Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý Lớp 9 ở trường THCS Bến Củi

doc 15 trang sangkien 31/08/2022 7821
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý Lớp 9 ở trường THCS Bến Củi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_bo_mon_vat_ly_lop.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý Lớp 9 ở trường THCS Bến Củi

  1. A. MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc trong rất nhiều lĩnh vực. Sự phát triển mạnh mẽ trên vừa tạo ra những tiền đề, những khả năng để nhân loại vững tin bước vào tương lai, nhưng đồng thời nhân loại cũng đã và đang gặp phải những thách thức mới trong các vấn đề kinh tế, xã hội Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mở cửa để hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi công tác giáo dục nước ta phải có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, vừa có khả năng sáng tạo, có tình cảm và thái độ của con người mới xã hội chủ nghĩa. Thời đại cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đang làm thay đổi nhanh chóng và sâu sắc đến đời sống kinh tế và tinh thần của xã hội. Khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, giáo dục và đào tạo trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Vật Lý là môn khoa học thực nghiệm. Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ cái có thực nên mọi tư duy đều xây dựng trên thực tế và khái quát ở mức độ cao hơn. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để mọi tiết học, mỗi kiến thức Vật Lý mới đều được các em tiếp nhận một cách tự nhiên, hứng thú và sáng tạo? Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại và qua gần bốn năm áp dụng phương pháp mới trong dạy học Vật lý 9, tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình để viết giải pháp “Nâng cao chất lượng bộ môn Vật Lý lớp 9 ở trường THCS Bến Củi”. II/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trang 1
  2. Trong quá trình thực hiện giải pháp này, tôi tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Giải pháp được nghiên cứu đối với học sinh lớp 9A, 9B trường THCS Bến Củi. III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Giải pháp nghiên cứu chủ yếu ở chương “Điện Học” đối với học sinh lớp 9A, 9B trường THCS Bến Củi. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, tài liệu chuyên môn qua đó chắt lọc các nội dung phù hợp với thực tế ở trường mình để vận dụng vào tiết dạy. Vận dụng: Soạn giảng và dạy theo phương pháp mới. Rút kinh nghiệm từng tiết dạy, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu . Phương pháp điều tra: Tìm hiểu chất lượng bộ môn ở năm học trước, khảo sát chất lượng đầu năm, thông qua giảng dạy thực tế theo dõi, kiểm tra sự tiến bộ của học sinh. So sánh, đối chiếu kết quả học tập của học sinh qua từng thời điểm. Trang 2
  3. B. NỘI DUNG I/ CƠ SỚ LÍ LUẬN: Thực hiện Nghị Quyết 40 / QH10 của Quốc Hội, Chỉ thị số 14 / 2001 / CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm vươn tới, đuổi kịp và hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới. Theo Nghị Quyết Hội Nghị lần thứ II của BCHTW khoá 8 về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) qui định: “ phương pháp Giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Dựa vào chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Dựa vào lí luận kiểu dạy học “Hướng tập trung vào học sinh trên cơ sở hoạt động của học sinh”. Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu bức thiết về đổi mới phương pháp dạy học. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Vật lý là một môn học còn rất mới đối với học sinh cấp 2. Những kiến thức Vật lý có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống, kĩ thuật, gần gũi với kinh nghiệm hiểu biết của học sinh. Tuy nhiên, do học sinh chưa quen với lối tự làm việc, tự học, nên các em thường tìm hiểu nội dung bài học một cách qua loa, sơ sài, chưa có phương pháp học một cách khoa học, tích cực. Nội dung chương trình Vật lý 9 tương đối nặng. Ở lớp 6 và 7 mức độ kiến thức chỉ là khảo sát định tính các sự vật hiện tượng, chương trình vật lý 9 đòi Trang 3
