Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua hoạt động nhóm

docx 20 trang sangkien 10701
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giao_duc_ki_nang_son.docx
  • docDONYEUCAUSK.doc
  • docTÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 thông qua hoạt động nhóm

  1. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Xác định mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 4 II. PHẦN NỘI DUNG 4 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 4 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 a. Thuận lợi 6 b. Khó khăn 6 2.3 Mô tả, phân tích các biện pháp 7 2.3.1 Biện pháp 1. Nghiên cứu chương trình và phương pháp phù hợp để dạy kĩ năng sống cho học sinh lớp 2, chọn những nhóm kĩ năng thích hợp thông qua hoạt động nhóm .7 2.3.2 Biện pháp 2. Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách có hiệu quả 9 2.3.3. Biện pháp 3. Nội dung và địa chỉ giáo dục các kĩ năng sống đã nghiên cứu vào các bài học cụ thể, điển hình của môn Tiếng Việt, Tự nhiên và xa hội, Đạo đức lớp 2 thông qua hoạt nhóm 12 2.3.4. Biện pháp 4. Giúp học sinh trải nghiệm, thực hành kĩ năng sống thông qua các bài học và một số hoạt động ngoài giờ lên lớp 14 2.4 Kết quả thực hiện: 23 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 3.1 Kết luận 24 3.2 Các đề xuất kiến nghị 24
  2. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Hiện nay, chúng ta đã và đang bắt tay vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống tức là không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà là giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Thế nhưng hạn chế của giáo dục hiện nay là vẫn thiên về dạy chữ. Các gia đình vẫn coi điểm số là thước đo của sự tiến bộ của con cái, tạo thành sức ép buộc học sinh chỉ nghĩ đến chuyện phải học để có điểm cao mà quên đi kĩ năng sống cơ bản mà các em cần phải có. Vì thế trên thực tế, có học sinh giỏi về văn hóa nhưng khi ra đời thường bị lúng túng hoặc chưa thành công trong cuộc sống đời thường, phải qua nhiều năm khổ luyện trong thực tiễn mới hoà nhập được vào xã hội. Đó cũng vì lúc học phổ thông các em chưa được trang bị các kĩ năng sống cần thiết; Chính nguyên nhân đó mà giáo dục phổ thông hiện nay đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống” (Delor, 1996). Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Để thực hiện nội dung đó ta cần xác định“Mục tiêu dạy học ở Tiểu học là hình thành nhân cách; hình thành và phát triển các kĩ năng; kiến thức ở Tiểu học chủ yếu là phương tiện để hình thành kĩ năng. Tiểu học là cấp học của các kĩ năng. Trong đó “kĩ năng sống” là tổng hợp các “kĩ năng cơ bản”, cần thiết nhất ở Tiểu học”; Vì vậy việc thông qua nội dung bài học và đổi mới phương pháp để dạy kĩ năng sống trong nhà trường là hết sức cần thiết. Đối với học sinh lớp 2, lồng ghép dạy kĩ năng sống cho các em thông qua hình thức hoạt động nhóm là hình thức giảng dạy hiệu quả nhất. Cách này người giáo viên đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quyết đoán, , tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kĩ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh;
  3. Với tầm quan trọng trên, tôi chọn đề tài: “Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua hoạt động nhóm” để giúp các em củng cố các kĩ năng đã học ở cấp học Tiểu học. 1.2 Xác định mục đích nghiên cứu Đề tài được tôi thực hiện nhằm mục đích: - Học sinh có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, thảo luận nhóm sôi nổi, biết xử lí tình huống tốt, thuyết trình tự tin, mạnh dạn không còn tình trạng rụt rè, nhút nhát, co ro, khúm núm thu hẹp một chỗ, ít nói. - Nói năng hoạt bát hơn trong giao tiếp. Xưng hô thân thiện bạn, tớ, mình, xưng tên Biết cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của bạn. Có kĩ năng chia sẻ giúp đỡ bạn, khi bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. - Đa số các em đọc lưu loát, diễn cảm trong phân môn Tập đọc; - Hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực; - Các em có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hằng ngày, vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành. 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Sách giáo khoa của học sinh lớp 2. 