Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8

doc 16 trang sangkien 10221
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phan_loai_va_phuong_phap_giai_cac_dang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8

  1. phần I. Phần mở Đầu I. Lý do chọn đề tài Bài tập Hoá học cũng giống như bài tập của nhiều môn học khác ở trường THCS, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được của môn học. Bài tập Hoá học là cơ sở để hình thành kiến thức kỹ năng giải các bài tập hoá học, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời rèn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng về hoá học. Bài tập Hoá học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập Hoá học. Đồng thời có biện pháp giúp học sinh mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức. Như vậy thông qua bài tập Hoá học, học sinh được rèn về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, về đạo đức và tư duy từ đó gây hứng thú học tập và nghiên cứu bộ môn đối với học sinh. Trong quá trình dạy học Hoá học ở trường THCS việc phân loại và giải các bài tập theo từng loại là việc làm rất quan trọng. Công việc này có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh. Việc phân loại các bài tập Hoá học, giúp giáo viên sắp xếp các bài tập này vào những loại nhất định và đưa ra được phương pháp giải chung cho từng loại. Phân loại dạng bài tập giúp học sinh nghiên cứu tìm tòi, tạo cho học sinh thói quen tư duy, suy luận và kĩ năng làm bài khoa học, chính xác, giúp học sinh có thói quen nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau từ đó học sinh có thể dùng nhiều kiến thức cùng giải quyết một vấn đề. Trong việc phân loại các dạng bài tập Hóa học và phương pháp giải cho từng loại kinh nghiệm làm bài tập của học sinh được hình thành đó là những kinh nghiệm có giá trị thực tiễn, giúp học sinh rèn luyện một cách tập trung từng kĩ năng, kĩ xảo làm bài từ đó các em sử dụng kĩ năng, kĩ xảo đó một cách linh hoạt. Trong quá trình giải bài tập theo từng dạng học sinh được ôn tập củng cố lại các kiến thức đã học theo từng chủ đề giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã được học để vận dụng trong các bài tập cụ thể. Hoá học là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết, thực tế việc giải các bài tập Hoá học đối với học sinh lớp 8 còn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là môn học học sinh mới được tiếp cận. Từ khi được chuyển về trường THCS số 3 Thái Niên công tác, giảng dạy môn Hoá học, qua quá trình dạy học tôi thấy một số học sinh còn yếu về cách làm một bài toán Hoá học, đa số học sinh còn lúng túng trong việc làm bài tập Hoá học và chủ yếu học sinh chưa phân loại được các bài tập và chưa định hướng được phương pháp giải các bài tập gặp phải, trước tình hình học tập của học sinh lớp 8 hiện nay là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn học sinh cách phân loại các bài tập hoá học và phương pháp chung để giải các bài tập thuộc mỗi loại. Từ đó giúp học sinh học tập tốt hơn và khi gặp một bài toán hoá học tự học sinh có thể phân loại và đưa ra phương pháp giải thích hợp. Vì lý do đó tôi đưa đề tài: "Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8 " áp dụng vào trong dạy học Hóa học 8 nhằm khắc phục những khó khăn mắc phải trong quá trình dạy học của bản thân tại trường THCS số 3 Thái Niên ii. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu các dạng bài tập Hóa học trong chương trình Hóa học 8 THCS. - Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học 8 ở trường THCS. - Đề xuất, kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả về việc giải bài tập trong dạy học Hóa học 8 THCS. iii. Đối tượng nghiên cứu Phân loại bài tập Hóa học 8 ở trường THCS và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập đó. iv. Phạm vi nghiên cứu - Bài tập Hóa học 8 THCS 1
