Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng viết công thức hoá học cho học sinh Lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng viết công thức hoá học cho học sinh Lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_viet_cong_thuc_hoa_ho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng viết công thức hoá học cho học sinh Lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM năm học 2010 – 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “NÂNG CAO KĨ NĂNG VIẾT CÔNG THỨC HOÁ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 8 VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN.” Họ và tờn: NGUYỄN VĂN PHỨC Chức vụ: Giáo viân Trình độ chuyên môn: Đại học hoá học. Đơn vị cụng tác: Tổ Sinh - Hóa - Địa , Trường THCS Mường Thín A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Học sinh lứa tuổi THCS là lứa tuổi cũn hiếu động, ham chơi, chưa ý thức thực sự và thấy được tầm quan trọng của việc học tập. Đặc biệt, đối với học sinh ở cỏc vùng đặc biệt khỉ khăn với 100% là con em dân tộc thì mức độ nhận thức của các em còn rất nhiều hạn chế trong khi việc học của các em lại ít được gia đình quan tâm. Các em hầu như không học bài và làm bài ở nhà. Trong chương trình hóa học thì việc viết đúng công thức hóa học là tiền đề cho việc viết đúng phương trình hóa học và tính toán hóa học đúng, bên cạnh đó còn là cơ sở cho sự phát triển tư duy nhận thức và tạo hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Hóa học 8. Mặt khác môn hoá học 8 là một môn khoa học trừu tượng nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất, các em không thể dùng mắt thường để quan sát từng nguyên tử, phân tử của chất để từ đó rút ra được câu tạo chất và công thức hoá học của chất. 1
- Do vậy, làm sao để các em ham học và hiểu bài ngay trên lớp là điều quan trọng nhất để đạt được kết quả cao trong học tập. Cho nân, tĩi chọn đề tài: “Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn.” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp học sinh hình thành kỹ năng viết CTHH. - Nõng cao chất lượng bộ mĩn hoá học. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Học sinh khối 8 trường THCS Mường Thín năm học 2010 - 1011 2. Phạm vi Viết công thức hóa học môn hóa học 8 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Xây dựng hệ thông lí thuyết về kĩ năng viết công thức hoá học cho học sinh lớp 8 bám sát thực tiễn địa phương vùng đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu thực trạng, khả năng áp dụng đề tài vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng GD môn hoá học 8 theo lí thuyết đã được xây dựng. Rút ra kết luận về đề xuất ứng dụng cho thực tế. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp nghiên cứu đối tượng. - Thăm dò và trao đổi với GV. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 2
- B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. I.1 CƠ SỞ PHÁP LÍ: a, Lịch sử của đề tài: Đề tài: “Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn” dự kiến là đề tài cấp trường; loại đề tài viết công thức hoá học hiện nay trong nhà trường chưa được nghiên cứu. b, Hệ thống các văn bản chỉ đạo: Đề tài được thực hiện dựa theo các văn bản chỉ đạo sau: - Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo V/v ban hành chương trình giáo dục phổ thông. - Chuẩn đánh giá học sinh THCS hiện nay theo Quyết định số 40/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo V/v ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. - Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo V/v sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. I.