Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học Lớp 8

doc 37 trang sangkien 31/08/2022 10140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phan_dang_va_phuong_phap_giai_bai_toan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học Lớp 8

  1. Trường THCS Đông Phong SKKN: Phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1, Mục đích của sáng kiến - Phân dạng các bài toán hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh lớp 8. - Việc phân dạng các bài toán hóa học sẽ đạt hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh khi giáo viên sử dụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài toán hóa học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8. - Khi nghiên cứu về phương pháp giải bài toán thì hoạt động của học sinh là trung tâm, song với giáo viên vẫn phải là người đạo diễn giúp các em giải tốt các bài toán cụ thể. - Giúp học sinh phân loại các dạng bài toán hóa học lớp 8 và tìm ra những phương pháp giải dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc được phương phải giải một số dạng bài toán, từ đó rèn cho học sinh kỹ năng giải nhanh một số dạng bài tập hóa học. - Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là trong giải bài toán hóa học. - Tài liệu rất cần thiết cho việc lựa chọn các dạng bài toán để giúp cho giáo viên hệ thống hóa được những kiến thức về phương pháp giải bài toán nhanh dễ hiểu và chính xác. - Qua giảng dạy tôi thấy rằng, việc phân dạng giải các bài toán hóa học là một vấ đề rất quan trọng đối với học sinh lớp 8, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Nên tôi đã chọn đề tài: "Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8". 2, Đóng góp của sáng kiến: - Sáng kiến đã tiến hành lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học THCS và giải chúng theo một phương pháp chung. Đây là nguồn tư liệu tốt cho giáo viên và học sinh tham khảo, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học, THCS. - Sáng kiến kinh nghiệm còn có khả năng gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn và vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tế đời sống, sản xuất, giúp cho giáo viên nâng cao được nhiều đối tượng học sinh và có thể phân loại được học sinh, giáo viên còn tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Người thực hiện: Hoàng Thị Bình Trang 1
  2. Trường THCS Đông Phong SKKN: Phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 PHẦN 2 – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC LỚP 8” Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến 1, Cơ sở lý luận của sáng kiến: - Như chúng ta đã biết các bài toán hóa học rất phong phú và đa dạng. Mỗi dạng bài toán hóa học đều có nguyên tắc riêng và có phương pháp giải đặc trưng riêng. Tuy nhiên do việc phân dạng các bài toán hóa học chỉ mang tính tương đối, vì vậy trong mỗi dạng bài toán này thường chứa đựng một vài yếu tố của loại bài toán kia. Điều đó giải thích tại sao có nhiều bài toán hóa học giải bằng nhiều cách khác nhau. Để giải được một bài toán không phải chỉ đơn thuần là giải ra đáp số mà việc giải khéo léo, tiết kiệm được thời gian mà vẫn cho kết quả chính xác mới là điều quan trọng. - Kỹ năng giải toán hóa học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững kiến thức về tính tính chất hóa học của chất, nắm vững các công thức tính toán, biết vận dụng kiến thức vào giải bài toán. Học sinh phải hình thành một mô hình giải toán, các bước giải một bài toán, kèm theo đó là hình thành học sinh thói quen phân tích đề bài và định hướng được cách làm đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học. Do đó để hình thành kỹ năng giải toán học sinh lớp 8 thì ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức thì giáo viên phải hình thành cho học sinh một mô hình (các cách giải ứng với từng trường hợp) bên cạnh đó rèn cho học sinh tư duy định hướng khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài. - Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về việc “phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8”. 