  2. - Giáo viên Hóa học trường THCS Thái Niên số 3 - Học sinh khối 8 trường THCS Thái Niên số 3 v. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tìm hiểu đối tượng học sinh. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp quan sát. Phần ii. Nội dung Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài i. Bài tập Hóa học 1. Bài tập Hóa học Bài tập Hóa học là một trong những phương pháp luyện tập và được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đây cũng là một phương pháp học tập tích cực đối với học sinh. 2. Tác dung của bài tập Hóa học Bài tập Hóa học có tác dụng to lớn trong dạy học Hóa học, thể hiện ở: - Bài tập Hóa học giúp học sinh hiểu một cách chính xác các khái niệm Hóa học, nắm vững được bản chất của từng khái niệm đã học. - Bài tập Hóa học giúp học sinh có điều kiện củng cố, rèn luyện và khắc sâu các kiến thức cơ bản, hiểu được mối quan hệ về nội dung giữa các kiến thức cơ bản đã học. - Bài tập Hóa học góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn Hóa học ở học sinh giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ Hóa học đúng và chuẩn xác. - Bài tập Hóa học giúp học sinh có khả năng gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn đa dạng, phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất Hóa học. Ngoài ra bài tập Hóa học còn được giáo viên sử dụng trong quá trình nghiên cứu các kiến thức mới. ii. Phân loại bài tập Hóa học 8 Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, nội dung chương trình môn học, tôi đã chia bài tập hoá học lớp 8 thành các dạng sau: - Bài tập tính theo công thức hoá học - Bài tập tính theo phương trình hoá học - Bài tập về dung dịch - Bài tập về chất khí - Bài tập về nhận biết, điều chế và tách chất. Do giới hạn của đề tài nên ở đây tôi chỉ tóm tắt các kiến thức cơ bản giúp cho quá trình giải bài tập hoá học lớp 8. Các kiến thức học sinh phải nắm được : - Các định luật: Định luật thành phần không đổi, định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avôgađrô. - Các khái niệm: Chất, nguyên tố, nguyên tử, phân tử, công thức hoá học, phản ứng hoá học, hoá trị, dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch - Các công thức tính: Số mol, khối lượng chất, nồng độ %, nồng độ mol/l iii. Chọn và chữa bài tập Hóa học ở trường THCS 1. Chọn bài tập Trong điều kiện học tập của học sinh còn có những khó khăn hạn chế về mặt thời gian học tập, chưa say mê học tập nên việc làm bài tập trong các sách bài tập còn ít. Giáo viên càng cần phải quan tâm đến việc lựa chọn các dạng bài tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 2
  3. Khi chọn bài tập Hóa học cần chú ý đến các yếu tố sau: - Căn cứ trên khối lượng kiến thức học sinh nắm được để lựa chọn các bài tập phù hợp mà học sinh có khả năng giải quyết được. - Qua việc giải bài tập của học sinh có thể đánh giá được chất lượng học tập, phân loại được học sinh, kích thích được toàn lớp học. Sử dụng các bài tập từ dễ đến khó để học sinh khá không chủ quan mà học sinh yếu cũng không nản. - Căn cứ vào chương trình giảng dạy nên xây dựng thành một hệ thống bài tập phù hợp với các mức độ của từng lớp, từng khối lớp, kết hợp với khâu ôn luyện thường xuyên để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh trong việc giải bài tập. - Chất lượng giải bài tập, hứng thú giải bài tập của học sinh được nâng nên rất nhiều nếu bài tập được chọn có các nội dung sau: + Gắn liền với các kiến thức khoa học về Hóa học hoặc các môn học khác, gắn liền với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống. + Bài tập có thể giải theo nhiều cách, trong đó có cách giải ngắn gọn nhưng đòi hỏi học sinh phải tư duy hoặc phải có sự suy luận cần thiết thì mới giải được. - Riêng các bài tập lý thuyết, sau mỗi bài giảng cần rèn cho học sinh làm hết các bài tập có trong sách giáo khoa. Giáo viên cũng có thể lựa chọn một số bài tập lý thuyết trong các tài liệu tham khảo, sách bài tập để học sinh được rèn luyện thêm. 2. Chữa bài tập Tùy vào mục đích khác nhau, việc triển khai chữa bài tập có thể tiến hành như sau: a. Khi với mục đích chú trọng chất lượng Thường là khi chữa các bài kiểm tra viết, chữa các bài tập đã chọn lọc điển hình và yêu cầu học sinh chuẩn bị chu đáo từ trước. Khi chữa cần chú ý thực hiện các điểm sau: - Phải chữa rất chi tiết, trình bày rõ ràng, diễn đạt chính xác. Trong khi chữa kết hợp chữa các lỗi điển hình của học sinh thường hay mắc phải. - Phải hướng dẫn cho học sinh cách phân tích các bài tập chứ không đi sâu vào giải cụ thể. Trong quá trình chữa, nếu có những ví dụ về bài làm của học sinh mà từ việc phân tích sai dẫn đến có kết quả sai thì càng tốt. Cách chữa như vậy sẽ rèn luyện tốt các kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập cho học sinh. - Trong quá trình chữa bài tập, cần lựa chọn những bài điển hình, các dạng bài tập bắt buộc. Từ việc kiểm tra, xác định được những học sinh còn yếu chưa làm được. Bằng hình thức kiểm tra thường xuyên, lặp đi lặp lại, phụ đạo thêm sẽ nâng dần chất lượng của học sinh toàn lớp. Muốn thực hiện được các điểm trên, đòi hỏi người giáo viên phải rất kiên trì, đầu tư công sức và thời gian, vận dụng mọi hình thức chữa bài tập: viết trên bảng, kiểm tra miệng, chữa trên lớp, chấm chữa vào vở bài tập của học sinh b. Khi chú trọng đến số lượng Đối với học sinh THCS, cần phải chữa bài tập Hóa học nhiều, kiểm tra và chấm bài nhiều để khuyến khích học sinh chăm chỉ học tập, lo lắng rèn luyện kĩ năng thường xuyên, đánh giá kịp thời chất lượng dạy và học. Giáo viên Hóa học tiến hành chữa bài tập có thể chú trọng theo số lượng đến các hình thức sau: - Tiến hành vào đầu (hoặc cuối) giờ học, kiểm tra nhiều học sinh cùng một lúc dưới các hình thức: Viết trên bảng, kiểm tra viết trên giấy, trả lời miệng - Kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm (Test) đối với một nhóm học sinh hoặc cả lớp. Học sinh trả lời bằng cách điền vào phiếu học tập, theo 4 loại hình trắc nghiệm: + Bài tập lựa chọn đúng - sai. + Bài tập lựa chọn nhiều phương án. + Bài tập dạng điền khuyết. + Bài tập dạng ghép đôi. 3
  4. ở trường THCS, khi chú trọng đến số lượng cần chú ý rằng chỉ nên tập chung vào việc chấm, chữa các loại bài tập dạng cơ bản, lặp đi lặp lại để tạo kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. iv. Các dạng bài tập chủ yếu và phương pháp giải A. Bài tập tính theo công thức hóa học Bài tập tính theo công thức hoá học lớp 8 được chia thành các dạng sau: 1. Tính % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất AxBy hoặc AxByCz 1.1. Cơ sở lí thuyết Phương pháp giải . Tìm khối lượng mol phân tử AxBy hoặc AxByCz . áp dụng công thức: x . M y . M %A = A . 100% %B = B . 100% M M AxBy AxBy 1.2. Bài tập vận dụng Bài 1. Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CaCO3 Phương pháp giải Bước 1. Tìm khối lượng mol của hợp chất. Khối lượng mol của CaCO là: M = 40 + 12 + (16 . 3) = 100 gam 3 CaCO3 Bước 2. Tính thành phần % Thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất CaCO3 là: 40 %Ca = . 100% = 40% 100 12 % C = . 100% = 12 % 100 3 . 16 % O = . 100% = 48% 100 hoặc %O = 100 - (40 + 12) = 48% Bài 2. Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Al2(SO4)3 Phương pháp giải Khối lượng mol của hợp chất Al2(SO4)3 là: M = 2.27 + 3 . (32 + 16 . 4) = 342 gam Al2 (SO4 )3 Thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Al2(SO4)3 là: 2 . 27 %Al = . 100% = 17,78% 342 3 . 32 %S = . 100% = 28,07 % 342 3 . 4 . 16 %O = . 100% = 54,15% 342 hoặc %O = 100 - (17,78 + 28,07) = 54,15% 2. Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong a gam hợp chất AxBy hoặc AxByCz 2.1. Cơ sở lí thuyết Phương pháp giải Tìm khối lượng mol phân tử AxBy hoặc AxByCz áp dụng công thức: 4