Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ văn 11

doc 31 trang sangkien 6640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_de_day_va_hoc_tot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ văn 11

  1. Một vài kinh nghiệm dể dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11 MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY VÀ HỌC TỐT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI – NGỮ VĂN 11 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Bộ phận văn học nước ngoài ở trường Trung học phổ thông (THPT) thật sự là mảng khó dạy đối với giáo viên, tuy mới nhìn qua tưởng chừng như ngược lại, vì mảng văn học ít nhiều xa lạ này dễ gây hứng thú cho học sinh; Hơn nữa những tác phẩm tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa toàn là những đỉnh cao nổi tiếng cổ, kim, đông tây đã được thời gian sàng lọc. Đó thực sự là những áng thơ văn long lanh như châu ngọc cả về hình thức lẫn nội dung. Ở trường Đại học, công việc giảng dạy được chuyên môn hóa triệt để. Mỗi thầy cô chỉ phụ trách một nền văn học, thậm chí chỉ một giai đoạn văn học, một tác giả cụ thể nên có điều kiện đi sâu, nắm bắt văn học không tách rời với chất liệu ngôn ngữ và bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa của mỗi nước hoặc từng khu vực có tính đặc thù trên thế giới. Boalô có viết trong Nghệ thuật thơ ca: “Điều gì nhận thức rõ thì diễn đạt rõ ràng”. Ở Trường THPT, người giáo viên môn Ngữ Văn phải đảm đương cả Văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài từ Châu Á qua Châu Âu, Châu Mỹ, từ những anh hùng ca ra đời nhiều thế kỷ trước Công nguyên đến những tác phẩm hiện đại. Với kiến thức “tràng giang đại hải” như thế, làm sao có thể làm chủ mảng văn học nước ngoài? Đã thế, chương trình ở THPT những năm gần đây có nhiều đổi mới. Giáo viên đứng trước những khó khăn mới đối với các tác phẩm văn học nước ngoài. Giáo viên lại đứng trước một thử thách nữa là tình hình nghiên cứu giảng dạy văn học ở nước ta và trên thế giới trong những năm vừa qua có nhiều đổi mới. Hướng tiếp cận thi pháp có nhiều thay đổi. Tất nhiên, vấn đề này không chỉ đặt ra đối với riêng phần văn học nước ngoài. Chương trình Ngữ Văn 11đã thừa kế chương trình cũ, giữ lại những tác giả tiêu biểu: Sếch-pia (Anh), V. Huy-gô (Pháp), Pu-skin, (Nga), Ta-go (Ấn Độ); thêm vào đó là Sê-Khốp (Nga) và nhà lí luận chính trị, triết học kiệt xuất Ăng-ghen. Như vậy là vị trí của phần văn học nước ngoài được nâng cao và có chọn lọc, mặc dù tỉ lệ số bài dạy không nhiều. Số tiết văn học nước ngoài chiếm khoảng 7.8% (10 tiết)(chương trình văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11). Trước tình hình ấy, để khắc phục các khó khăn đã nêu, nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học phần văn học nước ngoài – Ngữ văn 11 được tốt, trong sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm để dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11, tôi sẽ trình bày hướng tiếp cận theo thể loại; tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm; hướng triển khai từng bài văn học nước ngoài trên lớp, sao cho giáo viên chủ động trong giờ dạy và học sinh dễ dàng lĩnh hội tác phẩm. Qua đề tài này, tôi mong muốn những vấn đề được tiếp cận sẽ góp những kinh nghiệm nhỏ với đồng nghiệp trong việc giảng dạy phần văn học nước ngoài để giúp học sinh cảm thụ tốt hơn, đồng thời đảm bảo được trọng tâm nội dung bài học với lượng thời gian hạn định. Qua đó, người giáo viên có thể tự tin thiết kế bài giảng và học sinh có thể tiếp thu tốt những tiết học này. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. SKKN: Đào Vân Anh1
  2. Một vài kinh nghiệm dể dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: a. Về phía giáo viên : Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã tổ chức cho toàn thể giáo viên THPT trong tỉnh học tập về phương pháp giảng dạy mới; tổ chức những báo cáo chuyên đề về văn học nước ngoài, cập nhật những nội dung chương trình mới, những hướng tiếp cận bài mới để giáo viên trong tỉnh có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học tập và trau dồi kiến thức để cùng nhau tiến bộ, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà. Bên cạnh đó, giáo viên trong tổ Văn của trường, nhiều người có tuổi đời cũng như tuổi nghề, nên có tinh thần trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, biết đoàn kết giúp đỡ nhau để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. b. Về phía học sinh: Đa số học sinh có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, thích tiếp cận cái hay, cái lạ của văn học nhân loại. 2. Khó khăn a. Về phía giáo viên: Việc thay đổi sách giáo khoa về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy có nhiều đổi mới, nên ít nhiều gây sự lúng túng cho giáo viên. Trước đây, giáo viên giảng dạy theo lối truyền thống, sử dụng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu. Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức, “học sinh là trung tâm”, “học sinh tích cực”. Chương trình cũng như nội dung bài học có sự thay đổi về thời lượng tiết dạy, cách ghi bảng, hướng tiếp cận bài dạy, Những yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, chọn lọc tri thức trong tiết dạy để kích thích sự ham học, tạo tâm thế chủ động lĩnh hội kiến thức mới, giúp học sinh ngày càng tự tin và hoàn thiện bản thân mình hơn. Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo phần văn học nước ngoài dành cho giáo viên trên thị trường hiện nay quá nhiều, giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn sách tham khảo. b. Về phía học sinh: Học sinh ở trường tôi học lực trung bình chiếm tỉ lệ cao, khả năng tư duy, ý thức học tập của các em còn hạn chế mà phải thích ứng với phương pháp học tập mới – “học sinh tích cực, chủ động” nên đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Nhiều em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, chưa dám chủ động trình bày cách cảm thụ, cảm nhận của riêng mình. Bên cạnh đó, trong tiết văn học nước ngoài, chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ trên văn bản dịch nên ít nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc ở tâm thế tiếp nhận, đến việc lĩnh hội kiến thức mới của bài học. 3. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu: Trước khi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát các tiết dạy và học phần văn học nước ngoài trong chương trình ở khối lớp 11 trong năm học 2007-2008; 2008-2009. 3a. Hình thức và nội dung khảo sát: SKKN: Đào Vân Anh2
  3. Một vài kinh nghiệm dể dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11 ➢ Tập trung vào mảng kiến thức thuộc phần văn học nước ngoài đã dạy thực tế trong chương trình ở khối lớp 11 trong năm học 2007-2008; 2008-2009. ➢ Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, sự hiểu biết của học sinh về tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. ➢ Tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra viết, đánh giá tổng quát khả năng cảm thụ, phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung các tác phẩm văn học nước ngoài. 3b. Kết quả khảo sát: Sỉ Giái Kh¸ TB YÕu Khèi Líp số SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 11A4 47 0 0 10 21.3% 22 46.8% 15 31.9% 11 11A6 48 0 0 12 25% 20 41.7% 16 33.3% 11A10 47 0 0 22 46.8% 20 42.6% 5 10.7% Qua thực tế và kết quả khảo sát, tôi nhận thấy rằng: ➢ Sự hiểu biết của học sinh về các tác giả cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài được học trong chương trình còn nhiều hạn chế. ➢ Khả năng tiếp thu và cảm nhận những tác phẩm văn học nước ngoài chưa cao. ➢ Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung các tác phẩm văn chương còn hời hợt, chưa sâu sắc. Vì vậy số bài đạt điểm khá chưa cao. ➢ Kỹ năng phân tích các yếu tố ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật, chi tiết, hình ảnh, nhân vật, trong các tác phẩm văn học nước ngoài của học sinh còn thiếu sót. ➢ Qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, chúng tôi nhận thấy ở một vài giáo viên. Sự hiểu biết về phong tục, tập quán, sinh hoạt, quan niệm thẩm mĩ của dân tộc Anh, Nga, Pháp, Ấn, chưa thật sâu sắc; chưa có điều kiện đọc trọn vẹn các tác phẩm có đoạn trích được dạy. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận: Dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT hiện nay là dạy và học qua các bản dịch. Người dịch văn học thường đứng trước một nhu cầu khó giải quyết, đó là phải dịch làm sao cho vừa “tín” vừa “nhã”. Có thể nói đấy là một mâu thuẫn. Khó lòng có được một bản dịch hoàn hảo. Ngôn ngữ mỗi dân tộc lại có những sắc thái riêng biệt, tạo nên mối quan hệ muôn hình muôn vẻ giữa lớp vỏ từ ngữ và nội dung biểu đạt. Mối quan SKKN: Đào Vân Anh3
  4. Một vài kinh nghiệm dể dạy và học tốt phần văn học nước ngoài – Ngữ Văn 11 hệ ấy gắn liền với đặc trưng của văn chương, không dễ chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Bản dịch văn xuôi hoàn hảo đã khó, bản dịch thơ hoàn hảo càng khó hơn. Dạy Ngữ Văn là cung cấp kiến thức về ngôn từ, nội dung tác phẩm và tâm hồn tác giả được biểu hiện qua hệ thống ngôn từ kia, vì vậy dạy qua bản dịch quả là một trở ngại không dễ vượt qua. Tuy nhiên, kho tàng văn học nhân loại là vốn quý, do đó chúng ta cần phải giảng dạy cho học sinh, chủ yếu là qua các bản dịch. Vấn đề cần lưu ý là phải nắm chắc một số nguyên tắc khi giảng dạy văn học thông qua bản dịch. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2.1 Bản thống kê những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 11: (Ban cơ bản) Nhìn một cách tổng thể toàn bộ phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 11, ta có thể phân loại các tác phẩm văn học nước ngoài theo đặc trưng loại thể như sau: Tiết chương TT Tên bài Thể loại trình HK1 Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu- (2tiết) 1 Kịch 66-67 li-ét)- U.Sếch-Xpia. 2 Tôi yêu em – A.X.Pu-Skin. 98 Bài thơ số 28 (trong tập Người làm vườn) – Thơ 3 99 R.Ta-Go. Người trong bao – A.P.Sê-Khốp. Truyện 4 101-102 HK2 ngắn (8tiết) Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Tiểu 5 104-105 Những người khốn khổ) – V.Huy-Gô. thuyết Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng- Nghị 6 110-111 Ghen. luận Qua việc phân loại như vậy, ta sẽ có cái nhìn tổng quát văn học nước ngoài chương trình Ngữ Văn 11, từ đó đề ra những phương pháp, biện pháp dạy cụ thể cho từng loại thể một cách hợp lý cũng như việc vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy và học một cách phù hợp hơn. 2.2 Nội dung thực hiện: 2.2a. Hướng tiếp cận theo thể loại văn học: 2.2a.1 Về thể loại kịch. Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Kịch bản văn học thường được viết ra để diễn, nên tác phẩm kịch không thể chứa đựng một dung lượng hiện thực lớn như truyện, cũng không lắng đọng trong cảm xúc như thơ ca, mà kịch chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả. Xung đột kịch được thể hiện bằng hành động kịch. Hành động kịch được thể hiện bằng nhân vật kịch. SKKN: Đào Vân Anh4