1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 2, trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích hệ thống: trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với từng lớp học. Tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Khả năng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động nhóm thể hiện qua phương pháp dạy học của mỗi giáo viên. Vấn đề là ở chỗ vận dụng và chuyển hoá các phương pháp kĩ thuật dạy học của mỗi giáo viên. Không có phương pháp, hình thức dạy học nào là độc tôn, mà điều cần thiết là tính sáng tạo của mỗi người giáo viên. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp hiệu quả, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm và xử lí thông tin, chia sẻ các em sẽ có được qua cách học tập theo nhóm. Hiện nay, tôi đã thực sự giúp học sinh tiếp cận giáo dục kĩ năng sống, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lí những tình
  4. huống xảy ra trong cuộc sống, nhất định các em sẽ được trang bị những kĩ năng cần thiết để các em bước vào đời một cách tự tin hơn. 1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Đây là mảng đề tài lần đầu tiên viết và vận dụng đề tài nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên đối tượng học sinh tại nơi tôi công tác (trường Tiểu học số 2 Hoài Tân) làm cơ sở cho phạm vi rộng hơn ở các đề tài tiếp theo. * Thời gian nghiên cứu: 8/2019 đến 1/2020 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Từ năm học 2008–2009, Bộ GDĐT ban hành chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ 3 trong 5 nội dung chính là “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh”; Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Như nhà giáo dục vĩ đại J.A.Comenxki (1592-1670) đã nói: “Dạy học là một nghệ thuật”; Trong chỉ thị 3399/CT-BGDĐT có nhấn mạnh “Tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, rèn luyện kĩ năng sống, ứng xử cho học sinh để chuẩn bị cho việc học tập, lao động ở giai đoạn tiếp theo”; Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học phù hợp với từng lớp học. Tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Khả năng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động nhóm thể hiện qua phương pháp dạy học của mỗi giáo viên. Vấn đề là ở chỗ vận dụng và chuyển hoá các phương pháp kĩ thuật dạy học của mỗi giáo viên. Không có phương pháp, hình thức dạy học nào là độc tôn, mà điều cần thiết là tính sáng tạo của mỗi người thầy. Do đó, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp kết hợp với biện pháp, thủ thuật, vào thực tế. Qua mỗi bài học, giáo viên phải biết được
  5. cần giáo dục cho học sinh kĩ năng sống gì. Từ đó, học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết ấy. Thực ra việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở nước ta nói chung và huyện nhà nói riêng còn đang ở giai đoạn khởi động, học sinh còn yếu về kĩ năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Việc đổi mới phương pháp dạy học tuy đã lấy học sinh làm trung tâm nhưng chưa đáp ứng được những vấn đề liên quan đến kĩ năng sống cho học sinh. Đa số giáo viên chỉ thiên về việc dạy chữ, dạy như thế nào để nhiều học sinh được điểm cao, không có học sinh ở lại lớp. Từ đó, phần lớn học sinh rụt rè, thiếu tự tin, vụng về trong giao tiếp, thiếu tính tự giác trong các hoạt động. Phải nhìn nhận khuyết điểm thực tế là đôi lúc cũng làm nhưng còn hình thức chứ chưa thật sự chú trọng đến kĩ năng cần thiết khi hoạt động nhóm; Kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp hiệu quả, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm và xử lí thông tin, chia sẻ các em sẽ có được qua cách học tập theo nhóm. Hiện nay, tôi đã thực sự giúp học sinh tiếp cận giáo dục kĩ năng sống, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lí những tình huống xảy ra trong cuộc sống, nhất định các em sẽ được trang bị những kĩ năng cần thiết để các em bước vào đời một cách tự tin hơn. 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu a. Thuận lợi - Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực" với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. - Trường TH số 2 Hoài Tân nơi tôi công tác đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 nên thuận lời cho việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. - Bên cạnh đó một tập thể học sinh khá ngoan, biết vâng lời cô giáo. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, theo sát và hổ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy