Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Khái quát về lí luận. Viết chữ đẹp là nguyện vọng và lòng mong mỏi của tất cả mọi người, mọi giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên bậc Tiểu học thì đây là mục tiêu hàng đầu bên cạnh việc dạy cho các em biết đọc, viết thông thường thì luyện viết chữ đẹp nói riêng cũng như vấn đề luyện chữ nói chung vẫn còn là một vấn đề khoa học mở. Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học - đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Như vậy, bậc Tiểu học là vấn đề nền tảng cho sự phát triển nhận thức của mỗi con người, mỗi học sinh. Những năm đầu của bậc Tiểu học các em được học và làm quen với những kí hiệu viết chữ thông qua phân môn Học vần nhất là phân môn Tập viết. Hai phân môn này giúp sẽ các em đọc thông viết thạo, đúng quy cách. Xuyên suốt quá trình học tập và phấn đấu lâu dài của con người. Hệ thống chữ viết được tái tạo qua khả năng nhận thức riêng, nó thể hiện qua khả năng truyền tải thông tin, qua cách sử dụng vốn từ, ngữ cảnh riêng biệt. Như vậy việc dạy viết chữ đúng, đẹp cho học sinh không phải cùng lúc đòi hỏi các em phải viết đúng, đẹp ngay mà cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn của giáo viên và tấm lòng kiên trì của học sinh. - Về mặt thực tiễn Trong chương trình cũ chúng ta mới chỉ đề cập đến vấn đề đọc đúng, viết đúng thì ở chương trình mới ngoài việc đọc đúng, viết đúng các em còn phải đọc diễn cảm, viết đúng và viết đẹp góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức, tính cách con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng
- lúc sinh thời đã nói: "Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận và lòng tự trọng của mình đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc của mình”. Chính vì thế mà tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp” 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.1. Phạm vi Học sinh lớp 2A khu Trung tâm trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu. 1.2. Đối tượng “ Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp”. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc rèn vở sạch, chữ đẹp của học sinh lớp 2 để có giải pháp phù hợp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm giúp cho học sinh có ý thức: Rèn chữ, giữ vở làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao. Góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt, đồng thời rèn cho học sinh tính kiên trì, cẩn thận trong học tập và trong công việc. 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu " Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" cho học sinh lớp 2, đã chọn ra được những giải pháp và cách thức dạy học phù hợp cho giáo viên và tìm ra được các phương pháp học tập có hiệu quả giúp cho học sinh học tập say mê, tự giác, có ý thức luyện chữ viết, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Vở sạch – chữ đẹp là vở được bao bìa dán nhãn cẩn thận, không long bìa, nhàu nát, vở không quăn góc, không giây mực ra vở, không bôi xóa nhiều. Trình bày bài đúng qui định, không bỏ phí giấy. Chữ viết đẹp là chữ viết đúng mẫu, độ cao khoảng cách các con chữ đều, đẹp. Đặt đúng vị trí của dấu thanh, trình bày bài viết phù hợp trên trang giấy và đúng qui định. 1.2. Các văn bản chỉ đạo: Căn cứ hướng dẫn số 903/SGD ĐT – GDTH ngày 28/9/2010 của phòngTi ểu học Sở GD và ĐT tỉnh Lai Châu về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại Vở sạch – chữ đẹp cấp tiểu học. Đánh giá chữ viết theo quyết định số 31/2002/QĐ – BGD và ĐT ngày 14/6/2002 của BGD và ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học. Căn cứ công văn số 514 của PGD ĐT về việc hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 – 2014. Chương 2 2. Thực trạng 2.1. Địa bàn thực hiện sáng kiến Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta có ba điểm trường Trung tâm, Mít Dạo, Cang A. Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta cách trung tâm huyện Tân Uyên 25 km, nằm gần quốc lộ 32. Học sinh của lớp có 76,5% là học sinh dân tộc thiểu số. Giao tiếp của các em chủ yếu là tiếng dân tộc. Vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo. Gia đình đông con. Điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, họ chưa quan tâm tới công tác giáo dục. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của lớp nói riêng và của nhà trường nói chung. 2.2. Thực trạng của vấn đề được nghiên cứu Thuận lợi - Trường nằm gần quốc lộ 32, cơ sở vật chất mới được xây dựng tương đối khang
- trang, phòng học kiên cố, có điện lưới quốc gia đảm bảo đủ ánh sáng, bàn ghế đúng qui cách và trang thiết bị dạy học. - Không có sự phân biệt đối sử dân tộc, các em có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau về mi mặt, có ý thức kỉ luật tốt. - Có khoảng 50% học sinh là nhà ở gần trường nên rất thuận tiện cho các em đi học. - Nhà trường đã quan tâm chăm lo chỉ đạo về phong trào thi đua “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” và có nhiều hình thức tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp. Đã có mô hình, điển hình về rèn chữ viết của giáo viên trong nhà trường để cùng nhau học tập. - Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo đủ điều kiện cho các em học tập như: bàn ghế đúng qui cách, phòng học đủ ánh sáng Khó khăn Về phía học sinh - Các em không được rèn luyện nhiều về cách trình bày vì nhiều môn học đã có Vở bài tập in sẵn các bài tập. Học sinh ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết chữ mà chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng. - Ở cấp Tiểu học, ngay từ những lớp đầu cấp như lớp 1 thì kỹ năng viết chữ đúng mẫu là rất quan trọng nhưng học sinh lại không nắm được cấu tạo các con chữ và kỹ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ tập viết đầu tiên của cấp học. - Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa quan tâm đến sách, vở cũng như các loại bút viết đúng tiêu chuẩn cho học sinh. Một số phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào này. Họ chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của chữ viết. Chữ viết đẹp sẽ giúp cho các em say mê học tập hơn. Các em sẽ có ý thức tốt hơn trong học tập cũng như các công tác khác. Về phía giáo viên - Chữ viết của giáo viên chưa đẹp và chưa chú trọng rèn luyện chữ viết dẫn đến không có sự mẫu mực trong chữ viết ở bảng lớp cũng như khi nhận xét bài cho học sinh. Thậm chí bài viết trình bày trên bảng lớp chưa khoa học, chữ viết chưa đúng mẫu.
