Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo viên trường Tiểu học Hải Thanh B

doc 12 trang sangkien 7280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo viên trường Tiểu học Hải Thanh B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_vien_truong_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo viên trường Tiểu học Hải Thanh B

  1. A.đặt vấn đề: I Mở đầu. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục đào tạo đã được Nhà nước quan tâm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân”, Nghị quyết TW2, khoá XIII đã xác định rõ nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những con người luôn thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đáp ứng được mục tiêu trồng người, mỗi nhà quản lý giáo dục phải xác định rõ mục tiêu của từng cấp học, nghành học, phải hiểu rõ đối tượng quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu của nghành học. Chất lượng giáo dục không chỉ có cơ sở vật chất, trang thiết bị, có sự đầu tư quan tâm của cấp trên mà điều quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên. Nghị quyết TW2 đã nói: “ Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Có thầy giỏi có trò giỏi đó là điều được khẳng định. Giáo dục trong nhà trường khác với các hình thức giáo dục khác ở chỗ nó được tiến hành có kế hoạch dưới sự chỉ đạo Ban giám hiệu. Giáo viên là người trực tiếp biến các chủ trương, các chương trình cải cách đối với giaó dục thành hiện thực, sản phẩm lao động của nhà giáo là nhân cách học sinh. Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “ Thầy giáo là nhân vật trọng tâm trong nhà trường , là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa”. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên rèn luyện và tu dưỡng về mọi mặt để xứng đáng là người thầy giáo mẫu mực vừa hồng vừa chuyên. Có đầy đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình, chất lượng trước mắt và sau này đều phải phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo dục này cho nên muốn chất lượng giáo dục được nâng lên thì chất lượng đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng quyết định. Là người quản lý hoạt động chuyên môn phải nhận thức đúng đắn đầy đủ 1
  2. vai trò, trách nhiệm của mình để nâng cao chất lượng trong nhà trường nói chung và chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng để đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay và yêu cầu về giáo dục của xã hội ngày càng cao nên không có việc gì khác là phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì thế tôi đã chọn vấn đề nâng cao chất lượng giáo viên trường tiểu học Hải Thanh B làm kế họach chỉ đạo. II Thực trạng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Hải Thanh B. 1. Thực trạng a.Tình hình chung của đơn vị trường. Trường tiểu học Hải Thanh B thuộc xã Hải Thanh nằm phía Đông huyện Tĩnh Gia, đường sá đi lại thuận tiện, nền kinh tế phát triển ở tất cả các ngành nghề như khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ thương mại Với số dân toàn xã hơn 17.000 dân trong đó số dân trên địa bàn đơn vị chiếm 47% hoàn toàn là người công giáo. Năm học vừa qua được sự quan tâm của Đảng uỷ - UBND xã và ban liên lạc cha mẹ học sinh đã tu sửa 3 phòng học ở khu Thượng Hải và làm nền 506m2 sân trường, làm cho khuôn viên nhà trường học đảm bảo sạch sẽ hơn. Nhưng đến thời điểm hiện nay năm học 2006 - 2007 nhà trường có 23 lớp so với số học sinh 693 em, tổng số phòng học 14 phòng, nên số phòng học chưa đảm bảo cho nhà trường tiến hành học 2 buổi/ ngày, mà chỉ ưu tiên lớp 1 được học 7 buổi/ tuần. Về đội ngũ giáo viên có tổng số cán bộ giáo viên: 31 đồng chí trong đó đại học 8 đồng chí, cao đẳng: 3 đồng chí, trung cấp 17 đồng chí, sơ cấp 1 đồng chí. Hiện tại có 8 đồng chí đang theo học tại chức và từ xa, 1 đồng chí học lớp trung cấp chính trị. 2
  3. b. Tình hình về chất lượng đội ngũ giáo viên. Như chúng ta biết trong hệ thống đào tạo giáo viên nhất là giáo viên tiểu học của Nhà nước ta còn phải điều chỉnh chương trình đào tạo cho nó phù hợp với từng thời kỳ phát triển của giáo dục chính vì thế mà cũng tạo ra nhiều bất cập trong chất lượng giáo viên tiểu học. Nhiều đồng chí có bằng chuẩn tiểu học 12 + 2 nhưng do đào tạo đã lâu cho nên chưa theo kịp sự phát triển như vũ bão của giáo dục và đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục, mà việc đào tạo lại chưa thực hiện được, giáo viên chỉ nắm được đổi mới một phần nào đó mà chưa hiểu rõ được bản chất cũng như những vấn đề cần đề cập trong giáo dục. Việc bồi dưỡng tại chỗ đối với giáo viên tiểu học là cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên nó mang một ý nghĩa đào tạo lại. Qua đó cung cấp cho giáo viên những kiến thức mới , tạo cho họ có tiềm lực tiếp cận những thay đổi trong nhận thức và giảng dạy. Giáo viên phải không ngừng trao dồi, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy cùng với việc mở mang kiến thức mới để tồn tại đắp ứng nhằm đòi hỏi to lớn của xã hội. Đối với việc chất lượng đội ngũ trong nhà trường. Để có chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng giáo dục thì đòi hỏi các đồng chí giáo viên phải biết đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề này đang được đưa lên hàng đầu trong công tác giảng dạy, nhưng giáo viên trong trường vẫn còn chưa đáp ứng cao, chưa tự nghiên cứu để đưa ra cách dạy hợp lý, cách truyền đạt dễ hiểu để có hiệu quả cao. Nhiều đồng chí còn sợ học sinh không hiểu, còn giải thích nhiều, sử dụng đồ chơi chưa khai thác triệt để, hoặc hiểu chưa sâu về việc sử dụng. Bên cạnh đó giáo viên hiện nay còn rất ngại đọc sách tham khảo, công tác tự nghiên cứu chưa được chú trọng trong mỗi giáo viên. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu phát triẻn giáo dục và sự đa dạng các loại hình đào tạo tham gia các lớp đại học tại chức nhiều phần nào cũng ảnh hưởng 3
