Sáng kiến kinh nghiệm Ngôn ngữ tạo hình trong phân môn Vẽ tranh của học sinh trường THCS Bạch Ngọc

doc 22 trang sangkien 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngôn ngữ tạo hình trong phân môn Vẽ tranh của học sinh trường THCS Bạch Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ngon_ngu_tao_hinh_trong_phan_mon_ve_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ngôn ngữ tạo hình trong phân môn Vẽ tranh của học sinh trường THCS Bạch Ngọc

  1. Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cuộc sống của con người ngày càng phát triển về mọi mặt và hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Mỹ thuật ngày càng đi vào cuộc sống của con người, trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động, mọi công việc. Phát triển "Cái đẹp trong cuộc sống là khởi nguồn của cái đẹp trong nghệ thuật" Giáo dục con người phát triển toàn diện là phát triển cả Đức, trí, thể, mỹ và lao động, đó là mục tiêu mà Đảng, nhà nước đặt ra cho ngành giáo dục. Như vậy, giáo dục thẩm mỹ là một trong các nội dung giáo dục nhằm phát triển toàn diên nhân cách học sinh Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là về chất lượng giảng dạy các môn học. Trong đó môn Mĩ thuật là một trong những môn học ngày càng được chú trọng bởi tính đặc thù và thiết yếu của nó. Nghệ thuật trang bị cho những người xem, người nghe, người học một vốn sống phong phú gấp nhiều lần so với những điều họ chiêm ngưỡng được, do vậy nghệ thuật giúp làm phong phú cuộc sống cá nhân và cuộc sống xã hội. Những bài học triết lí thông qua các tác phẩm nghệ thuật khiến con người nâng cao sự hiểu biết và rút ra bài học cho bản thân và hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. Trong thực tế dạy và học Mĩ thuật ở THCS không nhằm đào tạo các em học sinh trở thành họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho các em, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng. Tuy nhiên dạy như thế nào? dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc ý thức học tập của mỗi chúng ta. Và quan trọng là người giáo viên phải luôn luôn biết đặt vị trí của mình vào thực trạng giáo dục của địa phương để có nhiều giải pháp phù hợp nhất để đạt được kết quả như mong muốn. Vậy đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình qua phân môn Vẽ tranh (Mĩ thuật THCS) của học sinh THCS được các em hiểu và lĩnh hội như thế nào? Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu 1
  2. Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về ngôn ngữ tạo hình của học sinh trường Trung học cơ sở để đưa ra những biện pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn mỹ thuật nói chung và phát triểm ntgoon ngữ tạo hình trong phân môn vẽ tranh, góp phầm phát triển toàn diện nhân cách học sinh 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THCS Bạch Ngọc - Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ tạo hình trong phân môn vẽ tranh của học sinh trường THCS Bạch Ngọc. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tìm ra thực trạng ngôn ngữ tạo hình trong phân môn vẽ tranh của học sinh sẽ đề ra được những biện pháp dạy và học hợp lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn đối với phân môn vẽ tranh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu - Tìm hiểu một số nét đặc trưng về ngôn ngữ tạo hình qua phân môn vẽ tranh của học sinh trường THCS Bạch Ngọc. - Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ tạo hình qua phân môn vẽ tranh cho học sinh trường THCS Bạch Ngọc. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ tạo hình qua phân môn vẽ tranh của học sinh trường THCS. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu - Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tài liệu 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2
  3. Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động, - Phương pháp thống kê toán học. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, bao gồm một hệ thống các ký hiệu từ ngữ và ngữ pháp là phương tiện tư duy và là công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, ngôn ngữ tạo hình Trong thời đại hiện nay, ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của con người để trao đổi văn hoá giữa các dân tộc, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội và là công cụ tư duy của con người. 1.1.2. Ngôn ngữ tạo hình Nghệ thuật tạo hình biểu thị và truyền đạt những cảm xúc thẩm mĩ trước hiện thực thông qua ngôn ngữ riêng đó là ngôn ngữ tạo hình. Các yếu tố của NNTH là đường, hướng, hình hoạ, màu sắc, ánh sáng - bóng tối, chất cảm, hình thể, khối, trang sức, mảng đặc, mảng trống, mức độ, bố cục, vv. Cuộc cách mạng tạo hình diễn ra từ cuối thế kỉ 12 đến nay, ngoài việc mở rộng không gian nghệ thuật còn mở rộng sự hiểu biết về NNTH cùng cú pháp của nó. Có nhiều điều trước kia bị coi là cấm kị thì nay được phép, màu sắc được giải phóng khỏi vai trò phù trợ cho hình hoạ, phát huy sức mạnh tạo hình và sức mạnh biểu cảm, góp phần làm thay đổi diện mạo của hội hoạ thời nay. Có 2 khuynh hướng trong nghiên cứu và sáng tác đối với NNTH: 1) Coi NNTH là trên hết; 2) NNTH chú trọng nội dung, ý nghĩa của bức tranh. Ở những tài năng chân chính, nghệ sĩ cảm nhận nhạy bén trước những biến đổi trong tự nhiên, trong xã hội con người, luôn luôn tìm tòi NNTH thích hợp để diễn đạt cảm xúc mới mẻ của mình trước công chúng. 1.1.3. Các loại ngôn ngữ tạo hình - Ngôn ngữ tạo hình điêu khắc 3