- Về phía nhà trường - Qua thực tế thấy rằng chất lượng Vở sạch chữ đẹp chưa cao, phong trào chưa mạnh, chưa thu hút được giáo viên và học sinh say mê trong luyện chữ đẹp. 76,5 % học sinh là dân tộc thiểu số, nên các em sử dụng tiếng Việt còn rất hạn chế. Nhiều em đọc yếu, viết sai chính tả, chữ viết xấu. - Ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành kiểm tra sách vở, chữ viết của học sinh. Quan sát thêm trong các giờ học, đặc biệt là giờ chính tả và giờ tập viết, đến cuối tháng 9 tôi nhận thấy rằng còn có rất nhiều em viết chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả, thiếu dấu, thiếu nét, trình bày cẩu thả. Kết quả chất lượng " Vở sạch, chữ đẹp" của cuối tháng 9 như sau: Tổng số học sinh Vở sạch Chữ đẹp Vở sạch - Chữ đẹp 17 10/17 = 58,8 % 7/17= 41,1 % 7/17 = 41,1 % 2.3. Nguyên nhân * Giáo viên: - Giáo viên chưa quan tâm nhiều và thường xuyên đến việc rèn vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh. - Phương pháp giảng dạy, cách hướng dẫn của giáo viên chưa thực sự có hiệu quả giúp các em viết nhanh, viết đẹp. - Giáo viên còn mơ hồ chưa nắm được độ cao, bề rộng, khoảng cách của từng con chữ - Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp. - Chưa linh hoạt trong việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường. * Học sinh: Khách quan: - Phần lớn các em học sinh trong lớp là gia đình hộ nghèo, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, nhà đông con có một số gia đình bố mắc tệ nạn xã hội nên chưa quan tâm đến việc học tập của các em. - Do ảnh hưởng của phương ngữ, các em phát âm tiếng phổ thông không chuẩn
- nên khi nói, đọc, viết còn sai nhiều. - Tiếng mẹ đẻ của các em là ngôn ngữ thứ nhất, tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai. Ngoài thời gian ở trường, các em thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Chủ quan: - Do học sinh không cẩn thận, đại khái, viết chậm, viết bài không kịp theo qui định. - Do học sinh chưa nắm vững các nét cơ bản và cấu tạo các nét. - Chưa nắm được điểm đặt bút, điểm dừng bút, cách rê bút, lia bút, - Chưa nắm vững quy trình viết chữ cái, quy trình nối các nét trong các chữ, nối các con chữ trong chữ ghi tiếng, chữ viết chưa đúng độ cao, bề rộng, các nét chữ rời rạc, không đều. - Do học sinh chưa được hướng dẫn, uốn nắn một cách tỉ mỉ, kịp thời thường xuyên từ việc cầm bút, tư thế ngồi viết chưa đúng - Chính vì những nguyên nhân nêu trên mà ngay từ đầu năm học tôi đã xác định rõ phải học rèn cho học sinh giữ vở sạch – viết chữ đẹp. Chương 3 3.1. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. - Bậc Tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị cho những phương pháp kĩ năng ban đầu và hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn. - Công tác rèn luyện chữ viết cho học sinh là một phương pháp bồi dưỡng để phát huy các thói quen, đức tính tốt cho các em ở lứa tuổi tiểu học. - Viết chữ đẹp là nguyện vọng của giáo viên, của Nhà trường và của toàn xã hội. - Hiện nay trên toàn quốc rất quan tâm đến việc rèn chữ - giữ vở để vừa dạy chữ viết vừa rèn nét người cho học sinh Tiểu học. 3.1.1. Đề cao sự mẫu mực về viết chữ của giáo viên Mục tiêu - Giáo viên viết đúng mẫu chữ truyền thống theo qui định của Bộ Giáo dục. - Chữ viết đều, đẹp, trình bày khoa học.