  4. trước mắt đến chất lượng giáo dục nhà trường, giáo viên phải đứng lớp dạy thay nhiều . b. Kết quả chất lượng giáo viên trường tiểu học hải Thanh B Theo đánh giá của nhà trường năm học 2005 - 2006 vừa qua Xếp loại chuyên môn Giáo viên giỏi các cấp Năm Tổng Trung học số Giỏi Khá Yếu Huyện Tỉnh QG bình 2005 24 SL % SL % SL % SL % 2 0 0 2006 6 25 8 33.3 10 41.7 0 Dự giờ báo trước và không báo trước lần 1 ( Học kỳ I năm học 2006 - 2007) Tổng Hình thức kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu số giờ Sl % Sl % Sl % Sl % Thanh tra báo trước 15 3 20 8 53.3 4 26.6 0 Thanh tra đột xuất 8 1 12.5 4 50 3 37.5 Kết quả thanh tra của phòng học kỳ I năm học 2006 - 2007 Hình thức Tổng số Trung Giỏi Khá Yếu kiểm tra giờ bình Sl % Sl % Sl % Sl % Toàn diện 14 1 7.1 13 92.9 0 0 Qua bảng trên ta thấy chất lượng giáo viên có được nâng lên nhưng so với yêu cầu hiện tại cần phải bồi dưỡng liên tục, thường xuyên và tự bồi dưỡng của giáo viên là chính. Đặc biệt hiện nay với phong trào phát động: “ Nói không trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thì đòi hỏi nguồn giáo viên phải có chất lượng thực sự để trang bị cho học sinh đủ điều kiện và phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa 4
  5. B. Giải quyết vấn đề I Các giải pháp thực hiện Cán bộ giáo viên phải nắm được tiêu chuẩn của một giáo viên tiểu học trước hết phải là người công dân có đầy đủ tài đức đó là hai mặt tạo nên nhân cách của một con người phát triển toàn diện. Một đội ngũ giáo viên vững mạnh theo định hướng. Phải là đội ngũ đoàn kết thân ái, giúp đỡ hau trong công tác, trong sinh hoạt xây dựng được không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh. Nắm vững và thực hiện đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ. Một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ thị của cấp trên, nội quy của nhà trường. Một đội ngũ có ý thức vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ đồng đều, phấn đấu trở thành những giáo viên mẫu mực, giáo viên giỏi. Trước hết thực hiện nghiêm chỉnh có chất lượng nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh, giảng dạy đúng và đủ chương trình, nội dung, kế họach giaó dục, soạn bài chấm bài đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý chu đáo học sinh trong hoạt động học tập. Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy. Thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh góp phần xây dựng tập thể sư phạm thành một tập thể đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau. Từ nhiệm vụ của giáo viên tiểu học cũng như đặc điểm của bậc học có thể đưa ra một số yêu cầu cơ bản sau đối với giáo viên tiểu học: - Nhận thức được vị trí vai trò của mình trong hệ thống tổ chức nhà trường. - Có trình độ chuyên môn khá giỏi, có năng lực sư phạm. 5
  6. - Có khả năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh học sinh, nắm được lý luận sư phạm, biết vận dụng phương pháp giáo dục cá biệt vào tập thể. - Có khả năng văn nghệ thể dục thể thao. 2. Vai trò của người quản lý đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Người quản lý chịu trách nhiệm về quản lý và các hoạt động chuyên môn của nhà trường là người trực tiếp tổ chức, quản lý, chỉ đạo việc thực hiện công tác chuyên môn. Như vậy thì người chỉ đạo phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có nghiệp vụ quản lý, biết phát huy sức mạnh nội lực để xây dựng độ tin cậy bền vững của tập thể sư phạm trong nhà trường. Bởi vậy muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng đặc biệt do vậy người quản lý phải có nhiệm vụ xây dựng và phát huy tiềm năng của từng giáo viên tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu giáo dục, bồi dưỡng giáo viên cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Người quản lý phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên một cách cụ thể rõ ràng. Có sự phân công giảng dạy cũng như lựa chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng một cách hợp lý cho từng giáo viên. 3. Chỉ đạo công tác nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên một cách thường xuyên. Muốn trở thành một giáo viên có đủ năng lực chuyên môn, dạy tốt tất cả các môn học, đòi hỏi ngưòi thầy giáo phải thường xuyên mở rộng và nâng cao tri thức của mình, có nhu cầu và năng lực tự học, hiểu được cái mới trong từng môn học, chính vì vậy đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết rộng, biết tổng hợp kiến thức nâng cao trình độ giáo viên thông qua tổ chức hoạt động chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, tổ chức nề nếp dạy học trong nhà trường. Để tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho giáo viên, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi học thêm nâng cao trình độ chuyên môn, chỉ đạo tốt bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2003 - 2007 đây là nội dung thiết thực vừa nâng cao trình độ 6