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Viết công thức hóa học có vai trò quan trọng trong việc học tập bộ môn Hóa học, là tiền đề cho việc viết đúng PTHH và giải các bài tập hóa học. Tạo cho học sinh hứng thú chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức mới mà không gây nhàm chán, Đặc biệt là đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn như HS trường THCS Mường Thín. Vậy khi dạy viết công thức hóa học cho học sinh ta cần chú ý một số nội dung sau đây: 1 . Nắm chắc kí hiệu hóa học theo bảng SGK trang 42 hoặc bảng hệ thống tuần hoàn, biết được một số nhóm nguyên tử trong bảng SGK trang 43. Phần này bắt đầu từ bài 5 “Nguyên tố hoá học”: Yêu cầu các em học thuộc tên và kí hiệu của các nguyên tố hoá học, phân loại được nguyên tố phi kim, nguyên tố kim loại, bước đầu nắm được thông tin về nguyên tử khối, và đặc biệt là hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử 3
- Khi đã nắm được tên và kí hiệu của các nguyên tố hoá học và nhóm nguyên tử cùng với hoá trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử sẽ là cơ sở cho HS học bài hoá trị và ghép các kí hiệu hoá học để thành một công thức hoá học hoàn chỉnh. BẢNG 1 – MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (SGK trang 42) Số Kí hiệu Nguyên tử Tên nguyên tố Hoá trị proton hoá học khối 1 Hiđro H 1 I 2 Heli He 4 3 Liti Li 7 I 4 Beri Be 9 II 5 Bo Bo 11 III 6 Cacbon C 12 II. IV 7 Nitơ N 14 II, III, IV 8 Oxi O 16 II 9 Flo F 19 I 10 Neon Ne 20 11 Natri Na 23 I 12 Magie Mg 24 II 13 Nhôm Al 27 III 14 Silic Si 28 IV 15 Photpho P 31 III, V 16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI 17 Clo Cl 35.5 I 18 Agon Ar 39.9 19 Kali K 39 I 20 Canxi Ca 40 II 24 Crom Cr 52 II, III 25 Mangan Mn 55 II, IV, VII 26 Sắt Fe 56 II, III. 29 Đồng Cu 64 I, II 30 Kẽm Zn 65 II 35 Brom Br 80 I 47 Bạc Ag 108 I 56 Bari Ba 137 II 80 Thuỷ ngân Hg 201 I, II 82 Chì Pb 207 II, IV 4
- BẢNG 2 – HOÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ STT Nhóm Tên nhóm Hóa trị 1 - OH hidroxit I 2 =CO3 cacbonat II 3 -HCO3 Hidro cacbonat I 4 =SO4 sunfat II 5 -HSO4 Hidro sunfat I 6 -NO3 nitrat I 7 -NO2 nitrit I 8 = PO4 Phôtphat III 9 =HPO4 Hidro photphat II 10 -H2PO4 Đi hidro photphat I 11 -ClO3 Clorat I 12 =SO3 Sunfit 13 -COOH Cocboxin I Chú ý: Khi lập công thức hóa học theo quy tắc hóa trị em hãy coi nhóm nguyên tử (trong bảng 2) như là 1 nguyên tố hóa học. 2. Cần phân loại được các loại công thức hóa học: Có hai loại công thức hoá học là công thức hoá học của đơn chất và công thức hoá học của hợp chất. a, Công thức hoá học của đơn chất Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm một kí hiệu hoá học được phân làm hai loại chính là: * Hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hoá học của nguyên tố được coi là công thức hoá học. Ví dụ: Cu, Fe, C, Ca, P, S Gồm tất cả các kim loại và một số phi kim như P, S, C * Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2 nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu Thí dụ: H2 , O2 , N2 , F2 , Cl2 , Br2 , I2 ( 7 nguyên tố thường dùng) Trong qua trình rèn luyện không tránh khỏi việc học sinh quân mà chỉ viết là O2 = O hoặc H2 = H GV từng bước nhắc nhở và uốn nắn dần. b, Công thức hoá học của hợp chất 5
- Từ khái niệm hợp chất HS khái quát được trong công thức hoá học của hợp chất có ít nhất 2 kí hiệu hoá học và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tham gia cấu tạo lên công thức hợp chất là khác nhau, nên cần phải có con số (gọi là chỉ số) chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong công thức và được viết dưới chân của kí hiệu hoá học của nguyên tố đó. + Ví dụ: AxBy hoặc AxByCz Trong đó A, B là kí hiệu của nguyên tố: x là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố A ( x nguyên tử A) y là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố B. ( y nguyên tử B) + Ví dụ cụ thể: Nước là: H2O, Muối ăn Natri clorua là NaCl, Canxi cacbonat là CaCO3. 