Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp

doc 13 trang sangkien 01/09/2022 9500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cong_tac_quan_ly_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp

  1. A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. TÝNH CÊP THIÕT CñA §Ò TµI: Trong các trường học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) được đánh giá là hạt nhân trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách học sinh (HS). Vì vậy, ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn trong các giờ lên lớp, GVCN thường phải tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo việc rèn luyện đạo đức, hành vi và những biến đổi về tâm sinh lý của các em, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của học sinh với ban giám hiệu (BGH) nhà trường, với giáo viên bộ môn (GVBM) và gia đình các em. GVCN còn có vai trò cố vấn cho HS tổ chức các hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ và tư vấn hướng nghiệp cho HS (đối với học sinh THCS, THPT) trước khi các em chuyển cấp Như vậy đủ thấy được rằng GVCN có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục HS. Nhưng hiện nay, việc xây dựng đội ngũ GVCN lớp vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều giáo viên nhận nhiệm vụ với tinh thần miễn cưỡng nên trong công tác chỉ triển khai nhiệm vụ BGH giao theo cách máy móc, thiếu sự quan tâm, tìm hiểu về tâm, sinh lý lứa tuổi, không nắm bắt được những diễn biến thay đổi tâm lý để phát hiện và uốn nắn kịp thời những lệch lạc của học sinh. Hiện nay, khi ngành GD& ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường, thì sự vất vả của giáo viên chủ nhiệm lại tăng lên với những hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhưng GVCN lại chưa được học cách tổ chức các hoạt động này một cách bài bản. Mặc dù trong những năm gần đây, công tác xây dựng đội ngũ GVCN đã được ngành GD&ĐT quan tâm như tổ chức các lớp bồi dưỡng thường niên trong dịp hè, để GVCN cũng như cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN; bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ công tác, trong đó giáo viên được nghe, được chia sẻ những kinh nghiệm hay, những bài học tốt để áp dụng vào thực tế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, công tác GVCN đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến do công tác bồi 5
  2. dưỡng còn ít cả về thời gian, phương pháp và lý luận. Trong khi đó, quá trình đào tạo ban đầu ở các trường sư phạm chỉ chú trọng những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, chưa chuẩn bị cho sinh viên đầy đủ những đòi hỏi từ thực tiễn về năng lực làm công tác GVCN. Một số nhà trường chỉ đánh giá công tác của GVCN lớp thông qua chất lượng giảng dạy mà chưa quan tâm đến chất lượng quản lí lớp Vì những lý do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) về “Nâng cao chất lượng công tác quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp”. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Nghiªn cøu rót ra những giải pháp tốt nhất để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm lớp. - Phạm vi nghiên cứu: GVCN, GVBM và HS lớp 6 trường TH&THCS Song Giáp - Cao Lộc - Lạng Sơn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp chủ yếu: - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp thực nghiệm giáo dục. 2. Phương pháp hỗ trợ: - Phương pháp tổng kết. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6
  3. - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết. V. DỰ KIẾN CÁC KẾT QUẢ: Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của BGH, hội đồng Đội, và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự phối hợp của PHHS, tôi tin rằng đề tài SKKN này sẽ được thực hiện thành công. Và tôi dự đoán các kết quả đạt đươc như sau: HS biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. GVCN được HS và phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu. Kết quả cụ thể như sau: 1. Học lực, hạnh kiểm: Tổng số HS lớp 6: 13 em (1 khuyết tật). a) Học lực: - Giỏi: 01 = 8,3%. - Khá: 05 = 41,7%. - TB: 06 = 50%. b) Hạnh kiểm: - Tốt: 12/12 = 100%. - Khá: Không. c) Lên lớp thẳng: 12/12 = 100%. d) Duy trì sĩ số: 100%. 2. Các phong trào khác: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình. B - NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Khoa học giáo dục đã chứng minh, các em học sinh trong quá trình hình thành nhân cách luôn luôn chịu tác động bởi 3 yếu tố: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Mỗi yếu tố có chức năng riêng nhưng lại có quan hệ chặt chẽ , bổ sung hỗ trợ cho nhau. GVCN nằm trong yếu tố nhà trường. Ở gia đình, bố mẹ là người nuôi 7
