Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_l.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 9
- NỘI DUNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN II. CƠ SỞ THỰC TIỄN B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT I. KINH NGHIỆM SỐ 1: THÀY CÔ LUÔN LÀ NGƯỜI CHUẨN MỰC 1. Thày cô phải là người hiểu rõ về nghề và về công việc của mình nhất 2. Thày cô phải là người đi đầu trong hành động II. KINH NGHIỆM SỐ 2: THÀY CÔ CHỦ NHIỆM LÀ NGƯỜI GẦN GŨI HỌC SINH NHẤT III. KINH NGHIỆM SỐ 3: THÀY CÔ CHỦ NHIỆM PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP CHỦ NHIỆM PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 1. Điều tra lí lịch và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm 2. Ổn định tổ chức và các mặt hoạt động của lớp ngay từ đầu năm học 3. Nâng cao hiệu quả các giờ sinh hoạt lớp 4. Làm tốt công tác nhân điển hình 5. Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh 6. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục toàn diện học sinh IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP VI. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT C. KẾT LUẬN 1
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, công tác này góp phần chủ đạo không chỉ trong việc giúp các em tiếp cận, lĩnh hội tri thức văn minh của nhân loại mà còn trong quá trình dần hình thành nhân cách để các em có đạo đức trong sáng, có lối sống, tác phong, cách ứng xử với gia đình, thày cô, bạn bè và những người khác một cách đúng mực nó quyết định đến chất lượng “Sản phẩm giáo dục” - chính là bản thân các em học sinh - trong từng năm học. Nó giúp các em tu dưỡng, rèn luyện bản thân để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ và trở thành con người có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội ngay từ khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường và cả tương lai sau này nữa. Mà sản phẩm này không giống như những sản phẩm hay hàng hóa khác (bởi vì đó là con người), nên công tác chủ nhiệm càng được coi trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong công tác chủ nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất và chính các thày cô chủ nhiệm sẽ là người quyết định đến phong trào của lớp, đến chất lượng giáo dục, đến kết quả phấn đấu của học sinh trong một năm học, vậy chúng ta phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt với những lớp ở khối 9 - khối cuối cấp bậc trung học cơ sở? Đây là câu hỏi khó mà bất cứ thày cô giáo chủ nhiệm khối 9 nào cũng suy nghĩ, băn khoăn và trăn trở để tìm ra câu trả lời. Chính vì vậy tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 9” với mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh nghiệm của bản thân và góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. 2
- II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Như chúng ta đều biết công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ khó khăn mà bất cứ thày cô giáo nào khi được phân công đều thấy ngại đặc biệt là học sinh khối lớp 9 (kể cả khi được chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh ngoan), tuy nhiên trong suốt quá trình làm công tác giáo dục của mình thầy cô nào cũng phải tiếp nhận nó. Thực tế chúng ta thấy hiện nay ở nhiều trường, nhiều địa phương có nhiều học sinh có ý thức đạo tốt, đạt nhiều thành tích trong học tập, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, trong các kì thi học sinh giỏi các cấp; tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ngày càng cao tuy nhiên cũng có không ít những học sinh bỏ bê việc học hành, suy đồi về đạo đức hay sa vào các trò không lành mạnh như: chơi điện tử, đánh bài bạc, hút hít, yêu đương, đua đòi tụ tập băng nhóm để rồi công sức của bản thân, của gia đình và của thày cô trong suốt 9 năm học trở thành số không thậm chí có những trường hợp phạm tội rồi sa vào lưới pháp luật. Trong đó đối tượng học sinh ở khối lớp 9 dễ bị kích động, lôi cuốn và mắc phải nhất bởi các em đang trong giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con và người lớn. Suy nghĩ của các em còn rất “trẻ con”, thiếu kinh nghiệm sống nhưng lại muốn thể hiện cái “tôi”, cái “người lớn” của chính mình. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 9, làm thế nào để giúp các em hiểu và tránh xa những sai trái đó, để giúp các em tiến bộ và đưa phong trào lớp chủ nhiệm đi lên là mong muốn không chỉ của các bậc phụ huynh mà còn của bất cứ thày cô nào. Trong thực tế đã có không ít thày cô khi đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp 9 cũng đã cố gắng với lớp, tìm tòi nhiều biện pháp nhưng kết quả thu được không đáng kể, lớp chủ nhiệm vẫn không tiến bộ là bao, học sinh vẫn giậm chân tại chỗ hoặc rất ít tiến bộ Tuy nhiên cũng lớp ấy, cũng những học sinh ấy nhưng thày cô khác chủ nhiệm lại tiến bộ rõ rệt! Nguyên nhân một phần do các em học sinh nhưng phần lớn là ở các thày cô chủ nhiệm, chính các thày các cô mới là người quyết định đến sự tiến bộ của học sinh lớp chủ nhiệm của mình. Là giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng và đã từng phụ trách những lớp chủ nhiệm (khối lớp 9) được coi là khó khăn, là cá biệt: có nhiều em học sinh nghịch ngợm, ngỗ ngược, không quan tâm đến học hành, chậm tiến về đạo đức tôi rất băn khoăn, trăn trở tuy nhiên tôi đã tìm ra câu trả lời cho chính bản thân mình để đưa lớp chủ nhiệm của mình từ vị trí cuối cùng của nhà trường vượt lên tốp đầu; có tỉ lệ học sinh đạo đức đạt loại tốt, khá cao nhất khối; tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và đỗ vào trung học phổ thông cao nhất chỉ sau lớp chọn và được các em học sinh, các bậc phụ huynh cũng như đồng nghiệp luôn tin tưởng. Tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân 3
- để “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 9” để chia sẻ các thày cô trong công tác chủ nhiệm của mình. 4
- B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cần có của một người giáo viên chủ nhiệm đã được qui định rõ trong Luật Giáo dục và đào tạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mọi người muốn hiểu rõ đều có thể tìm hiểu qua nhiều con đường khác nhau như qua báo chí, tivi, mạng Internet ở đây tôi không đề cập đến mà tôi chỉ xin đưa ra những kinh nghiệm để làm thế nào thày cô chắc chắn hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp 9 của mình. I. KINH NGHIỆM SỐ 1: THÀY CÔ LUÔN LÀ NGƯỜI CHUẨN MỰC Thày cô luôn là người chuẩn mực! Tuy nhiên để là một người thày chuẩn mực theo đúng nghĩa chắc không đơn giản như nhiều người nghĩ. Chúng ta là người thày nên không chỉ chuẩn mực trên lớp học, trong trường học mà còn cả ở khu vực khu dân cư sinh sống và ngoài xã hội; không chỉ chuẩn mực trên phương diện kiến thức mà cả trong đạo đức, lối sống nữa. Chúng ta cần hiểu rõ mọi người bao gồm: học sinh, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và quần chúng nhân dân đang hàng ngày, hàng giờ dõi theo chúng ta. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của chúng ta sẽ nhận ngay những phản hồi từ phía họ và sức lan truyền của chúng rất nhanh, chúng sẽ ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến uy tín, danh dự và công việc giáo dục của chúng ta cả tích cực và tiêu cực. Vị thế của chúng ta như thế nào sẽ do chính chúng ta quyết định. 1. Thày cô phải là người hiểu rõ về nghề và về công việc của mình nhất. a. Nghề giáo viên: Chúng ta cần rõ hơn ai hết “giáo viên” là một nghề như những nghề khác như: thợ xây, công nhân, lao công và dạy học là công việc cũng bình thường như những việc khác như: xây một ngôi nhà mới; làm ra một sản phẩm hay quét đi những rác rưởi để làm sạch cho một con đường, một góc phố Tuy nhiên sản phẩm của chúng ta không giống như những sản phẩm khác. Đó là con người. Người thợ xây lỗi có thể dỡ ra xây lại; người công nhân tạo ra một sản phẩm lỗi có thể bỏ đi để làm lại sản phẩm khác; người lao công quên mất một đoạn đường, một góc phố thì ngày mai có thể quét lại. Nhưng chúng ta không thể 5