2, Cơ sở thực tiễn của sáng kiến: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy phương pháp giải bài toán của học sinh còn non yếu, lúng túng. Nhiều học sinh hiểu lý thuyết song khi vận dụng các em không thể tìm ra cách giải bài toán như thế nào, không biết nên bắt đầu từ đâu, không thể lập luận lời giải sao cho phù hợp với yêu cầu của đề bài. Cho nên chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều phương pháp giải bài toán học sinh chưa phân dạng, chưa định dạng các phương phải giải toán gặp phải. Trước tình hình học tập của học sinh lớp 8 hiện nay, là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn học sinh cách phân dạng các bài toán hóa học và phương pháp giải cụ thể ngắn gọn dễ hiểu là một việc làm cấp bách và cần thiết. Từ đó giúp học sinh học tốt hơn và khi gặp một bài toán hóa học thì tự học sinh có thể phân dạng được và đưa ra phương pháp giải thích hợp. Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến: - Qua trao đổi cởi mở sau giờ học, các em học sinh cho biết các khái niệm cơ bản mở đầu của hóa học rất khó thuộc và cũng dễ quên. - Đa số các em học sinh khối 8 có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung nghe giảng. Người thực hiện: Hoàng Thị Bình Trang 2
  3. Trường THCS Đông Phong SKKN: Phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 - Một số em đã biết sử dụng các phương pháp giải toán đơn giản (áp dụng tốt lý thuyết và các công thức đã học một cách thích hợp). Tuy nhiên, còn rất nhiếu học sinh ít quan tâm, học kém môn hóa học đó là: Do sự hiểu biết các khái niệm hóa học mới mẻ và các công thức tính toán dễ quên và khó học thuộc, phần lớn các em chỉ học lý thuyết, ít làm bài toán hóa học nên rất khó trong việc giải các bài toán hóa học lớp 8. - Chưa biết sử dụng thời gian hợp lý để học tốt, học nhớ các khái niệm, các công thức tính toán. - Phần lớn các em chưa xác định phân dạng được các bài toán nên tìm cách giải sai. - Học sinh lớp 8 đang ở giai đoạn lứa tuổi hiếu động, chưa có tính kiên trì, cẩn thận do đó khi làm bài toán các em thường mắc phải một số sai lầm phổ biến dẫn đến chất lượng học tập của học sinh rất thấp. Chương 3: Những giải pháp (biện pháp) mang tính khả thi: Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu tài liệu (sách tham khảo, sách nâng cao, sách bồi dưỡng chuyên môn, giải toán bằng nhiều cách và phương pháp giải khác nhau , nội dung chương trình sách giáo khoa môn học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tôi đã “phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8” 1. Dạng 1: Bài toán cơ bản về mol, khối lượng mol và thể tích mol chất khí. 1.1/ Tính số mol chất có trong m(g) chất. 1.2/ Tính khối lượng của n (mol) chất. 1.3/ Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong n(mol) chất. 1.4/ Tìm số mol chất có trong A nguyên tử (hoặc phân tử). 1.5/ Tính khối lượng có trong A nguyên tử hoặc phân tử. 1.6/ Tính thể tích mol chất khí (ở đktc). 2. Dạng 2: Bài toán tính theo công thức hóa học. 2.1/ Tìm khối lượng của nguyên tố trong a(g) hợp chất. 2.2/ Tính thành phần phần trăm các nguyên tố theo khối lượng trong hợp chất (AxBy hoặc AxByCz). 3. Dạng 3: Bài toán về lập công thức hóa học của hợp chất. 3.1/ Lập công thưc hóa học của hợp chất khi biết tỉ lệ phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên chất. 3.2/ Bài toán tìm tên nguyên tố. 4. Dạng 4: Bài toán tính theo phương trình hóa học. 4.1/ Tìm số mol chất dựa vào phương trình hóa học và số liệu đã biết ở đầu bài. 4.2/ Tìm khối lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng. 4.3/ Tính thể tích khí tham gia hay tạo thành sau phản ứng. 4.4/ Bài toán khối lượng chất còn dư. 5. Dạng 5: Bài toán hiệu suất phản ứng. 5.1/ Bài toán tính hiệu suất phản ứng. 5.2/ Bài toán tính khối lượng chất ban đầu hoặc khối lượng chất tạo thành khi biết hiệu suất. Người thực hiện: Hoàng Thị Bình Trang 3