  4. dưỡng con từ khi còn trong “Trứng” nên bố mẹ là người rất hiểu tính nết, sở thích, sức khỏe của con mình. Nhưng không phải bố mẹ nào cũng đủ thời gian, kinh nghiệm, tri thức, phương pháp dạy con. Chẳng thế mà mà có câu “Dao sắc không gọt được chuôi”. Ở trường, GVCN là người được giao nhiệm vụ, theo dõi quản lý học sinh của lớp mình. Do đó GVCN cũng là người thứ hai sau cha mẹ học sinh hiểu học sinh mình nhất. Mặc dù là năm đầu tiên được nhận trọng trách làm GVCN lớp mà đối tượng lại là HS đầu cấp (lớp 6), tuy chưa có được nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhưng tôi nhận thấy rằng: Người GVCN nào chăm lo tới lớp của mình và có năng lực tổ chức quản lý tốt lớp thì lớp đó bao giờ cũng ngoan hơn, nề nếp hơn, tập thể lớp đó sẽ đoàn kết, vững mạnh. Một khía cạnh khác là, người giáo viên cần phải có được uy tín trước HS, uy tín ở đây chính là lòng kính trọng tin yêu, là lòng khâm phục, ngưỡng mộ của trò đối với thầy. Điều dó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động, trang phục, tư thế tác phong, cách thức cư xử và sự hấp dẫn trong từng tiết học của người GVCN. Bên cạnh chữ “UY” thì phải nói tới chữ “TÂM” của GVCN. Chữ “TÂM” được hiểu ở đây là lòng thương yêu trẻ đích thực, là lòng tâm huyết với công việc của mình. Người GVCN cần phải quản lý lớp, giáo dục HS bằng tình yêu thương. Kinh nghiệm của bản thân tôi: HS yêu quí thầy cô nào thì sẽ thích học và sẽ nghe theo lời thầy cô ấy. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn 8
  5. thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Là một GVCN lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, có đủ bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Đồng thời, tôi rất mong muốn mình là người giáo viên được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình. Với đề tài SKKN này, tôi rất mong sẽ góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN của ngành GD nói chung, của trường TH&THCS Song Giáp nói riêng. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: Được sự lãnh đạo và chỉ đạo thường xuyên của Ban lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Cao Lộc. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, BGH và Công đoàn nhà trường, sự phối hợp của hội phụ huynh học sinh cùng tập thể giáo viên trong nhà trường. Đa số các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, biết lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết, hòa nhã với bạn bè. Cơ sở vật chất của nhà trường tuy còn thiếu thốn nhưng có được bầu không khí trong lành, không gian thoáng mát, sân trường sạch sẽ với nhiều cây và hoa tạo cho con người tâm trạng thoải mái, dễ chịu do đó việc dạy và học cũng đạt được hiệu quả tốt hơn. 2. Khó khăn: Về phía học sinh: Một số HS chưa xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập. Phần lớn học sinh đang ở lứa tuổi thay đổi về tâm, sinh lý, rất hiếu động, các em dễ bị nhiễm những thói quen xấu của các bạn khác. 9
  6. Một số HS chưa chăm chỉ học tập, còn quay cóp, chưa có ý thức tự giác trong học tập và các phong trào chung của lớp Về phía gia đình: Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của con em mình, họ phó thác hết trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Đa số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vì phải lo kiếm sống mưu sinh nên chưa dành nhiều thời gian đến việc học tập của con cái. Về phía xã hội: Hiện nay, xã hội đang xuất hiện và nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như: ma tuý, cờ bạc, rượu chè. Những tệ nạn đó ảnh hưởng lớn đến nền tảng đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc. Trong khi đó HS của chúng ta là đối tượng rất dễ bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những trò mới lạ đặc biệt là những học sinh cá biệt. Đây là nỗi lo không những của các bậc làm cha, làm mẹ, các thầy, cô giáo mà và cũng là nỗi nhức nhối chung của toàn xã hội. Về phía nhà trường: Chưa có GVCN nào được đào tạo bài bản qua trường lớp để trở thành một người GVCN thực thụ. Hầu hết nhứng đồng chí được phân công làm GVCN lớp còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và quản lý lớp, nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế. Một số ít giáo viên chưa thực sự nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giáo dục HS. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: GVCN phải là một công dân gương mẫu có lối sống lành mạnh, biết sống vì mọi người, không chỉ cần có cái “Tài” mà còn phải có một cái “Tâm” rất lớn. Chỉ có như thế mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu mà xã hội đã tín nhiệm giao phó. Các biện pháp cụ thể: 10
  7. 1. Nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm: Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những điều ấy một cách tường tận? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các mặt như thành phần gia đình: Con thương binh, liệt sĩ; Con dân tộc; Con mồ côi cha mẹ; HS có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế; Học lực và hạnh kiểm năm học trước Bước 1: Điều tra lí lịch HS qua hồ sơ tiếp nhận đầu vào của nhà trường. Bước 2: Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được tôi đã cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều cách khác nhau như từ các đồng nghiệp, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số HS, Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi tìm hiểu thêm về các em qua GVCN lớp của năm trước, đồng thời liên hệ với các GVBM để có thêm những thông tin chính xác về các em. Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình HS qua điện thoại, sổ liên lạc. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa GVCN với PHHS. Bằng các hình thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục kịp thời, hợp lý. 2. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực: Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự 11