- “làm lại” một con người. Chính vì vậy chúng ta phải hiểu rõ công việc “dạy người” chúng ta đang làm và có trách nhiệm hơn ai hết về công việc và về học sinh của mình thì mới mong chất lượng giáo dục cao lên được. b. Công tác chủ nhiệm lớp: Chúng ta cần hiểu rõ rằng: công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ, một công việc bình thường của một giáo viên cũng như việc: soạn bài, chấm chữa bài hay giảng dạy ở một khối lớp nhất định nào đó Trách nhiệm của thày cô chủ nhiệm là phụ trách một lớp chủ nhiệm để được trừ đi một số tiết nhất định theo qui định và công tác này được xếp là một trong số những tiêu chí đánh giá thi đua khá quan trọng trong các đợt, cả kì hay cả năm của một giáo viên. Chính vì vậy để lớp đạt lớp tiên tiến là điều thày cô nào cũng muốn vươn tới - xếp thứ hạng càng cao càng tốt. Nhưng chúng ta nên nhớ đối tượng giáo dục của chúng ta là tất cả các em học sinh của tất cả các khối lớp trong toàn trường (bao gồm những học sinh đã dạy, đang dạy và sẽ dạy) chứ đâu chỉ có học sinh riêng của lớp chủ nhiệm. Nên các thày cô hãy nhớ trong quá trình dạy học thì học sinh của bất cứ lớp nào cũng vậy, nếu các em mà giỏi, mà ngoan ngoãn thì chúng ta không mất nhiều thời gian để giáo dục, chỉ bảo còn những học sinh chậm tiến bộ thì chúng ta phải đầu tư thời gian, công sức dạy dỗ, chỉ bảo tận tình hơn nhiều và tuyệt đối tránh hiện tượng cư xử không công bằng với các em học sinh. Không bao giờ được để xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử giữa học sinh lớp chủ nhiệm và lớp không chủ nhiệm. Ngay trong một gia đình cha mẹ cư xử không công bằng giữa những người con với nhau còn gây mâu thuẫn chứ chưa cần nói đến trong một lớp, một khối lớp gồm nhiều em học sinh, nhiều tập thể lớp. Hơn thế nữa trong phong trào thi đua thì hãy để thày cô thi đua với thày cô, học trò thi đua với học trò chứ không bao giờ để xảy ra hiện tượng thày thi đua với trò để tránh trường hợp các em học sinh sẽ nghĩ sai về các thày cô và đánh mất niềm tin, sự kính trọng với các thày cô. Điều quan trọng nhất là giáo viên chúng ta phải xác định rõ công tác chủ nhiệm chỉ là một công việc, còn đối tượng cần giáo dục của chúng ta là tất cả các em học sinh thì mới có được niềm tin, sự kính trọng của các em học sinh và mới có thể hoàn thành tốt công việc chủ nhiệm lớp của mình. 6
- 2. Thày cô phải là người đi đầu trong hành động. Trong cách nhìn nhận, đánh giá của các em học sinh, các thày cô luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, thày cô là tiêu chuẩn, là hình mẫu, là tấm gương sáng để các em học tập và noi theo. Có những người thày, người cô đã được ghi khắc trong tâm khảm của bao thế hệ học trò bởi đạo đức, lối sống, bởi cách nghĩ hay việc làm của thày cô, để mỗi khi nhớ lại quãng đời trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò, họ lại thầm nhủ “Cảm ơn thày cô!” và muốn được như vậy thày cô phải là số một trong mắt các em. a. Thày cô là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống. Thày cô luôn là người được coi là tấm gương sáng để các em học sinh phấn đấu noi theo. Mỗi lời nói, mỗi thể hiển, mỗi việc làm của thày cô đều luôn được dõi theo của bao ánh mắt trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ của biết bao học trò. Các em muốn mình được như thày cô, hơn thày cô! Đây là một suy nghĩ, một mong muốn rất trẻ con nhưng hoàn toàn chính đáng của các em bởi thày cô là người dạy mình cơ mà, mình phải cố gắng để được bằng thày cô hoặc hơn thày cô chứ, để có được sự yêu mến, tôn trọng của mọi người khác. Nên nếu các thày cô chuẩn mực trong lời nói, trong cách sống, cách cư xử không chỉ trong mà cả ngoài trường học; không chỉ trên lớp mà còn trong cuộc sống đời thường hàng ngày thì các thày cô là thước đo, là tấm gương để các em soi vào, noi theo và học tập. Và những gì thày cô làm đều được các em ủng hộ nhiệt tình, nhưng các em sẽ nghĩ gì, làm gì và học gì ở thày cô khi thày cô có những lời nói, những việc làm không chuẩn mực hay có đạo đức, lối sống không lành mạnh? Đã có trường hợp trên lớp thày cô dạy các em phải sống có đạo đức, có nhân cách, văn minh, lễ phép, lịch sự với ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi; sống chan hòa, thân thiện với bạn bè và gương mẫu, nhường nhịn các em nhỏ và luôn làm những điều hay lẽ phải, có ích cho mọi người nhưng về nhà thày cô ấy lại đối xử không tốt với gia đình, mâu thuẫn với xóm giềng hay làm những điều đi ngược lại với luân thường đạo lý, vi phạm pháp luật liệu các em có biết không và thái độ cũng như phản ứng của các em với các việc làm đó, những thày cô đó sẽ ra sao? Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng các em còn nhỏ, chưa hiểu biết chuyện người lớn nhưng chúng ta nên nhớ rằng các em lại là người hiểu rõ nhất, đánh giá đúng nhất về thày cô mình và và khi tấm gương trước mắt các em bị mờ đi, bị tan vỡ rồi liệu có lấy lại được không, mà đâu chỉ có các em 7