  4. Trường THCS Đông Phong SKKN: Phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 6. Dạng 6: Bài toán về hỗn hợp 7. Dạng 7: Bài toán dung dịch và nồng độ dung dịch 7.1/ Khi pha trộn (với lượng chất tan giống nhau). Trường hợp này không xảy ra phản ứng khi pha trộn. Dạng bài toán này có thể giải bằng nhiều cách sau: 7.1.1/ Phương pháp đại số: a/ Về nồng độ phần trăm (C%): +/ Cho dd1 có (mdd (1), C%(1), vào dd(2) có mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dung dịch mới sau khi trộn. +/ Cho nước vào dd2 có mdd(2), C%2. Tìm C% của dung dịch mới sau khi trộn. Trường hợp này còn gọi là pha loãng dung dịch. +/ Cho mct(1) và dd2 có (mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dung dịch mới sau khi trộn. b/ Về nồng độ mol (CM) +/ Cho dd(1) có (Vdd (1), CM(1), vào dd(2) có Vdd(2), CM(2)). Tìm CM của dung dịch mới sau khi trộn. +/ Cho V nước vào dd2 có Vdd(2), CM(2). Tìm CM của dung dịch mới sau khi trộn. 7.1.2/ Phương pháp sơ đồ đường chéo: +/ Bài toán pha trộn các dung dịch có nồng độ khác nhau. +/ Bài toán pha trộn các dung dịch có nồng độ mol khác nhau (chất tan giống nhau). +/ Bài toán pha trộn các dung dịch có khối lượng riêng khác nhau (chất tan giống nhau). 7.2/ Độ tan: Loại 1: Cho mct, mnước, tìm được độ tan. Loại 2: Cho độ tan tìm mct, mnước (mdm). 1 – DẠNG 1: BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ MOL, KHỐI LƯỢNG MOL VÀ THỂ TÍCH MOL CHẤT KHÍ 1.1/ Tính số mol chất có trong m(g) chất Phương pháp giải: m - Áp dụng công thức: n (mol) M - Tìm khối lượng mol (M) của chất - Tìm số mol (n) Bài tập áp dụng Bài 1/ Tính số mol phân tử CuO có trong 8g CuO. (Biết Cu = 64; O = 16) Hướng dẫn giải Lời giải M = 64 + 16 = 80 g • Tóm tắt: m = 8g; n = ?; CuO CuO CuO 8 M =? nCuO = 0,1mol CuO 80 Người thực hiện: Hoàng Thị Bình Trang 4
  5. Trường THCS Đông Phong SKKN: Phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 • Hướng dẫn giải: Vậy trong 8g CuO có 0,1 mol CuO - Bước 1: MCuO = x . Mcu + y . MO m - Bước 2: Tìm nCuO = M - Bước 3: Trả lời Bài 2/ Tính số mol của phân tử H2SO4 có trong 19,6 g H2SO4. (Biết H = 1; S = 32; O = 16) Hướng dẫn giải Lời giải • Tóm tắt: m = 19,6g; H 2SO4 n = ?; M = ? M = 1.2 + 32 + 16.4 = 98 g H 2SO4 H 2SO4 H 2SO4 • Hướng dẫn giải: 19,6 nH SO = 0,2mol - Bước 1: M = x . M + y . M + z 2 4 98 H 2SO4 H S Vậy trong 19,6g H2SO4 có 0,2 mol . MO m H2SO4 - Bước 2: Tìm n = H 2SO4 M - Bước 3: Trả lời CÁC BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1/ Tính số mol của phân tử H2O có trong 108 g H2O. ĐS: n = 6 mol Bài 2/ Tính số mol của phân tử O2 có trong 8 g khí O2. ĐS: n = 0,25 mol 1.2/ Tính khối lượng của n(mol) chất Phương pháp giải: - Tìm khối lượng mol (M) của chất - Xác định khối lượng của n(mol) chất (m = n.M) Bài tập áp dụng Bài 1/ Tính khối lượng (g) của 0,2 mol HCl. (Biết H = 1; Cl = 35,5) Hướng dẫn giải Lời giải • Tóm tắt: mHCl = ?; nHCl = 0,2; MHCl = 1 + 35,5 = 36,5 g MHCl = ? • Hướng dẫn giải: mHCl = 0,2 . 36,5 = 7,3g - Bước 1: MHCl = x . MH + y . MCl - Bước 2: Tìm m = n.M Bài 2/ Tính khối lượng gam của 0,1 mol NaOH. (Biết H = 1; Na = 23; O = 16) Người thực hiện: Hoàng Thị Bình Trang 5