3. Hiểu quy tắc hóa trị và vận dụng nhuần nhuyễn. Trong khí việc HS nắm chắc kí hiệu hóa học và phân loại được các loại công thức hóa học chỉ dừng ở mức độ nhận biết và ghi nhớ một cách máy mọc thì việc lập công thức hoá học của học sinh theo quy tác hoá trị lại phát triển lên tầm cao mới ở mức độ hiểu và vận dụng, vận dụng cao. Vấn đề này giải quyết tất cả các thắc mắc của học sinh như “chỉ số” hay làm thế nào để viết được công thức hoá học đúng Và quy tắc hoá trị là chìa khó mở căn phòng khám phá mới của bộ môn hoá học. A, Quy tắc hoá trị: a b * Chọn công thức hoá học của bất kì hai nguyên tố ( Ax BY ) trong đó: - 2 nguyên tố là A và B. - a là hoá trị của nguyên tố A, x là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố A. - b là hoá trị của nguyên tố B, y là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố B. Khi đó ta rút ra quy tắc hoá trị: Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hóc trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia. Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B ( thường thì B) là một nhóm nguyên tử. =>Biểu thức: x x a = y x b 6
- B, Vận dụng: Lập công thức hoá học của các hợp chất theo hoá trị: a. Sử dụng quy tắc hoá trị để lập công thức hoá học khi hoá tri của A và B khác nhau tức (a # b) VD 1: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Ca và nhóm OH. II I Bước 1: Viết Cax (OH)y Bước 2: Theo quy tắc hóa trị. II x x = I x y > x = 1 và y =2 là hợp lí. Bước 3: Vậy công thức hóa học là: Ca(OH)2 Canxi hidroxit Chú ý: Nếu chỉ số x hoặc y = 1 thì không viết. b. Các bước tiến hành lập công thức hoá học dựa vào quy tắc hoá trị. Như vậy để viết được công thức hoá học của hợp chất ta cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Viết công thức hoá học dạng chung AxBy Bước 2: Áp dụng biểu thức quy tắc hoá trị x x a = y x b Bước 3: Viết công thức hoá học đúng. Trong các bước tiến hành trên thì bước 2 là bước quan trong nhất. Ở bước này học sinh cần phải thay số đúng (đúng hoá trị và chỉ số tương ứng với mỗi nguyên tố trong công thức) đồng thời chọn được chỉ số x,y phù hợp nhưng phải tối giản. VD 2: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Ca và nhóm H2PO4 hoá trị I. Các em HS thường thấy H2PO4 cồng kềnh mà sợ, để giải quyết vấn đề này HS cần coi nhóm H2PO4 như một nguyên tố hoá học và áp dụng tương tự như với hợp chất 2 nguyên tố (như các bước ở bài toán trên). Bước 1: Công thức hoá học có dạng chung Cax (H2PO4)y Bước 2: Áp dụng biểu thức quy tắc hoá trị ta có: x x II = y x I vậy x = 1 và y= 2 là phù hợp. Bước 3: Vậy công thức hoá học cần lập là: Ca(H2PO4)2 Canxi đihidrophôtphat. Chú ý: Nếu chỉ số x hoặc y = 1 thì không viết. c, Trường hợp hoá trị của A và B bằng nhau (tức a=b) 7
- a =b => x = y = 1 Gặp trường hợp này không yêu cầu học sinh làm theo 3 bước như trên, HS chỉ cần viết công thức hoá học. VD: Lập công thức hoá học của hợp chất gồm Zn với O và Na với OH Công thức hoá học là: ZnO và NaOH. Lưu ý học sinh có thể viết Zn1O1 hoặc Na1(OH)1 hoặc Na(OH) giáo viên chỉnh đốn kĩ năng cho học sinh. d, Học sinh phải nhớ hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử: Việc nhớ hoá trị của các ngưyên tố, nhóm nguyên tử giúp HS viết công thức hoá học nhanh và chính xác tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các học sinh đồng thời tạo hứng thú cho HS khi học bộ môn hoá học. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhớ được quy tắc hoá trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử tôi xin đề cập đến một số cách có thể sử dụng được giúp học sinh nhớ hoá trị. • Có thể sử dụng bảng SGK trang 42, 43 như đã đề cập ở mục 1 phần I.1 cơ sở lí luận. • Có thể sử dụng bài ca hoá trị bằng việc yêu cầu học sinh học thuộc bài ca hoá trị. 4. Các hợp chất hoá học Oxit, Axit, Bazơ, Muối. Học sinh nắm được các khái niệm Oxit, Axit, Bazơ, Muối và công thức dạng chung, phân loại. • Oxit: - Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là Oxi - Công thức chung: MxOy. - Phân loại: 2 loại: Oxit axit (Oxit phi kim) oxit này khi hoá hợp với nước tạo thành axit tương ứng. Ví dụ: SO2, P2O5 . Oxit bazơ (Oxit kim loại) oxit này khi hoá hợp với nước tạo thành bazơ tương ứng. Ví dụ: CaO, Na2O, CuO 8