Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Mĩ thuật

doc 12 trang sangkien 7060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_chat_luong_day_hoc_m.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Mĩ thuật

  1. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh s¾p xÕp bè côc trong bµi vÏ theo mÉu A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.Lý do chọn đề tài: Con người sống giữa thiên nhiên ‘’đầy ắp” ngôn ngữ tạo hình, đường nét, hình khối màu sắc của cỏ cây, hoa lá, trời mây, muôn thú, các đồ vật tất cả đều lung linh, đẹp đẽ. Chúng không chỉ cho ta vật chất để sống mà từ cái đẹp đó đã đem lại cho con người những xúc cảm, tình cảm yêu đời, yêu người. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thường thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao, cái đẹp thực sự trở thành một động lực phát triển của xã hội, góp phần nền tăng trưởng kinh tế quốc dân. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người, như vậy cái đẹp là cái đức. Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật rất phong phú và đa dạng. Dạy học là một nghề đã khó thì dạy nghệ thuật lại càng khó hơn, dạy nghệ thuật cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp thấy được cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Nhà trường ngày nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỷ thuật phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, con người đã phát huy óc sáng tạo đem lại sự phong phú đa dạng cho nhiều hình thức và nhiều thể loại sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp, đường nét màu sắc hình mảng. Trong môn mĩ thuật có rất nhiều phân môn như Thường thức mĩ thuật, vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, Tập nặn tạo dáng. Khi học sinh học môn này tương đối khô khan. Đối với các môn học nói chung và môn mĩ thuật nói riêng người giáo viên phải thực sự nhiệt tình mới lôi cuốn được hứng thú học tập của học sinh. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để dạy đại trà có hiệu quả, theo kinh nghiệm của bản thân tôi ngoài việc nắm vững phương pháp giảng dạy còn phải biết sáng tạo ra những cái mới chủ yếu làm sao gây được không khí hào hứng say mê để thu hút sự học tập của học sinh, nhất là Năm học: 2015 - 2016 1
  2. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh s¾p xÕp bè côc trong bµi vÏ theo mÉu đối với học sinh Tiểu học. Hơn nữa, đối với môn mĩ thuật ở tiểu học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân môn vẽ theo mẫu lại đóng vai trò quan trọng hơn cả. Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này một cách vững vàng sẻ là điều kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác. Môn mĩ thuật ở tiểu học là một môn học tạo nên ý thức quan sát để cảm nhận cái đẹp, cái mĩ của sự vật hiện tượng. Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình mĩ thuật tiểu học, và từ đây, sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình. Là giáo vên dạy mĩ thuật tiểu học qua các năm dạy học vừa qua tôi luôn trăn trở và suy nghỉ vậy làm thế nào để các em học tốt môn mĩ thuật và biết cách sắp xếp bố cục trong bài vẽ theo mẫu. 2.Mục đích nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, xác định vai trò của môn học, mục đích của tôi là nghiên cứu tầm quan trọng của việc sắp xếp bố cục. Nhằm gợi cho các đồng nghiệp cần nghiên cứu kỹ bài dạy và chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học phù hợp với từng bài dạy, học sinh và thực tế địa phương để tiết dạy phát huy được sự sáng tạo của học sinh và đạt hiệu quả cao hơn. Để học sinh hiểu được vai trò phương pháp và chuẩn bị đồ dùng dạy học các em chăm chú theo dõi giảng bài, gợi ý cho học sinh cách làm bài. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh tiểu học * Phạm vi nghiên cứu: - Phân môn vẽ theo mẫu 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp quan sát. Năm học: 2015 - 2016 2
  3. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh s¾p xÕp bè côc trong bµi vÏ theo mÉu - Phương pháp trực quan. - Phương pháp luyện tập. - Phương pháp đánh giá. 5. Tài liệu tham khảo - Giáo trình bố cục tập 1, tập 2 nhà xuất bản đại học sư phạm. - Sách nghệ thuật 1,2,3 - Sách giáo khoa mĩ thuật lớp 4,5 - Sách giáo viên - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Mĩ thuật. Năm học: 2015 - 2016 3
  4. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh s¾p xÕp bè côc trong bµi vÏ theo mÉu B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. Giáo dục ở mọi thời đại bao giờ cũng giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triễn của xã hội, thực hiện nhiệm vụ giáo dục cái đẹp phải thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, trong đó môn mĩ thuật có một vị trí quan trọng là môn cơ sở của giáo dục thẩm mĩ. Môn mĩ thuật chỉ ra những quan điểm, những tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì vậy môn mĩ thuật đã là môn học chính thức của chương trình giảng dạy ở tiểu học, mục đích chủ yếu làm cho học sinh được tiếp xúc với hoạt động nghệ thuật để các em hiểu biết về những yếu tố làm ra cái đẹp và những tiêu chuẩn của cái đẹp, biết làm đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống. Qua phân môn vẽ theo mẫu học sinh nắm được các yếu tố tạo nên vẽ đẹp trong một bài vẽ: hình mảng, bố cục. Học sinh cảm thụ được vẽ đẹp của bài vẽ qua nhịp điệu của đường nét, chi tiết, qua sự phong phú của hình mảng, sự cân đối của bố cục. 2.Cơ sở thực tiễn: Qua sự trao đổi với nhà trường, với các giáo viên dạy mĩ thuật cho rằng. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em, vốn hiểu biết thực tế còn ít ỏi, các em hiểu vẽ theo mẫu còn hạn chế chưa có thói quen quan sát nhận xét hình, so sánh tỉ lệ, vẽ các nét thẳng bằng tay chưa được Nhìn chung kết quả bài vẽ còn yếu so với các phân môn khác. - Trình độ tiếp thu của các em không đồng đều. Mặc dù có giáo viên chuyên Mĩ thuật, trong lớp còn một số học sinh nhút nhát thụ động, chưa phát biểu xây dựng bài. - Nhiều đối tượng học sinh chưa thật sự quan tâm đến môn học nên còn chưa chuẩn bị tốt dụng cụ phục vụ môn học làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. - Các em có suy nghĩ môn mĩ thuật chỉ là môn phụ không quan trọng nên không cần chú tâm do đó chỉ dành thời lượng thực hành bài ở nhà rất ít và cũngvì các em phải chuyên tâm học các môn chính. - Đa số các em chưa tích cực, chủ động trong học tập, chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực hành bài vẽ của mình (các em thích sao chép hơn). - Chưa có sự tác động mạnh mẽ từ phía gia đình đến việc học mĩ thuật của các em. * Kết quả không cao là do một số nguyên nhân sau: Năm học: 2015 - 2016 4
  5. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh s¾p xÕp bè côc trong bµi vÏ theo mÉu - Phần lớn các em không xác định đề bài vẽ theo mẫu -Thường có thói quen vẽ theo ý thích, dựng thước kẻ, vẽ hình quá nhỏ, bố cục lệch so với khổ giấy. - Mắt nhìn chưa quen nên không ước lượng tỉ lệ được. - Để khắc phục hiệu quả học tập phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên phải rèn kĩ năng quan sát, phân tích mẫu của từng học sinh để có kế hoạch và biện pháp học tập tốt hơn. Vậy làm thế nào để hình thành cho các em có các kĩ năng đó, để giúp các em thực hành tốt trong bài vẽ theo mẫu. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Qua quá trình giảng dạy , tôi đã mạnh dạn đưa các biện pháp “ Giúp học sinh sắp xếp bố cục trong bài vẽ theo mẫu ” nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy Vẽ theo mẫu, cụ thể: 1. Nghiên cứu mục tiêu bài dạy. Xác định rõ mục tiêu của bài học là khâu đầu tiên không thể thiếu trong soạn giảng. Từ đó, giáo viên mới định ra trọng tâm của tiết dạy để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với bài dạy. Ngoài việc chuẩn bị giáo án phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu là đồ dùng trực quan, vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và biết sử dụng đúng lúc. 2. Lựa chọn các phương pháp giảng dạy, hệ thống câu hỏi và phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học. Dạy - học vẽ theo mẫu là dạy học sinh tìm hiểu, quan sát, tập nhận xét về mẫu vẽ bằng cách quan sát trực tiếp hoặc bằng cách nhớ lại, giúp học sinh nhận thức nhanh được hình dáng, cấu trúc, vẻ đẹp của mẫu, phát triển năng lực sáng tạo và kĩ năng thể hiện đối tượng, đồng thời rèn luyện cách làm việc khoa học, nghiêm túc. Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải: - Lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại. Đồng thời phải xác định đâu là phương pháp chủ đạo, đâu là phương pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, mỗi tiết dạy sẽ có hệ thống các phương pháp dạy học khác nhau. Phương pháp này phù hợp với tiết dạy này nhưng sẽ khó phát huy được tác dụng của nó ở bài học khác. Năm học: 2015 - 2016 5
  6. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh s¾p xÕp bè côc trong bµi vÏ theo mÉu - Giáo viên khai thác triệt để thiết bị dạy - học Mĩ thuật có ở nhà trường, tranh ảnh trong sách giáo khoa, vở Tập vẽ Đặc biệt giáo viên tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị. Lựa chọn mẫu vẽ phải có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, kích thước nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. - Đối với phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên cần bám sát mẫu để đặt câu hỏi cụ thể trên từng mẫu vẽ, không đặt câu hỏi một cách chung chung. Khi đặt câu hỏi giáo viên cần chỉ vào mẫu để hướng sự chú ý của học sinh vào mẫu vẽ. Các câu hỏi phải biết chắt lọc, câu hỏi chính, câu hỏi gợi mở phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lửng. +/ Đối với học sinh trung bình cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chỗ chưa đúng, chưa đẹp: VD: Bài vẽ cân đối với khung hình chưa, có bị lệch so với trang giấy không. +/ Đối với học sinh có năng khiếu có thể gợi mở để các em tự tìm ra sẽ khắc sâu kiến thức hơn: VD: Bài vẽ các đặc điểm thì giống mẫu nhưng có chỗ chưa hợp lý em có thể tìm ra không, em có thể sửa lại được không Ví dụ: Ở bài vẽ theo mẫu “Vẽ quả” ở lớp 3 . Tôi đã chuẩn bị một số loại quả cây hình dáng, màu sắc khác nhau và nêu câu hỏi tạo tình huống để lôi cuốn dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dung bài như sau: - Đây là quả gì? - Hãy kể tên một số loại quả mà em biết? Khi học sinh đã gọi tên và nhận biết được được một số loại quả thì giáo viên chỉ vào trọng tâm của quả dùng làm vật mẫu để vẽ để hướng cho học sinh tập trung quan sát. - Quả gồm những phần nào? - Quả có dạng gì? - Quả có màu gì? v.v Năm học: 2015 - 2016 6