ chức cho học sinh vận động. “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ’’. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này với đối tượng nghiên cứu bản thân tôi đặt ra mục tiêu giáo dục học sinh lớp 9 nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả đã được học ở lớp 6, 7,8 và tiếp tục học ở lớp 9 môn chạy bền. Nhằm góp phần phát triển toàn diện, cân đối về thể lực và thể chất cho các em. 2. Cơ sở thực tiễn. Thực tế cho ta thấy trong luyện tập TDTT, nhằm giúp người tập luyện một cách khoa học và đúng phương pháp, hệ thống thì cơ thể mới phát triển một cách hài hoà, cân đối sẽ là nền tảng cho sự phát triển thể chất của con người, ở lứa tuổi trưởng thành và làm cơ sở cho sức khoẻ của cả cuộc đời. Do vậy, ở cấp - 5 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa
  7. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 học THCS việc sử dụng các phương pháp, phương tiện, giáo dục thể chất phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhằm để lại hiệu quả cao trong việc phát triển thể chất, cho các em có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục thể chất, việc tập luyện môn điền kinh nói chung, môn chạy bền nói riêng một cách có hệ thống và khoa học, từ đó được các nhà khoa học khẳng định tập luyện thể dục thể thao có tác dụng tốt cho việc tăng cường rèn luyện và nâng cao thể lực trong chạy bền, để tăng cường và củng cố sức khoẻ cho con người thì phải tập luyện thường xuyên theo kế hoạch, tim co bóp nhiều hơn, thành mạch máu giầy tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập luyện một cách rõ rệt. Để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong dạy học chạy bền, có tác dụng tốt với sức khỏe và là cơ sở để phát triển thể lực một cách toàn diện. Tạo điều kiện để nâng cao thành tích cho các môn thể thao khác. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền, phải phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân. Mặt khác, đơn giản về sân bãi dụng cụ là điều kiện để tập luyện sức bền cho toàn bộ học sinh trong nhà trường. II. THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHẠY BỀN TRONG TRƯỜNG THCS 1.Thực trạng việc giảng dạy chạy bền của giáo viên các trường thcs huyện Phù cừ nói chung và trường THCS Tam Đa nói riêng + Ưu điểm: - Việc dạy phân môn chạy bền ở môn Thể dục được quy định trong phân phối chương trình do Sở giáo dục và đào tạo ban hành đã được các thày cô giáo thực hiện một cách nghiêm túc. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá của các thày cô được đổi mới và thực hiện theo đúng quy định. - 6 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa
  8. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 - Ban giám hiệu các nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho bộ môn Thể dục, các thành viên trong tổ nhóm chuyên môn quan tâm giúp đỡ. - Lực lượng giáo viên đa số còn trẻ nhiệt tình, nhưng cũng đã tích lũy được kinh nghiệm trong công tác. Nhiều giáo viên say sưa với chuyên môn và có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn. - Việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển theo xu thế chung của nền thể thao cả nước và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm + Tồn tại: - Điều kiện sân bãi luyện tập ở đa số các nhà trường chưa thực sự đảm bảo do khuôn viên các nhà trường khi quy hoạch chưa hợp lý, chưa thật sự đảm bảo diện tích. - Đa số các thày cô giáo còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Thể dục. Việc kiểm tra đánh giá ở một số giáo viên còn cứng nhắc, chưa thực sự linh hoạt, chưa thực sự động viên, khuyến khích để tạo động lực học tập cho học sinh. - Phân môn chạy bền là phân môn đơn điệu, khô khan nhưng thời gian tập luyện cần có sự kiên trì, tự giác và liên tục. - Trong qúa trình học tập - rèn luyện các em còn ngại ngùng, rụt rè do lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển ( nhất là học sinh nữ ). - Vẫn còn 1 số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học thể dục chưa nghiêm túc, chưa động viên và uốn nắn các em kịp thời. - Sức khỏe và khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều.Ý thức học tập, rèn luyện và tự học ở nhà chưa cao. - 7 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa
  9. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS DẠY HỌC CHẠY BỀN LỚP 9 2. Thực trạng việc học chạy bền của học sinh Học sinh bậc THCS chưa nhận thức được nội dung phân môn chạy bền có thể giúp các em có thể lực để phục vụ học tập các môn học khác, tham gia lao động giúp đỡ gia đình, thi đấu các môn thể thao khác và tăng cường sức bền, sức khỏe cho bản thân. Mặt khác do phân môn chạy bền là phần lồng ghép trong các tiết học và thường vào cuối các buổi tập. Mặt khác thời gian dành cho nội dung này chưa nhiều, trung bình khoảng từ 6 đến 10 phút. Cho nên học sinh không còn hứng thú trong tập luyện vì đã mất nhiều thời gian luyện tập các nội dung khác đầu tiết học – sức ì của học sinh lúc này gia tăng. Bên cạnh đó như trên đã trình bày với học sinh lớp 9 các em đôi khi còn ngại ngùng, rụt rè do lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển ( nhất là học sinh nữ ) nên việc tập luyện các nhiệm vụ mà giáo viên giao chưa thật tốt. Tuy nhiên qua giảng dạy cũng có nhiều học sinh với ý thức tốt, có thể lực, thể hình vẫn cố gắng tiếp thu kĩ thuật giáo viên trang bị và thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên giao. Nhưng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng chưa cao. Từ thực trạng trên đã thôi thúc tôi tìm ra các giải pháp để cải thiện chất lượng dạy học phân môn chạy bền tại Trường THCS Tam Đa. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY CHẠY BỀN LỚP 9 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 1.Trú trọng giảng dạy lý thuyết. 1. 1. Mục tiêu. - Nhằm trang bị cho học sinh hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của sức bền trong việc rèn luyện sức khỏe của con người đặc biệt sức bền là nền tảng - 8 - GV: Nguyễn Đình Bạch Trường THCS Tam Đa