  4. Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh - Ngôn ngữ tạo hình mĩ thuật - Ngôn ngữ tạo hình đồ họa 1.2. Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình Cho dù chúng ta đi đến đâu trên Trái đất – những nơi đã và đang có loài người sinh sống. Có thể là tình cờ hay hữu ý, khi chúng ta tìm hiểu về quá trình phát triển của nền văn hóa từ khi tổ tiên của loài người xuất hiện cho đến ngày nay. Qua lịch sử chúng ta thấy rằng con người bắt đầu vẽ từ rất sớm, trước khi có cả chữ viết và tiếng nói. Trong các hang động ta bắt gặp những hình vẽ hết sức sống động, nhưng những tác phẩm lúc bấy giờ chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống , là trao đổi thông tin với nhau thay thế cho tiếng nói. Ví dụ: “ hình vẽ một quả và mũi tên chỉ vào miệng là quả ăn được” và những hình ảnh chỉ cái không ăn được cái đễ làm công cụ vv Nói như vậy tức là vẽ xuất hiện từ rất sớm nhưng con người chưa ý thức được vẽ đẹp ý nghĩa hình khối màu sắc và tác dụng của nó đối với đời sống tinh thần, chỉ đơn thuần vẽ đễ đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. Cũng tương tự như thế, với trẻ em những nét vẽ ngoằn ngèo và những màu sắc trắng đỏ xanh được trẻ đặt cạnh nhau làm cho trẻ có vẽ thích thú, nhưng chúng ta cũng không thể coi đó là vẽ mà đúng hơn là trẻ đang hoạt động đễ tự hoàn thiện và phát triển cơ bắp, hoạt động này chỉ dược xem là hoạt động bản năng. Nó chỉ có thể coi là hoạt động vẽ khi bắt đầu ý thức được vẽ đẹp màu sắc hình khối đường nét và hình vẽ của trẻ ngày càng được hoàn thiện hơn, nhiều chi tiết hơn, là phương tiện đễ diễn tả thế giới xung quanh đầy màu sắc theo suy nghĩ sự cảm nhận và lý giải của bản thân. 2. Thực trạng về ngôn ngữ tạo hình trong phân môn vẽ tranh của học sinh trường THCS 2.1. Cách nhìn và cách cảm nhận Ngôn ngữ tạo hình dưới cách nhìn và cách cảm ở từng lứa tuổi được thể hiện như thế nào? Ở từng lứa tuổi thì sẻ có những cách nhìn và cách cảm nhận khác nhau, tạo nên những nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình riêng của từng lứa tuổi, nó khác với những nhà hoạ sĩ người nghiên cứu, khác với người lớn, thầy cô giáo. Cùng với thời gian và sự phát triển trí tuệ, nét vẽ bài vẽ của trẻ ngày một khác hơn gần giống với thật hơn, vẽ như thế nào cho đẹp cho đúng đã được trẻ quan tâm và tìm hiểu. Và ở mỗi người thì sự cảm nhận cách lý giải sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Ở mỗi thời điểm khác nhau trẻ 1-2 tuổi sẻ nhìn sự vật khác với trẻ 5-6 tuổi cũng như 10-11 tuổi . Sự thay đổi đi cùng với sự phát triển trí tuệ và đối tượng. Có trẻ thích vẽ và tiếp tục phát triển với khả năng của mình nhưng có trẻ lại không, đến một 4
  5. Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh giai đoạn nào đó lại chuyển hoạt dộng, không còn thích thú với hoạt động vẽ nữa. Điều đó cho thấy rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn cách cảm nhận của trẻ trong đó sự phát triển, là yếu tố để hình thành ngôn ngữ tạo hình của trẻ trong tường giai đoạn nói chung. Trên cơ sở nắm bắt được sự thay đổi không ngừng về mặt tâm lí ở từng độ tuổi khác nhau mà các nhà nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về đối tượng giáo dục nói riêng đã phân chia các cấp độ giáo dục theo từng lứa tuổi (ví dụ: 6-10 tuổi cấp Tiểu học, 11-15 tuổi cấp THCS, ) và cách cảm nhận về ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS đã được hình thành gần như hoàn toàn so với cấp học dưới. Sự thay đổi về tâm lí kéo theo sự biến đổi trong cách nhìn nhận về ngôn ngữ tạo hình đối với các em học sinh là lí do khiến nhiều người hoạt động trong lĩnh vực “nghệ thuật” ( bao gồm cả giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật) luôn quan tâm. 2.2. Khả năng cảm nhận của học sinh THCS 2.2.1.Đặc điểm tâm lý Trong quá trình giảng dạy, việc nắm bắt được tâm lý học sinh là hết sức quan trọng. Lứa tuổi học sinh THCS tuổi từ 11-15 đang theo học từ lớp 6-9, là lứa tuổi bướng bỉnh khó bảo với sự mạnh mẽ về tâm sinh lý, biểu hiện tình cảm rõ ràng, sự yêu, sự ghét đồng thời có biểu hiện của sự e thẹn ngại ngùng, ảnh hưởng đến kết quả bài vẽ của các em. Vì thế, trong quá trình làm bài các em thường che bài vẽ của mình không để thây cô giáo thấy, đồng thời cảm giác mình đã lớn nên các em muốn độc lập trong bài vẽ cua mình muốn thể hiện bản lĩnh của bản thân rằng mình sẽ làm được, sẽ vẽ được nhưng khi bắt tay vào bài vẽ thì đa số các em không thể hiện được ý tưởng của mình, vì sao? Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Đa phần các em còn bỡ ngỡ vụng về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không theo suy nghĩ cua bản thân. Ở học sinh THCS đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì và vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ. Một số ví dụ sau: 5