  4. hỏi khả năng tư duy của học sinh cao hơn, tạo điều kiện phát triển các năng lực lên một mức cao hơn và đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Căn cứù vào mục tiêu, nhiệm vụ dạy học bộ môn, căn cứ vào nội dung chương trình Vật lý 9 và chất lượng thực tế của học sinh ở trường THCS Bến Củi, tôi thấy việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn là yêu cầu cần thiết. III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng bộ môn: Năm học 2008 – 2009 tôi được phân công giảng day môn Vật lý lớp 9A, 9B. Qua việc tìm hiểu giáo viên bộ môn đã dạy lớp 8, giáo viên chủ nhiệm và kết quả kháo sát chất lượng đầu năm, tôi nhận thấy: Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém 9A 26 1 2 13 8 2 9B 26 2 3 14 6 1 Bến Củi là địa phương vùng sâu, đa số học sinh là con nông dân và công nhân cạo mủ. Ngoài giờ học, các em còn phụ giúp cha mẹ nên quỹ thời gian học tập ít. Đa số học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn, không chuẩn bị trước bài mới, ít tìm tòi, suy luận và thường thì thầy cô viết bảng bao nhiêu về nhà học bấy nhiêu. Nhiều học sinh nhút nhát, thụ động. Các thao tác thực hành, thí nghiệm chậm. Kĩ năng làm bài tập rất hạn chế, tính toán chậm do phần bài tập định lượng chỉ mới có từ chương trình Vật lý lớp 8 và tiết bài tập rất ít (6 tiết). 2. Vấn đề đặt ra: Từ thực tế nêu trên, tôi nghĩ bản thân mỗi giáo viên phải có một định hướng tư duy hoạt động của mình, nhất là trong việc thực hiện phương pháp dạy học đúng đắn và tiến bộ. Điều quan trọng là phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng bài giảng, từng đối tượng học sinh theo hướng tích cực nhất. Học sinh càng được làm việc nhiều trong giờ học để tự chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức, kĩ năng là càng đạt yêu cầu. Muốn vậy, giáo viên phải nắm bắt trình độ, tâm lí của học sinh, yêu cầu bài dạy và kĩ năng tổ chức lớp học để thiết kế, sắp đặt diễn biến giờ dạy hợp lí. Giáo viên phải xác định mục tiêu bài dạy thật chắc chắn mới có cơ hội gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm tòi, trao đổi, đặt ra nhiều tình huống khác nhau để lí giải phân tích trước khi đi đến kết luận. Tùy theo trình độ Trang 4
  5. học sinh , tùy theo tính chất của từng bài mà xác định phương pháp dạy học chứ không máy móc theo một mô hình nhất định nào. Dạy học sáng tạo, phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh là một vấn đề chiến lược của Giáo dục và là một đòi hỏi bức bách đối với nhà trường hiện nay. Đối với học sinh yếu, kém thì làm sao tổ chức cho các em làm việc tích cực hơn? Đây là thực tế chung của học sinh vùng nông thôn, giáo viên không thể thực hiện như đối với học sinh ở thị trấn, thị xã được. Giáo viên cần tổ chức để học sinh làm việc theo những điều mà thầy cô yêu cầu, nên giao việc vừa sức, gợi ý từng bước và có cách động viên, khuyến khích, tạo tình cảm thân thiện để tránh gây ra hiện tượng ngán học bộ môn. 3. Các giải pháp thực hiện: a/ Tăng cường tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh : Aùp dụng phương pháp dạy học tích cực và khai thác các khía cạnh của các phương pháp dạy học truyền thống nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, nâng cao được chất lượng dạy học.Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là làm thế nào để tăng cường được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập? Điều quan trọng trong dạy học là tùy thuộc vào nội dung và điều kiện dạy học, giáo viên cần áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học thích hợp để làm chuyển biến học sinh từ trạng thái thụ động trong học tập sang trạng thái chủ động tích cực trong học tập. Bằng nghệ thuật sư phạm của mình, giáo viên cần tạo ra các nhu cầu về tâm lí và xã hội đối với việc học cho học sinh, cần liên hệ các nội dung học tại lớp với những hoạt động hàng ngày để học sinh cảm thấy cần thiết và có hứng thú tham gia tích cực vào quá trình tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế. Vật lý là môn học có nhiều ứng dụng trong sản xuất, đời sống và là thành tựu của ngành công nghệ thông tin nên giáo viên có nhiều cơ hội để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm hiểu, khám phá ra những điều mới mẻ xung quanh, tạo ra nhu cầu và hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ:  Khi dạy các bài tìm hiểu về sự phụ thuộc của điện trở vào dây dẫn, thay vì giáo viên thông báo cho học sinh nghe về điện trở phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn rồi ghi chép thụ động, thì ta cho học sinh thử Trang 5